Thổ Nhĩ Kỹ và chiến lược ngoại giao 'không ngủ' trong tháng lễ Ramadan

Thùy Trang
Trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiến hành các hoạt động ngoại giao dồn dập khi liên tục gặp 21 nhà lãnh đạo thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thổ Nhĩ Kỹ tiến hành ngoại giao 'không ngủ' trong tháng lễ Ramadan
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gặp nhau tại thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 25/4. (Nguồn: EPA)

Các sáng kiến ​​ngoại giao của Tổng thống Erdogan bao gồm nỗ lực bình thường hóa với các cường quốc trong khu vực, hòa giải xung đột Nga-Ukraine và giảm căng thẳng leo thang giữa lực lượng an ninh Israel và người Palestine.

Trong tháng lễ Ramadan, Tổng thống Erdogan đã có 4 lần hội đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres tại tiệc chiêu đãi diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, 3 lần với Tổng thống Nga Vladimir Putin, 2 lần với Tổng thống Israel Isaac Herzog và Thủ tướng Áo Karl Nehammer, cùng 1 lần với các nhà lãnh đạo khác. Bên cạnh đó, ông Erdogan cũng điện đàm với các nhà lãnh đạo của 17 quốc gia.

Trong các cuộc hội đàm kể trên, các nhà lãnh đạo đã thảo luận xoay quanh nhiều vấn đề, đặc biệt đề cập tới quan hệ song phương, xung đột Nga-Ukraine cùng các vấn đề diễn ra trong khu vực.

Lịch trình dày đặc

Trước thềm tháng lễ Ramadan, Tổng thống Erdogan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Tổng thống Israel Isaac Herzog vào ngày 1/4.

Quan hệ song phương và an ninh khu vực là hai trong số những vấn đề được đặc biệt quan tâm thảo luận trong các cuộc gặp phía Thổ Nhĩ Kỳ với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Bước sang ngày 2/4, ông Erdogan đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Slovenia Borut Pahor, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Quan hệ song phương cùng vấn đề xoay quanh xung đột Nga-Ukraine cũng được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev vào hôm 7/4.

Vào ngày 10/4, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã có một buổi trò chuyện với Thủ tướng Áo Karl Nehammer, sau đó là Thủ tướng đắc cử Pakistan Shahbaz Sharif vào ngày 12/4 bên cạnh cuộc hội đàm một lần nữa với Thủ tướng Áo Karl Nehammer ngày 14/4.

Tổng thống Erdogan cũng tiếp đón Thủ tướng chính phủ khu vực tự trị người Kurd (KRG), Masrour Barzani, ở Istanbul vào ngày 15/4.

Nỗ lực hòa giải

Trước tình hình căng thẳng liên quan đến Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, Tổng thống Erdogan đã tiến hành hạ nhiệt căng thẳng với cả hai bên nhằm ngăn chặn tình hình mất an ninh leo thang ở Jerusalem.

Bằng sự nỗ lực, ông Erdogan đã tiến hành cuộc hội đàm với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cùng Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vào ngày 17/4, với Vua Abdullah II của Jordan vào ngày 18/4 bên cạnh cuộc gặp mặt với Tổng thống Israel Isaac Herzog ngày 19/4 kể từ sau cuộc điện đàm hôm 1/4 trước thềm tháng Ramadan vừa qua.

Ankara, quốc gia ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine, đã lên án việc Israel chiếm đóng Bờ Tây và chính sách của quốc gia này đối với người Palestine, giữa bối cảnh Israel kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ sự ủng hộ đối với nhóm kháng chiến Hamas của Palestine đang cai trị dải Gaza.

Xuyên suốt các tiến trình trong những năm trở lại đây, Thổ Nhĩ Kỳ luôn tin rằng quan hệ hợp tác với Israel sẽ phần nào giúp tìm ra giải pháp cho vấn đề, song sẽ không từ bỏ các cam kết với Palestine trong một nỗ lực cải thiện quan hệ với Israel.

Vào tháng trước, Ankara cũng lên tiếng về việc lực lượng an ninh Israel đụng độ người dân Palestine, đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra toàn diện.

Trong một cuộc trao đổi với người đồng cấp Israel, Herzog, Tổng thống Erdogan bày tỏ sự thất vọng trước những thương vong của người Palestine tại Bờ Tây và Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa diễn ra ngay trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.

Nhằm hiện thực quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ duy trì nỗ lực trong công cuộc hòa giải xung đột Nga-Ukraine, ông Erdogan đã điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 22/4 và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 24/4, bên cạnh buổi đón tiếp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 25/4 tại thủ đô Ankara.

Hai ngày sau, tức ngày 27/4, ông Guterres cũng điện đàm thông báo tóm tắt cho nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc gặp của mình với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin ngày 26/4, Tổng thống Erdogan đã bày tỏ quan điểm tiếp tục những thúc đẩy mang tính tích cực trong phạm vi có thể đạt được của các cuộc đàm phán diễn ra tại Istanbul nhằm “khơi thông” con đường hòa bình giữa Nga và Ukraine, đồng thời ông cũng nhấn mạnh đây là lợi ích chung của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngày 28/4, trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Erdogan-Putin lần thứ 3, việc trao đổi tù binh giữa Nga và Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như những diễn biến liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đã được thảo luận.

Thổ Nhĩ Kỹ tiến hành ngoại giao 'không ngủ' trong tháng lễ Ramadan
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Jeddah, Saudi Arabia vào ngày 28/4. (Nguồn: Reuters)

Bình thường hóa với các cường quốc trong khu vực

Trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực bình thường hóa với các cường quốc trong khu vực, Tổng thống Erdogan đã có chuyến thăm tới Saudi Arabia vào ngày 28/4, theo lời mời của Quốc vương Salman.

Trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 2 ngày, quan hệ ngoại giao song phương Thổ Nhĩ Kỳ-Saudi Arabia là vấn đề được tái xem xét bên cạnh những cơ hội phát triển hợp tác trong tương lai giữa hai quốc gia cũng như các vấn đề khu vực quốc tế.

Bên cạnh Quốc vương Salman, Tổng thống Erdogan đã có dịp gặp gỡ Thái tử Saudi Arabic Mohammed bin Salman cùng các vị bộ trưởng trong cuộc hành hương Hồi giáo Umrah đi từ Jiddah đến Mecca.

Sau chuyến thăm, Tổng thống Erdogan nhận định Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đang cùng hợp tác nỗ lực gia tăng đổi mới quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế nhằm mở ra một kỷ nguyên mới.

Ông Erdogan bày tỏ quan điểm: “Chuyến thăm của tôi (tới Saudi Arabic) là sự thể hiện ý chí chung của chúng tôi để bắt đầu một kỷ nguyên hợp tác mới với tư cách là hai quốc gia anh em”.

Trước đó, Tổng thống Erdogan và Thái tử Mohammed bin Salman đã gặp nhau thảo luận về vấn đề phát triển quan hệ trong chuyến thăm đầu tiên sau chuyến thăm năm 2017 với mục tiêu cố gắng làm trung gian hòa giải tranh chấp giữa vương quốc và các nước vùng Vịnh khác với Qatar, giữa bối cảnh hai cường quốc khu vực tìm cách hàn gắn gần một thập kỷ quan hệ rạn nứt. Đây cũng là lần gặp gỡ cuối cùng kể từ khi căng thẳng giữa hai cường quốc nổ ra sau vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm 2018.

Kể từ sau làn sóng cách mạng Mùa xuân Arab diễn ra hồi năm 2011, những khác biệt về ý thức hệ cùng mục tiêu chính sách đối ngoại của đối phương đã hướng chính quyền Ankara và Riyadh lựa chọn những “ngã rẽ” khác nhau, vô hình trung đưa mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia rơi vào tình thế đối chọi căng thẳng.

Tổng thống Erdogan tái khẳng định việc Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ tối đa hóa sự hợp tác với Israel, Ai Cập cùng các quốc gia vùng Vịnh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Năm qua, chính quyền Ankara đã bắt tay vào công tác tăng cường ngoại giao nhằm thiết lập lại, hàn gắn quan hệ với các cường quốc trong khu vực như Israel, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và đặc biệt là Saudi Arabia kể từ sau khoảng thời gian mối quan hệ nằm trong tình thế đối kháng căng thẳng.

New Zealand hỗ trợ Việt Nam 2 triệu NZD phục hồi sau đại dịch

New Zealand hỗ trợ Việt Nam 2 triệu NZD phục hồi sau đại dịch

Chiều 11/5, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson đã ...

Liệu 'cầu vồng' có đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol?

Liệu 'cầu vồng' có đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol?

Theo các chuyên gia, lễ nhậm chức của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol diễn ra trong bối cảnh đầy thách thức và trước ...

(theo Daily Sabah)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức Hội thảo về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch ...
Tùng Dương ra mắt hai ca khúc tự sáng tác trong album mới

Tùng Dương ra mắt hai ca khúc tự sáng tác trong album mới

Tùng Dương giới thiệu album mới nhất mang tên “Multiverse - Đa vũ trụ” với 12 bài hát thể hiện triết lý sống của anh khi bước sang một ngưỡng ...
Kết bạn với 'bố đơn thân' trên mạng, người phụ nữ bị lừa gần 4 tỷ đồng

Kết bạn với 'bố đơn thân' trên mạng, người phụ nữ bị lừa gần 4 tỷ đồng

Một người phụ nữ bị mất gần 4 tỷ đồng khi kết bạn với người tự xưng là 'bố đơn thân' trên mạng
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc giúp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga - Triều

Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc giúp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga - Triều

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình ...
Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP. Hạ Long xác định, muốn phát triển giáo dục-đào tạo phải xuất phát từ đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy ...
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức Hội thảo về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa ...
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
Phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao năm 2024

Phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao năm 2024

Công tác pháp chế tại Bộ Ngoại giao trong thời gian qua được thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Công trình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sinh động cho quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, sự gắn kết trường tồn giữa Việt Nam và Hungary.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động