TIN LIÊN QUAN | |
Triển vọng FTA ASEAN - EU hậu Brexit | |
Cuộc họp lần thứ 24 Ủy ban hợp tác chung ASEAN - Liên minh Châu Âu |
Nền tảng vững chắc
Quan hệ đối tác đối thoại không chính thức giữa ASEAN và EU được thành lập vào năm 1972, chủ yếu nhằm mục đích tiếp cận thị trường châu Âu cho xuất khẩu của hầu hết các nước thành viên ASEAN. Năm 1977, việc thiết lập mối quan hệ chính thức giữa hai tổ chức hội nhập khu vực xảy đến rất tự nhiên.
Bất chấp một số thách thức, EU và ASEAN là hai điển hình tiên tiến và thành công nhất về hội nhập cấp khu vực trên thế giới. (Nguồn: EIAS) |
Bất chấp một số thách thức, EU và ASEAN là hai điển hình tiên tiến và thành công nhất về hội nhập cấp khu vực trên thế giới. Điều này làm cho hai bên trở thành đối tác tự nhiên với rất nhiều kinh nghiệm có thể học hỏi nhau. Tháng 3/2007, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - EU lần thứ 16 (AEMM) tại Nuremberg (Đức), các ngoại trưởng hai bên đã nhất trí tăng cường quan hệ đối tác giữa hai khối có tổng dân số trên 1,1 tỷ người này.
Trong 6 thập kỷ, EU đã đặt nền móng cho một mô hình độc đáo về hội nhập khu vực, dựa trên nguyên tắc chủ quyền được chia sẻ và đoàn kết kinh tế. Trong khi đó, ASEAN xây dựng và phát triển trên một nền tảng khác EU. ASEAN tin tưởng mạnh mẽ vào nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau và lấy nguyên tắc đồng thuận là cốt lõi để đưa ra những quyết định chung.
Đến nay, EU là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với dân số trên 510 triệu người, chiếm khoảng 22% tổng GDP của thế giới (Mỹ chiếm 24%, Trung Quốc chiếm 15%, Nhật Bản chiếm 5,5% và Nga chiếm 1,8% ). Trong khi đó, với 10 quốc gia thành viên, ASEAN có tổng dân số khoảng 629 triệu người, gộp lại trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á và dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2050. Với sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và nhân khẩu học thuận lợi, ASEAN đang thu hút thương mại và đầu tư trên quy mô chưa từng thấy.
Xét về quan hệ kinh tế lâu dài giữa hai bên, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU, kim ngạch thương mại song phương đạt 201,5 tỷ Euro vào năm 2015. Ngoài ra, EU là nhà đầu tư lớn nhất trong các nền kinh tế ASEAN với tổng vốn đầu tư FDI vào khoảng 131,6 tỷ Euro, bằng ¼ tổng vốn FDI trong khu vực. Trong bối cảnh này, EU mong muốn tăng cường quan hệ với ASEAN vì EU tin rằng ASEAN sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thị trường tích hợp lớn hơn, tăng cường khả năng kết nối giữa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với phần còn lại của thế giới, góp phần vào sự thịnh vượng và ổn định ở châu Á.
Cho những bước tiến xa hơn
EU đang khẳng định lại mong muốn có được một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với ASEAN ở cấp độ khu vực. Đây được xem là một thành phần thiết yếu của sự phát triển của EU và ASEAN. Điều này đã được khẳng định trong Hội nghị tham vấn bộ trưởng kinh tế ASEAN và Cao ủy thương mại EU (AEM - EU) lần thứ 15 tháng 3 vừa qua tại Manila (Philippines). Các đại biểu tại Hội nghị đều cho rằng năm 2017 được xem là thời điểm chín muồi để EU và ASEAN tái khởi động cho FTA giữa hai khối.
Một cuộc họp của Ủy ban hợp tác chung ASEAN - EU tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: EEAS) |
Trong những năm gần đây, EU và ASEAN đã nhất trí phát triển quan hệ đối tác sâu rộng hơn, mở rộng phạm vi hợp tác, không chỉ là trong các vấn đề kinh tế. ASEAN và EU đã bắt tay cùng giải quyết các vấn đề an ninh như an ninh hàng hải, quản lý thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, bảo tồn đa dạng sinh học và buôn bán động vật hoang dã. Kể từ năm 2013, ba vòng đàm phán cấp cao EU-ASEAN về an ninh hàng hải đã diễn ra và vòng đàm phán thứ 4 dự kiến được tổ chức vào tháng 10 tới tại Manila.
Hai bên đã thành lập Trung tâm khắc phục rủi ro về hóa chất, nhiệt hạch và hạt nhân. Bên cạnh đó, EU và ASEAN đang hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường. Khu vực ASEAN là nơi đa dạng sinh học, có 18% các loài sinh vật sinh sống. EU chung tay bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách hỗ trợ Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN và đầu tư xây dựng, quản lý 38 công viên di sản ASEAN trong khu vực.
Các đối tác EU cũng là một thành viên tích cực của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Trong khuôn khổ ARF, các đối tác EU đã hỗ trợ các chủ đề thảo luận như các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, trung gian hòa giải, cũng như chống khủng bố, tội phạm mạng và tội phạm xuyên quốc gia. Năm 2017, các đối tác EU đưa ra vấn đề buôn bán người vào chương trình nghị sự của ARF.
Quan hệ giao lưu nhân dân cũng là một phần cốt lõi của quan hệ đối tác sâu rộng EU - ASEAN. Hai bên đang tích cực thúc đẩy đối thoại và hợp tác về nghiên cứu, đổi mới, trao đổi sinh viên và nhà nghiên cứu giáo dục đại học. Hàng năm, khoảng 250 sinh viên ASEAN đã nhận được học bổng theo chương trình Erasmus Mundus của EU. Ngoài ra, khoảng hơn 4.000 sinh viên mỗi năm từ ASEAN sang châu Âu theo các chương trình học bổng của EU và các quốc gia thành viên.
EU cũng mong muốn hợp tác với ASEAN để thúc đẩy và bảo vệ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. EU hoan nghênh việc thành lập Ủy ban Liên Chính phủ về Nhân quyền ASEAN (AICHR) năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN vào năm 2012. Trong tháng 10/2015, EU và ASEAN đã tổ chức đối thoại chính sách đầu tiên về nhân quyền tại Brussels.
Bước tiếp theo trong chương trình nghị sự của EU-ASEAN sẽ là Hội nghị Bộ trưởng ARF vào tháng 8 tại Manila, và hai bên mong muốn chuyến thăm quan trọng này là cơ hội để kỷ niệm 40 năm quan hệ giữa EU và ASEAN.
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 21 Ngày 14/10 tại Bangkok của Thái Lan, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 21 (AEMM-21). |
Việt Nam nỗ lực gắn kết ASEAN - EU Nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - EU lần thứ 20 vừa kết thúc, ông Nguyễn Tiến Minh, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại ... |
ASEAN mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của EU Chiều 23/7, tại trụ sở Hội đồng châu Âu ở Brussels (Bỉ) diễn ra Phiên toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - ... |