Nhỏ Bình thường Lớn

Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ nhắc đến thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, tiết lộ đã thảo luận với Tổng thống Nga

Ngày 12/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen sẽ được nối lại và thỏa thuận cuối cùng về vấn đề này sẽ được ký kết tại thành phố Istanbul.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng nối lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng nối lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. (Nguồn: Safety4sea)

Ông Erdogan cho biết: "Chúng tôi đã thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với (Tổng thống Nga Vladimir) Putin. Chúng tôi sẽ tuân thủ tiến trình.

Nếu chúng ta có thể tập hợp cả hai bên về vấn đề này, tôi hy vọng các bước sẽ được thực hiện hướng tới (khởi động lại) sáng kiến Biển Đen. Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn tất quá trình này ở Istanbul. Đây là những kỳ vọng của chúng tôi".

Tin liên quan
Không phải lạm phát, đây mới là mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ Không phải lạm phát, đây mới là mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ

Trước đó, trao đổi với các phóng viên khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được tổ chức từ ngày 3-4/7 ở Astana (Kazakhstan), ông Erdogan cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm hỗ trợ nối lại thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen.

Tuy nhiên, lần này, ông muốn hành lang ngũ cốc chạy qua lãnh thổ của mình và đưa nguồn cung cấp nông sản đến các nước châu Phi không được đảm bảo an ninh lương thực, chứ không phải phương Tây.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được ký kết tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 22/7/2022 và đã hết hạn vào ngày 17/7/2023.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần cáo buộc rằng phương Tây là đích đến đối với phần lớn ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine, trong khi mục tiêu chính của thỏa thuận này - cung cấp ngũ cốc cho các nước có nhu cầu, kể cả các nước châu Phi - chưa bao giờ được thực hiện.

Trung Quốc có đủ mạnh để soán ngôi Mỹ?

Trung Quốc có đủ mạnh để soán ngôi Mỹ?

Ý tưởng Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới được các nhà hoạch định chính sách và kinh ...

Azerbaijan nêu lý do muốn gia nhập BRICS

Azerbaijan nêu lý do muốn gia nhập BRICS

Ngày 11/7, phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Diễn đàn Nghị viện BRICS ở St. Petersburg (Nga), Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan Sahiba ...

Không phải lạm phát, đây mới là mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ

Không phải lạm phát, đây mới là mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ

Mối nguy hiểm lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt trong nhiều năm qua là lạm phát. Giờ đây, một vấn đề ...

Một nước châu Âu xây dựng lò phản ứng hạt nhân 'độc nhất' có khả năng dừng hoạt động trong tích tắc

Một nước châu Âu xây dựng lò phản ứng hạt nhân 'độc nhất' có khả năng dừng hoạt động trong tích tắc

Việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân MYRRHA đã chính thức khởi động tại thị trấn Mol, tỉnh Antwerp, Bỉ.

Kinh tế Philippines chuyển biến tích cực nhờ hiện tượng La Nina

Kinh tế Philippines chuyển biến tích cực nhờ hiện tượng La Nina

Hiện tượng thời tiết La Nina có thể giúp hạn chế giá lương thực và khuyến khích các ngân hàng trung ương trong khu vực ...

(theo TASS)