Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Quang Hiếu
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu trên thực địa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'
Công nhân sơn súng cối tại Ukraine Armor, nhà sản xuất vũ khí tư nhân lớn nhất quốc gia Đông Âu. (Nguồn: Washington Post)

Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, Kiev gần như không sản xuất vũ khí, nhưng đến nay, ngành công nghiệp vũ khí của nước này đang phát triển như vũ bão.

Các nhà máy, cơ sở đang vận hành hết tốc lực để sản xuất đạn pháo, súng cối, phương tiện quân sự, tên lửa và các thiết bị quan trọng khác phục vụ xung đột.

Tin liên quan
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

"Chìa khóa" duy trì khả năng phòng thủ

Tại cuộc họp của chính phủ Ukraine hồi tháng 1, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, số lượng vũ khí sản xuất trong nước đã tăng gấp 3 lần trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng gấp 6 lần trong năm nay.

Mặc dù, lượng vũ khí nội địa của Ukraine không đủ để bù đắp sự thiếu hụt từ viện trợ vũ khí quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, nhưng trong bối cảnh gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD của Washington đang bị trì hoãn, thì ngành sản xuất vũ khí trong nước của Kiev trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tại một hội nghị hồi tháng 2, Bộ trưởng Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov cho biết, các loại vũ khí nội địa đã phát huy tác dụng trong xung đột. Cụ thể, máy bay không người lái (UAV) tầm xa đã tấn công các cơ sở dầu mỏ sâu bên trong nước Nga trong những tuần gần đây.

Trong khi đó, các “drone hải chiến” (sea drone - tàu tấn công không người lái dưới nước) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hạm đội Biển Đen của Nga và giúp mở lại các tuyến đường thủy phục vụ xuất khẩu ngũ cốc Ukraine.

Bên cạnh đó, Kiev cũng đang tự sản xuất đạn súng cối và đạn pháo 122mm, 152mm theo tiêu chuẩn Liên Xô. Các công ty quốc phòng Ukraine đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu lớn nhất của quân đội bằng cách chế tạo đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), loại đạn cần thiết cho các hệ thống pháo binh mà các nước phương Tây cung cấp.

Trả lời AP hồi tháng 12/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng khẳng định, sản xuất trong nước là "chìa khóa" để Ukraine có thể duy trì khả năng phòng thủ của nước này. Ông Zelensky nhấn mạnh “đây chính là lối thoát”, đồng thời cho rằng, nếu những nguyện vọng này được thực hiện, các kế hoạch của Nga “sẽ chấm dứt”.

Mặc dù Ukraine có năng lực sản xuất và một số nguyên liệu thô, đặc biệt là thép, nhưng những thứ quân đội nước này hiện cần là vũ khí thành phẩm ngay lập tức. Ông Maksym Polyvianyi, Phó Tổng giám đốc Ukraine Armor - nhà sản xuất vũ khí tư nhân lớn nhất Ukraine, nhận định rằng, nếu không có sự giúp đỡ của các đối tác phương Tây, ngành công nghiệp vũ khí Kiev sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của quân đội.

Sau khi Liên Xô tan rã, ngành công nghiệp vũ khí ở Ukraine cũng thực sự sụp đổ. Nhiều năm quản lý yếu kém và tham nhũng, cùng với thực tế là phần lớn ngành công nghiệp này tập trung vào khách hàng Nga, đồng nghĩa với việc Kiev phải tìm kiếm mọi thứ ở nước ngoài, từ đạn dược đến máy bay chiến đấu.

Giờ đây, sau hơn hai năm xung đột tiếp diễn, Ukraine cần mọi thứ từ đạn dược cho đến hệ thống tên lửa tầm xa, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Trong số đó, một số vũ khí không thể sớm tự sản xuất được.

Tháng trước, Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin thông báo nước này đã triển khai một tên lửa được sản xuất trong nước với tầm bắn hơn 400 dặm (hơn 643 km). Giới chức cho biết, các hệ thống phòng không và tên lửa có độ chính xác cao tương tự Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất cũng đang được phát triển.

Mặc dù vậy, các hệ thống công nghệ cao mà Kiev cần để sử dụng hiệu quả trong xung đột phải mất nhiều thời gian mới có thể sản xuất được trong nước. Ông Polyvianyi lưu ý: “Để xây dựng và làm chủ được một cơ sở sản xuất như vậy sẽ phải mất nhiều thập niên”.

Nhiều hạn chế cản bước ngành sản xuất vũ khí

Trong những tuần gần đây, quân đội Ukraine đã mất lợi thế ở phía Đông vì thiếu trầm trọng đạn pháo và binh sĩ. Tình hình thậm chí có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian tới khi lượng vũ khí dự trữ giảm dần. Theo tình báo Mỹ, Kiev có thể cạn kiệt tên lửa phòng không vào cuối tháng này.

Trong bối cảnh Nhà Trắng đang nỗ lực để khoản viện trợ 60 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua, Ukraine đã có những tia hy vọng mới. Hồi tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt gói viện trợ quân sự trị giá 5 tỷ USD và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng thông báo rằng họ sẽ gửi 300 triệu USD viện trợ thông qua “những khoản tiết kiệm chi phí ngoài dự kiến” trong các hợp đồng của Lầu Năm Góc dành cho Ukraine. Bên cạnh đó, sáng kiến của Cộng hòa Czech dự kiến bắt đầu gửi khoảng 800.000 đạn pháo cho Kiev trong những tuần tới.

Ngày 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu và người đồng cấp Đức Boris Pistorius đã đạt được thỏa thuận mở đường cho nhà máy sản xuất vũ khí Pháp-Đức đầu tiên trên đất Ukraine. Thỏa thuận này liên quan đến tập đoàn chuyên về vũ khí trên bộ KNDS, gồm công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW) của Đức và Nexter của Pháp. Hai "ông lớn" này đã đồng ý mở một công ty con ở Ukraine, ban đầu sẽ sản xuất phụ tùng và đạn dược, sau đó là hoàn thiện các hệ thống vũ khí.

Tuy nhiên, tất cả những khoản viện trợ trên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vũ khí hiện nay của quốc gia Đông Âu đang vướng xung đột. Các quan chức Ukraine cho biết họ không thể tiết lộ số liệu chính xác về sản lượng sản xuất của nước này vì lo ngại an ninh.

Nhiều hạn chế đang cản bước ngành công nghiệp Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí. Ông Oleksandr Zavitnevych, người đứng đầu Ủy ban an ninh, quốc phòng và tình báo của Quốc hội Ukraine, khẳng định “nguồn lực quốc phòng chính là tiền”, tuy nhiên, ngân sách quốc gia không đủ.

Khả năng tài trợ cho hoạt động sản xuất vũ khí trong nước của Ukraine bị hạn chế bởi nguồn vốn đầu tư mà nước này có thể phân bổ. Trong khi đó, hỗ trợ tài chính của phương Tây thường dành cho các chi tiêu phi quân sự. Các quan chức cho biết, trong năm nay, Kiev sẽ chi khoảng 5 tỷ USD cho hoạt động sản xuất vũ khí trong nước nhưng tất cả đều đồng ý rằng như vậy là chưa đủ.

Mặt khác, việc tăng thuế có nguy cơ rủi ro về mặt chính trị, nếu không muốn nói là không khả thi về mặt kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang “hấp hối” khi phần lớn người lao động đang sống ở nước ngoài, tham gia chiến sự hoặc thất nghiệp.

Các quan chức Ukraine ủng hộ việc sử dụng một phần tiền trong khoản 300 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga bị phương Tây phong tỏa. Nhưng ngay cả khi giải quyết được vấn đề nguồn tiền, Kiev vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu chất nổ.

Sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và nhu cầu quốc tế tăng mạnh đã làm cạn kiệt nguồn cung cấp thuốc súng và nhiên liệu đẩy tên lửa. Theo ông Polyvianyi, điều này khiến cho hoạt động sản xuất của Ukraine gặp nhiều khó khăn.

Nước này cũng đang hợp tác với các công ty phương Tây như Rheinmetall của Đức, BAE Systems của Anh và Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào tháng trước, Rheinmetall đã đồng ý liên doanh sản xuất đạn 155mm và nhiên liệu đẩy tên lửa. Đồng thời, Kiev đang mong chờ có được các khoản vay giá rẻ và giấy phép để sản xuất và tu sửa vũ khí của Mỹ.

Nắm được việc Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí, Nga đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào các nhà máy sản xuất của đối phương. Nhiều tên lửa đã bị đánh chặn, nhưng một số tên lửa được cho là đã đánh trúng mục tiêu, mặc dù Kiev không công khai việc các nhà máy bị tấn công.

Ông Polyvianyi cho biết Ukraine Armor và các công ty khác đã chuyển một phần hoạt động sản xuất của họ ra nước ngoài. Như một biện pháp bảo vệ, các công ty chia nhỏ công đoạn sản xuất hoặc sao chép chúng và đặt ở các địa điểm khác nhau. Một số quá trình quan trọng diễn ra dưới lòng đất. Tuy nhiên, tất cả điều này đều làm giảm sản lượng sản xuất vũ khí.

Rõ ràng, tăng cường sản xuất vũ khí nội địa là điều tất yếu mà Ukraine phải làm để duy trì khả năng phòng thủ, tuy nhiên, việc tháo gỡ những hạn chế cản bước ngành sản xuất vũ khí vẫn là bài toán khó đang đặt ra với nước này.

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo ...

Xung đột ở Ukraine góp công giúp châu Âu thoát 'bẫy' khí đốt Nga, rủi ro vẫn còn

Xung đột ở Ukraine góp công giúp châu Âu thoát 'bẫy' khí đốt Nga, rủi ro vẫn còn

Hai năm sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu dường như đã thành công trong việc tự ...

Thỏa thuận khí đốt Nga qua Ukraine: EU quyết tâm 'dứt áo ra đi', Kiev sẵn sàng gia hạn với một điều kiện

Thỏa thuận khí đốt Nga qua Ukraine: EU quyết tâm 'dứt áo ra đi', Kiev sẵn sàng gia hạn với một điều kiện

Ngày 4/3, phát biểu họp báo sau cuộc họp của Hội đồng châu Âu cấp bộ trưởng năng lượng tại Brussels (Bỉ), Ủy viên phụ ...

Báo Anh: Kinh tế Nga 'đúng hướng', phục hồi về mức trước khi xung đột với Ukraine bắt đầu

Báo Anh: Kinh tế Nga 'đúng hướng', phục hồi về mức trước khi xung đột với Ukraine bắt đầu

Tờ The Economist nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đang khiến các nước phương Tây bất ngờ trong bối cảnh nước ...

Kiếm 'món hời' từ xung đột Ukraine, tập đoàn chế tạo vũ khí Đức 'chơi lớn'

Kiếm 'món hời' từ xung đột Ukraine, tập đoàn chế tạo vũ khí Đức 'chơi lớn'

Một tập đoàn chế tạo vũ khí của Đức đang lên kế hoạch xây dựng ít nhất 4 nhà máy sản xuất ở Ukraine với ...

(theo Washington Post, Le Monde)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động