Nhỏ Bình thường Lớn

AUKUS khởi động: Australia hủy hợp đồng, Pháp thấy 'bị phản bội', Mỹ lấy làm tiếc về việc Paris triệu hồi Đại sứ

Ngày 17/9, Nhà Trắng đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc Pháp triệu hồi Đại sứ tại Mỹ để tham vấn, đồng thời khẳng định Mỹ muốn giải quyết căng thẳng thông qua đường ngoại giao.
0826-arton10101
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Pháp)

Một quan chức của Nhà Trắng yêu cầu dấu tên nói rõ: “Chúng tôi lấy làm tiếc rằng, họ (Pháp) đã tiến hành bước đi này, chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi trong những ngày tới để giải quyết những khác biệt, như đã từng làm trong các vấn đề khác trong mối quan hệ đồng minh lâu dài này”.

Quan chức Nhà Trắng đưa ra tuyên bố trên sau khi Ngoại trưởng Pháp Le Drian cùng ngày thông báo nước này đã triệu hồi Đại sứ tại Mỹ và Australia để tham vấn về việc Canberra từ bỏ thỏa thuận mua các tàu ngầm của Pháp trị giá khoảng 40 tỷ USD để chuyển sang các tàu của Mỹ.

Theo Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra quyết định hiếm hoi trên do “tính nghiêm trọng đặc biệt của tuyên bố được Australia và Mỹ đưa ra hôm 15/9".

Người đứng đầu ngành ngoại giao Pháp nói: "Việc từ bỏ dự án tàu ngầm lớp đại dương mà Australia và Pháp đã thực hiện từ năm 2016 và việc công bố quan hệ đối tác mới với Mỹ nhằm nghiên cứu khả năng hợp tác trong tương lai về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là hành động không thể chấp nhận được giữa các đồng minh và các đối tác, nó ảnh hưởng đến khái niệm mà chúng ta có về liên minh, quan hệ đối tác của chúng ta và tầm quan trọng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đối với châu Âu".

Đây được cho là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Pháp có động thái gay gắt như vậy. Hồi đầu tuần, chính phủ Pháp nói rằng, họ cảm thấy "bị phản bội" khi Australia hủy thỏa thuận đóng 12 tàu ngầm truyền thống ước tính 65 tỷ USD với Pháp, thay vào đó đạt thỏa thuận mới với Mỹ và Anh về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Việc tuột mất thỏa thuận này có thể tác động mạnh đến ngành sản xuất quốc phòng của Pháp, ngoài ra nó có thể khiến Pháp thua thiệt về mặt chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi mà họ có những lợi ích quan trọng.

Trong tuyên bố ngày 15/9, Mỹ, Anh và Australia thông báo sẽ thiết lập quan hệ đối tác an ninh 3 bên, được gọi là AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, giữa lúc ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực.

AUKUS tạo tiền đề chuyển giao hàng loạt công nghệ tiên tiến và năng lực quốc phòng cho Australia - một quốc gia có vị trí quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ.

Theo quy định của quan hệ đối tác mới được Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison công bố, Washington và London sẽ cung cấp cho Australia công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân, điều này dẫn tới việc Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm với Pháp, khiến Paris nổi giận.

Tin thế giới 17/9: Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS ‘xoa dịu’ đồng minh; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP

Tin thế giới 17/9: Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS ‘xoa dịu’ đồng minh; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP

Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS đi trình bày lý do thành lập; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP... là những sự ...

Nếu Trung Quốc trở thành thành viên CPTPP…

Nếu Trung Quốc trở thành thành viên CPTPP…

Nếu gia nhập CPTPP, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất khối. Đây cũng sẽ là bước tiến quan trọng khác để Bắc ...

Trung Quốc: Đề nghị tham gia CPTPP không liên quan đến AUKUS

Trung Quốc: Đề nghị tham gia CPTPP không liên quan đến AUKUS

Ngày 17/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, việc nước này xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29 Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29
Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0' Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0'
Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo? Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?
Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ
Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước 'nở rộ' Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước 'nở rộ'
Iraq và Iran ca ngợi mối quan hệ 'anh em' tốt đẹp tuyệt vời, nhất trí thực hiện một thỏa thuận về an ninh Iraq và Iran ca ngợi mối quan hệ 'anh em' tốt đẹp tuyệt vời, nhất trí thực hiện một thỏa thuận về an ninh
Xung đột ở Ukraine: Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố Xung đột ở Ukraine: Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố
Haiti: Xung đột quyền lực với Hội đồng chuyển tiếp, ông Conille mất chức thủ tướng sau 5 tháng năm quyền, ai kế nhiệm? Haiti: Xung đột quyền lực với Hội đồng chuyển tiếp, ông Conille mất chức thủ tướng sau 5 tháng năm quyền, ai kế nhiệm?
Điểm tin thế giới sáng 12/11: Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng Điểm tin thế giới sáng 12/11: Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng
Tin thế giới 11/11: Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh 'nóng' cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29 khai mạc Tin thế giới 11/11: Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh 'nóng' cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29 khai mạc
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow dồn quân tấn công ở Kursk, thống kê thiệt hại của Kiev Xung đột Nga-Ukraine: Moscow dồn quân tấn công ở Kursk, thống kê thiệt hại của Kiev
Nhật Bản: Ông Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng, chông gai nào sẽ đón chờ chính phủ thiểu số? Nhật Bản: Ông Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng, chông gai nào sẽ đón chờ chính phủ thiểu số?