Thỏa thuận tàu ngầm Australia-Mỹ: Pháp chỉ trích Anh hành xử cơ hội, Canberra phân trần, Nga nói 'chuyện bình thường'

Chu Văn
Quyết định triệu hồi đại sứ của Pháp tại các nước đồng minh thân cận là Mỹ và Australia được đánh giá là động thái gần như chưa từng có, sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo sẽ thiết lập thỏa thuận đối tác an ninh 3 bên, được gọi là AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào ngày 15/9.
Theo dõi TGVN trên
Thỏa thuận tàu ngầm Australia-Mỹ: Pháp chỉ trích Anh “hành xử cơ hội, Australia phân trần, Nga nói 'chuyện bình thường'
Thỏa thuận tàu ngầm Australia-Mỹ: Pháp chỉ trích Anh hành xử cơ hội, Australia phân trần, Nga nói 'chuyện bình thường'. (Nguồn: Getty Images)

Thỏa thuận này cho phép Mỹ và Anh cung cấp cho Australia công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân, khiến Canberra quyết định rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm truyền thống với Paris trị giá đến 40 tỷ USD. Thay vào đó, sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh sau khi thiết lập AUKUS.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian coi quyết định của Australia là một đòn "đâm sau lưng". Một nhà ngoại giao Pháp giấu tên ngày 17/9 cho rằng, Anh đã hành động một cách "cơ hội" trong thỏa thuận giữa Mỹ và Australia dẫn đến việc Canberra từ bỏ thỏa thuận đã ký với Paris trước đó.

Nhà ngoại giao Pháp nói: “Anh đã tiếp tay cho vụ này một cách đầy cơ hội. Chúng tôi không cần tham vấn với đại sứ của mình để biết phải nghĩ gì cũng như rút ra kết luận gì từ chuyện này”.

Hiện Pháp chưa đề cập Anh trong bất kỳ phản ứng chính thức nào liên quan vụ việc, trong khi tập trung thể hiện sự bất bình của mình đối với Australia và đặc biệt là Mỹ, với thông báo triệu hồi các đại sứ vào ngày 17/9.

Trong khi đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, Pháp đã được thông tin về quyết định rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm trước khi công bố AUKUS, tuy nhiên phía Paris bác bỏ.

Ngày 17/9, Thủ tướng Morrison cho biết, ông đã đề cập khả năng Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm ký kết năm 2016 với tập đoàn Naval Group (Pháp) trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron hồi tháng 6, bác bỏ chỉ trích của Paris, rằng họ không được cảnh báo trước.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh 5aa, ông Morrison thừa nhận sự tổn hại đối với các mối quan hệ Australia - Pháp, song khẳng định ông từng nói với Tổng thống Macron rằng Australia đã cân nhắc lại thỏa thuận đó và có thể phải đưa ra một quyết định khác.

"Tôi đã làm rất rõ, chúng tôi đã có một bữa tối dài tại Paris, về những vấn đề hết sức quan ngại liên quan tới khả năng của các tàu ngầm truyền thống trong việc đối phó với môi trường chiến lược mới mà chúng ta đang đối mặt. Tôi đã làm rõ rằng, đó là một vấn đề mà Australia sẽ cần đưa ra quyết định dựa trên lợi ích quốc gia của chúng tôi", ông Morrison cho biết.

Australia ngày 18/9 cho biết, lấy làm tiếc về việc Pháp quyết định triệu hồi đại sứ của mình tại Canberra liên quan thỏa thuận AUKUS. Tuy nhiên, Australia cũng nhấn mạnh coi trọng quan hệ với Pháp và sẽ tiếp tục can dự với Paris trong nhiều vấn đề khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Australia nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi lấy làm tiếc về việc Pháp quyết định triệu hồi đại sứ của mình tại Australia. Australia coi trọng quan hệ với Pháp… Chúng tôi mong đợi tham gia cùng Pháp trong nhiều vấn đề cùng chung lợi ích, dựa trên những giá trị chung”.

Về phía Mỹ, trước đó, Nhà Trắng cũng bày tỏ lấy làm tiếc về việc Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ để tham vấn, đồng thời nhấn mạnh, Pháp là một “đồng minh sống còn”. Mỹ muốn giải quyết căng thẳng thông qua đường ngoại giao, trong bối cảnh thỏa thuận an ninh ba bên AUKUS đang biến thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: “Pháp là một đối tác sống còn và là đồng minh lâu đời nhất của chúng tôi và chúng tôi đặt giá trị cao nhất cho mối quan hệ này”.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova đã tỏ ra ngạc nhiên trước phản ứng của Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian trước quyết định của Australia, nhắc lại vụ Pháp phá vỡ hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ Mistral với Nga.

Bà Zakharova viết trên kênh Telegram của mình: "Sự tức giận và cay đắng đến từ đâu? Việc phá vỡ hợp đồng đối với Pháp dường như là chuyện thường tình. Năm 2015, Paris đã hủy bỏ thỏa thuận với Nga về hai tàu Mistral. Hay đó chỉ là những nhát dao mà các ngài cảm thấy vào lưng mình?”.

AUKUS khởi động: Australia hủy hợp đồng, Pháp thấy 'bị phản bội', Mỹ lấy làm tiếc về việc Paris triệu hồi Đại sứ

AUKUS khởi động: Australia hủy hợp đồng, Pháp thấy 'bị phản bội', Mỹ lấy làm tiếc về việc Paris triệu hồi Đại sứ

Ngày 17/9, Nhà Trắng đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc Pháp triệu hồi Đại sứ tại Mỹ để tham vấn, đồng thời khẳng ...

Tin thế giới 17/9: Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS ‘xoa dịu’ đồng minh; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP

Tin thế giới 17/9: Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS ‘xoa dịu’ đồng minh; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP

Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS đi trình bày lý do thành lập; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP... là những sự ...

Sẵn sàng hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân, Mỹ và Anh muốn gì?

Sẵn sàng hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân, Mỹ và Anh muốn gì?

Trang The Economist vừa đăng bài phân tích về tác động của việc Mỹ và Anh hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân.

(theo Reuters)

Đọc thêm

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đề nghị thu phí ETC tại các sân bay

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đề nghị thu phí ETC tại các sân bay

ACV vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải liên quan tới việc triển khai thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng tại ...
Tấm vé cuối cùng vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia về tay nam sinh Hải Phòng

Tấm vé cuối cùng vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia về tay nam sinh Hải Phòng

Nguyễn Trọng Thành (học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) giành được tấm vé cuối cùng vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.
ASIAD 19: Đội cờ tướng Việt Nam xuất sắc vào chung kết, đối đầu đội chủ nhà Trung Quốc

ASIAD 19: Đội cờ tướng Việt Nam xuất sắc vào chung kết, đối đầu đội chủ nhà Trung Quốc

Với chiến thắng trước Macau, đội tuyển cờ tướng nam nữ hỗn hợp Việt Nam đã giành vé vào chung kết, thi đấu với Trung Quốc vào 18h tối nay.
Dự định huấn luyện binh sĩ cho Ukraine, Anh bị Nga ra cảnh báo 'gắt'

Dự định huấn luyện binh sĩ cho Ukraine, Anh bị Nga ra cảnh báo 'gắt'

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh báo các quân nhân Anh thực hiện công tác huấn luyện cho binh sĩ ở Ukraine sẽ là mục ...
Tanzania khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số mang tên chính trị gia kỳ cựu Salim Ahmed Salim

Tanzania khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số mang tên chính trị gia kỳ cựu Salim Ahmed Salim

Tổng thống Tanzania chủ trì lễ khánh thành Kho lưu trữ kỹ thuật số Salim Ahmed Salim, với mục đích bảo tồn di sản lãnh đạo của vị cựu Thủ ...
Rực rỡ sắc màu Carnaval Thu Hà Nội

Rực rỡ sắc màu Carnaval Thu Hà Nội

Sáng 1/10, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra Carnaval Thu Hà Nội với quy mô 1.500 người.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel sang trang mới

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel sang trang mới

Hai động thái gần đây cho thấy quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel đang ấm lên sau năm năm lạnh lẽo.
Đằng sau thảm họa tại Libya

Đằng sau thảm họa tại Libya

Bão Daniel với cường độ chưa từng có gây vỡ đập trên sông Wadi Derna ở miền Đông Libya mang đến thảm họa chưa từng có ở nơi đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nga: Chuyến công du nhiều hàm ý

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nga: Chuyến công du nhiều hàm ý

Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Nga ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt với quan hệ song phương trong bối cảnh hiện nay.
Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Lợi cả đôi bên

Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Lợi cả đôi bên

Cuộc gặp thượng đỉnh ngày 4/9 tại Sochi giữa lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía.
Ba điểm nhấn từ làn sóng đảo chính tại châu Phi

Ba điểm nhấn từ làn sóng đảo chính tại châu Phi

Ít lâu sau cuộc đảo chính tại Niger, cộng đồng quốc tế chứng kiến một cuộc đảo chính khác. Địa điểm cách đó không xa - Gabon.
BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vừa diễn ra ở Nam Phi được quan tâm đặc biệt bởi tác động của nó đến cục diện toàn cầu.
Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh 'Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc...
Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam của Lãnh tụ Cuba Fidel đã gói gọn tất cả tình cảm hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của Cuba đối với miền Nam Việt Nam.
Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Fidel Castro đã lên tiếng gần 100 lần trên khắp thế giới trong 42 năm từ 1964 đến 2005 để ủng hộ Việt Nam.
Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm sau vụ nổ phá vỡ đường ống Nord Stream cắt đứt tuyến xuất khẩu khí đốt chính của Nga sang châu Âu nhưng thủ phạm vẫn chưa lộ mặt.
Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc định hình tầm nhìn, nguyên tắc hợp tác và những định hướng trọng tâm của Seoul ở khu vực.
Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Loại pháo tự hành này của Nga được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Sau hơn nửa thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục củng cố nền tảng, mở rộng hợp tác để tiến về phía trước.
Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Lễ duyệt binh hoành tráng vừa qua của Hàn Quốc cho thấy quyết tâm rất lớn của Seoul trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật đã ấn định thời gian tổ chức thượng đỉnh ba bên, xoa dịu được lo ngại của Bắc Kinh về hợp tác Mỹ-Nhật-Hàn.
Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Cả Washington và Bắc Kinh đều đang hướng đến Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc để làm dịu căng thẳng khi những bất đồng ngày càng gia tăng.
Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh dấu bước đi lớn và mới nhất của nước này tại Niger và những nỗi lo hiển hiện tại hai châu lục.
Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine muốn thuyết phục Mỹ kiên định ủng hộ Kiev trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Phiên bản di động