Thổ Nhĩ Kỳ với chiến sự tại Syria: Cầu không được, có muốn cũng không dám

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Chiến sự tại Syria lại bùng lên tại vùng Idlib. Ông Erdogan đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tình thế rất khó xử. Vị Tổng thống này đang toan tính điều gì? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tho nhi ky voi chien su tai syria cau khong duoc co muon cung khong dam Syria: Thêm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thương vong, Mỹ cân nhắc trợ chiến
tho nhi ky voi chien su tai syria cau khong duoc co muon cung khong dam Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đẩy quân đội Syria 'ra khỏi biên giới' ở Idlib, EU kêu gọi chấm dứt giao chiến
tho nhi ky voi chien su tai syria cau khong duoc co muon cung khong dam
Chiến sự ở vùng Idlib (Syria) thu hút sự theo dõi của thế giới bởi đã xảy ra giao tranh vũ trang trực tiếp giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội chính phủ Syria mà ai ai cũng thừa biết rằng phía sau có sự trợ lực của Nga. (Biếm hoạ của Cartoon Movement).

Chiến sự ở vùng Idlib của Syria trong những ngày qua đang khiến thế giới không chỉ có quan tâm nhiều đến sự lây lan và tác hại của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra.

Nơi đây thu hút sự quan tâm theo dõi của thế giới bên ngoài bởi đã xảy ra giao tranh vũ trang trực tiếp giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội chính phủ Syria mà ai ai cũng thừa biết rằng phía sau có sự trợ lực của Nga. Phía chính phủ Syria tỏ ra quyết tâm tiếp tục những chiến dịch tấn công quân sự ở vùng này. Phía Nga cho thấy lại trao đổi với Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có phía Thổ Nhĩ Kỳ và cá nhân Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan thể hiện phản ứng rất quyết liệt đồng thời trên nhiều phương diện và nhằm tới nhiều đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giọt nước làm tràn cốc

Căng thẳng đã leo thang từ trước đó nhưng giọt nước làm tràn cốc đối với phía Thổ Nhĩ Kỳ và ông Erdogan là việc rất nhiều binh lính nước này bị thiệt mạng trong một trận không kích của quân đội chính phủ Syria - mà không ai có thể xác nhận được Nga có can dự trực tiếp hay không và nếu có thì đến mức độ nào. Đối với ông Erdogan, chuyện bị tổn hại thể diện ở đây không quan trọng và quyết định bằng việc bị thất thế và mất thế trong ván bài ở Syria.

Hoạt động quân sự của chính phủ Syria và Nga ở vùng Idlib thu hẹp phạm vi lãnh thổ Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hiện kiểm soát trên thực địa, giáng đòn chí tử vào những quân cờ được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trên thực địa để chống chính phủ Syria và để làm phá sản những mưu tính chiến lược trước mắt cũng như lâu dài ở Syria, nói theo cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ bị mất bớt vai trò, ảnh hưởng và phần trong giải pháp chính trị hoà bình cho Syria và cho thời hậu chiến ở Syria.

Vấn đề khó khăn và tình thế khó xử của ông Erdogan bây giờ ở Syria là không có nhiều con chủ bài sáng giá và không có con chủ bài chiến lược nào nữa để đối phó. Ông Erdogan luôn to mồm mạnh miệng thế thôi chứ hành xử trên thực tế lại phải rất thận trọng, nhất là trong những gì có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến Nga. Biện pháp đối phó của ông Erdogan bây giờ được thực thi theo 4 hướng sau đây.

tho nhi ky voi chien su tai syria cau khong duoc co muon cung khong dam Chiến sự vùng Idlib ở Syria: Một chiến, một đấu

TGVN. Tình hình tại Syria lại nổi lên với chiến sự vùng Idlib. Thực chất cục diện hiện nay? Chiến sự liệu có đến hồi ...

4 tính toán của ông Erdogan

Thứ nhất là hoạt động quân sự nhằm vào quân đội chính phủ ở vùng Idlib. Ông Erdogan sẽ tăng cường làm việc này, nhưng sẽ hết sức tránh, nếu như không muốn nói là sẽ phải tuyệt đối tránh, gây thiệt hại trực tiếp cho binh lính Nga, người Nga và tài sản của Nga ở đây. Cũng vì thế mà tác dụng của đối sách này bị hạn chế đối với Thổ Nhĩ Kỳ và chắc chắn không đủ mức hiệu ứng ngăn chính phủ Syria tiếp tục tấn công quân sự, càng không thể giành về lại những gì đã bị mất đi trong thời gian vừa qua.

Thứ hai là yêu cầu NATO kích hoạt Điều 5 trong Hiệp ước NATO để trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Trước đó, thành viên này của NATO nhiều lần gây hấn với NATO, chơi trò mèo vờn chuột và bất chấp mọi lợi ích chung cũng như những lo ngại chính đáng của NATO. Bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn NATO xung trận ở Syria, không phải để chiến với quân đội chính phủ Syria mà để răn đe Nga và chặn Nga chống lưng cho phía chính phủ Syria lấn tới nữa. Thổ Nhĩ Kỳ muốn biến tình thế khó khăn và khó xử của mình ở Syria thành vấn đề của NATO, đặc biệt là thành chuyện mới giữa NATO và Nga. Có cầu xin kiểu gì thì yêu cầu này của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không được đáp ứng. NATO sẽ không kích hoạt điều cam kết trách nhiệm liên minh nói trên vì Thổ Nhĩ Kỳ đâu có bị đe doạ hay tấn công quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, vì Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội sang Syria đâu có được hợp pháp hoá bằng luật pháp quốc tế và vì NATO đâu có dại đến mức vì Thổ Nhĩ Kỳ mà xung khắc quân sự với Nga ở Syria.

Thứ ba là gây áp lực với EU. Giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ có thoả thuận về vấn đề người tỵ nạn và nhập cư với nội dung đại khái là EU chi tiền và Thổ Nhĩ Kỳ không để người từ các nước Bắc Phi và Syria hay Libya qua Thổ Nhĩ Kỳ nhập cảnh vào EU. Bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới với Hy Lạp và Bulgaria cho người tỵ nạn chạy sang EU. Gây khó cho EU như thế, Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi đồng thời 2 mục tiêu là buộc EU mở hầu bao rộng hơn và ép EU gia tăng áp lực với Nga. Chiêu thức này hiện đang được Thổ Nhĩ Kỳ vận dụng.

thứ tư là vừa răn đe Nga vừa nỗ lực thuyết phục Nga không cùng với phía chính phủ Syria tiến thêm nữa ở vùng Idlib. Nga mới là chìa khoá quan trọng nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết mọi vấn đề lợi ích chiến lược ở Syria. Dẫu có rất muốn dùng biện pháp quân sự để đẩy lùi Nga ở vùng Idlib thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng không dám vì thành viên NATO này hoàn toàn không phải là đối thủ quân sự của Nga. Chừng nào Nga còn hậu thuẫn phía chính phủ Syria thì chừng đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể đánh bại phía chính phủ Syria bằng quân sự, nhất là khi cả Mỹ lẫn NATO đều không dám ra tay giúp và sự ủng hộ từ những nước Ả rập dành cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thuyên giảm. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ phải tìm cách thương thảo với Nga, càng sớm càng tốt và đạt được thoả hiệp mới với Nga càng nhanh càng tốt.

Ông Erdogan đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tình thế rất khó xử ở Syria. Những toan tính chiến lược của người này ở Syria hiện có nguy cơ bị đổ vỡ. Cuộc chơi ở Syria chưa đến hồi kết nhưng mỗi lúc càng thêm bất lợi đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

tho nhi ky voi chien su tai syria cau khong duoc co muon cung khong dam Tình hình Syria: Giao tranh ác liệt ở Idlib, hàng chục binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng

TGVN. Ngày 27/2, Tỉnh trưởng Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) Rahmi Dogan cho biết, 22 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong một cuộc ...

tho nhi ky voi chien su tai syria cau khong duoc co muon cung khong dam HĐBA họp kín về Syria, NATO nói về khả năng hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ

TGVN. Ngày 19/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tổ chức cuộc họp kín về tình hình leo thang tại Syria. Các quan chức ...

tho nhi ky voi chien su tai syria cau khong duoc co muon cung khong dam Nóng: Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đếm ngược chuẩn bị tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria, Nga phản ứng

TGVN. Ngày 19/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự tại khu vực Idlib ở ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động