Việc đóng cửa các cảng biển, cùng tình trạng thiếu nguồn cung cấp và vật liệu, đang gây tác động rộng rãi trên toàn cầu. (Nguồn: Reuters) |
Theo ông John Rutledge, sự thiếu hụt chất bán dẫn đang ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ô tô, điện thoại thông minh và hầu như tất cả các thiết bị điện tử. Nhiều khả năng tình trạng thiếu hụt có thể sẽ không suy giảm.
Ông Rutledge dự báo, đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục tấn công chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra những tổn thương cho nền kinh tế thế giới.
"Bản chất của dịch bệnh Covid-19 là không chỉ dừng lại ở một làn sóng lây nhiễm. Đại dịch sẽ có nhiều làn sóng lây nhiễm", ông nói.
Theo ông, các biến thể của Covid-19 sẽ tiếp tục khiến các cảng biển đóng cửa. Tháng 8 vừa qua, cảng Ninh Ba - Châu San của Trung Quốc - cảng quy mô lớn thứ ba thế giới, đã buộc phải đóng cửa trước làn sóng lây nhiễm mới tại quốc gia này.
Tin liên quan |
Biến thể Delta hoành hành Đông Nam Á, chuỗi cung ứng toàn cầu nguy nan |
Chuyên gia Mỹ cũng cho rằng, việc đóng cửa các cảng biển, cùng với tình trạng thiếu nguồn cung cấp và vật liệu, đang gây tác động rộng rãi trên toàn cầu.
“Hầu hết quy trình sản xuất tại các quốc gia sẽ chậm hơn và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. Nếu các nước không thể có đủ nguyên liệu cần thiết, họ buộc phải giảm tốc độ sản xuất”, ông nhận định.
Bên cạnh đó, theo ông Rutledge, tình trạng thiếu hụt nhân công cũng là một lý do chính khiến những giãn đoạn trong chuỗi cung ứng kéo dài.
người đóng vai trò chính trong kế hoạch kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khẳng định: "Rõ ràng tình trạng thiếu nhân công sẽ không biến mất trong 3 tháng, 6 tháng hoặc thậm chí là 1 năm”.
Chuỗi cung ứng thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, giá nguyên liệu và năng lượng tăng cao, các nhà sản xuất đang phải lao vào cuộc chiến giành một chỗ trên các tàu vận chuyển hàng hoá, đẩy giá cước vận chuyển tăng lên mức kỷ lục.
Hiện nay, theo Chỉ số Container Thế giới của Drewry, chi phí vận chuyển một container từ châu Á đến châu Âu cao hơn khoảng 10 lần so với tháng 5/2020. Chi phí từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Los Angeles (Mỹ) đã tăng hơn 6 lần.
Trong một báo cáo, tập đoàn tài chính HSBC Holdings Plc. cho biết, chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở nên mỏng manh đến mức chỉ một tai nạn nhỏ cũng “có thể gây ra những ảnh hưởng phức tạp”.
| Mỹ muốn sắp xếp lại chuỗi cung ứng của châu Á? Theo tờ Straits Times, cách Mỹ muốn sắp xếp lại chuỗi cung ứng châu Á được thể hiện qua chuyến thăm của Phó Tổng thống ... |
| Cuộc chiến chống Covid-19: Giải pháp nào giúp doanh nghiệp bảo vệ vững chắc chuỗi cung ứng? Sau 76 năm giành độc lập, Việt Nam đang phải đối mặt “kẻ thù giấu mặt” Covid-19 gây tổn thất về người và thiệt hại ... |