Thổi sinh khí vào thỏa thuận hạt nhân JCPOA, Mỹ-Iran vẫn vấp 'tảng đá lớn'

Bích Hạnh
Các cuộc họp tại Vienna mang lại những tín hiệu tích cực cho việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng vẫn còn nhiều chông gai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mỹ và Iran đã thực hiện một bước đi thận trọng sơ khởi nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sau ngày đầu tiên tiến hành một loạt cuộc gặp ngoại giao gián tiếp đầy rẫy “nguy cơ” tại Vienna, Áo. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo cả hai bên sẽ trở lại tuân thủ các điều khoản của Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) mà Tổng thống Trump khi đó đã đơn phương đưa Mỹ rút khỏi hồi năm 2018.

Nga 'phiêu lưu quân sự' ở Ukraine, phương Tây tìm cách răn đe
Một trong những quyết định của Tổng thống Joe Biden đảo chiều chính sách của người tiền nhiệm là 'hồi sinh' JCPOA. (Nguồn: AP)

Các cuộc họp tại Vienna có sự tham gia của tất cả các bên ký kết thỏa thuận hạt nhân - Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức - cũng như Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, Mỹ và Iran không đối thoại trực tiếp với nhau, vì phía Iran từ chối làm như vậy. Thay vào đó, họ từng gặp gỡ riêng với các bên khác và liên lạc với nhau thông qua các bên trung gian châu Âu.

Một bước đi hữu ích

Căng thẳng đang ở mức cao và không bên nào muốn có vẻ như đang nhượng bộ bên còn lại. Tuy nhiên, trước những vấn đề phức tạp đó, Mỹ và Iran đã đạt được một thỏa thuận nhỏ: hai bên đã thiết lập hai nhóm làm việc và xét theo tiêu chuẩn ngoại giao, thì đó được coi là tiến bộ.

Nhóm công tác đầu tiên sẽ xem xét cách Mỹ có thể quay trở lại tuân thủ thỏa thuận, cụ thể là bằng cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà chính quyền Trump áp dụng đối với Iran sau khi Mỹ rút lui.

Tin liên quan
Thỏa thuận JCPOA quan trọng với quan hệ Mỹ-Iran như thế nào? Thỏa thuận JCPOA quan trọng với quan hệ Mỹ-Iran như thế nào?

Nhóm thứ hai sẽ nghiên cứu cách Iran có thể trở lại tuân thủ thỏa thuận ra sao, với việc yêu cầu nước này một lần nữa hạn chế chương trình hạt nhân của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với các phóng viên hôm 6/4: “Thỏa thuận nhỏ này là một bước đáng hoan nghênh, đó là một bước mang tính xây dựng và đó là một bước đi hữu ích đầy tiềm năng”.

Một số nhà phân tích thừa nhận rằng động thái ban đầu này dường như không quá đáng kể, vì nó đơn thuần thiết lập một quy trình thảo luận về cách làm thế nào để cả hai quốc gia trở lại tuân thủ thỏa thuận.

Tuy nhiên, theo học giả Esfandyar Batmanghelidj tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR), “thực tế là các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục ở cấp độ kỹ thuật cho thấy rằng các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai bên đồng ý về phác thảo lộ trình cần thiết để Iran và Mỹ trở lại tuân thủ thỏa thuận”.

Thách thức hiện nay là tất cả các bên ở Vienna cần vạch ra một lộ trình rõ ràng trong khoảng 10 ngày còn lại. Đó không phải là một điều dễ dàng.

Một số chuyên gia cho biết việc đưa Mỹ và Iran tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân một lần nữa sẽ dễ dàng hơn việc yêu cầu họ ký hiệp ước này lần đầu tiên hồi 6 năm trước. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là nó sẽ dễ dàng.

Ba rào cản lớn

Dina Esfandiary, cố vấn cấp cao về Trung Đông tại Tổ chức Khủng hoảng quốc tế, cho biết: “Hiện có rất nhiều rào cản lớn đối với việc đưa ra một giải pháp nhanh chóng”.

Ba trong số những rào cản đó là: đảm bảo rằng Iran tuân thủ việc thu hẹp chương trình hạt nhân của mình; nhất trí về việc Mỹ nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế nào, và ai nên hành động trước; và giải quyết tất cả những vấn đề này trước khi cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Iran.

Về rào cản đầu tiên, ngày 7/4, người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi cho biết đất nước của ông đã sản xuất 55 kg urani được làm giàu lên 20%, tăng từ khoảng 17 kg hồi tháng 1/2021.

Urani được làm giàu đến 20% được coi là "làm giàu cấp độ cao", nhưng nó vẫn còn rất lâu mới đạt đến mức làm giàu 90% cần thiết để làm vật liệu hạt nhân chế tạo bom. Iran sau đó đã tiến gần hơn một chút - nhưng vẫn chưa thực sự chạm ngưỡng - đến mức độ thực sự có đủ nguyên liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã giới hạn khả năng làm giàu urani của Iran ở mức 3,67% và cấm nước này dự trữ hơn 300 kg nguyên liệu. Để thỏa thuận được tiến hành, Mỹ sẽ muốn Iran chứng minh rằng họ đã ngừng làm giàu urani ở mức cao như vậy và họ đã giảm lượng nguyên liệu dự trữ về mức quy định trong các điều khoản của thỏa thuận năm 2015.

Tin liên quan
Mỹ và Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nút thắt chờ tháo gỡ Mỹ và Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nút thắt chờ tháo gỡ

Điều đó sẽ yêu cầu các thanh sát viên quốc tế xác minh sự tuân thủ của Iran thông qua các hoạt động như tiếp cận camera bên trong một số cơ sở hạt nhân nhất định hoặc thậm chí trực tiếp tới thăm các địa điểm, điều cần thời gian để tiến hành.

Rào cản thứ hai là vấn đề “trình tự”: Liệu Mỹ có nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước khi Iran tuân thủ trở lại, hay Iran nên chứng minh mình tuân theo các quy tắc trước khi các lệnh trừng phạt tài chính được gỡ bỏ?

Các chuyên gia nói rằng không bên nào muốn hành động trước và đó là một điểm mấu chốt quan trọng.

Một vấn đề liên quan là chính xác Mỹ nên loại bỏ các biện pháp trừng phạt nào. Tehran muốn dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt để đổi lấy việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, trong khi chính quyền Biden chỉ muốn xem xét các chế tài liên quan đến các nỗ lực hạt nhân của Iran. Theo các nhà phân tích, việc đạt được nhất nhất trí về điều đó sẽ rất khó khăn.

Chuyên gia Batmanghelidj của ECFR cho biết: “Các thách thức từ việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt và rút lại chương trình hạt nhân của Iran về mặt nào đó vẫn dễ dàng hơn thách thức chính trị trong việc đảm bảo logic đôi bên cùng có lợi của thỏa thuận hạt nhân áp đảo logic ‘trò chơi có tổng bằng 0”.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/4 cho biết Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran vốn "không phù hợp" với thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Nga 'phiêu lưu quân sự' ở Ukraine, phương Tây tìm cách răn đe
Cuộc thảo luận giữa các đại diện Iran và các cường quốc Nhóm P5+1 khởi động tại Vienna, Áo. (Nguồn: Getty)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price nói với các phóng viên: "Chúng tôi chuẩn bị thực hiện các bước cần thiết để trở lại tuân thủ JCPOA, bao gồm cả việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt không phù hợp với JCPOA. Tôi chưa thể cung cấp chi tiết đầy đủ cho các bạn rằng các biện pháp đó là gì”.

Nhà Trắng đã không đưa ra bình luận khi được tờ Business Insider liên hệ.

Rào cản thứ ba là vấn đề lịch trình thời gian. Iran sắp tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6/2021. Tổng thống Hassan Rouhani, người đã đàm phán thỏa thuận ban đầu và đặt cược phần lớn “gia tài chính trị” của ông vào thành công của JCPOA, đang sắp mãn nhiệm và các nhân vật theo đường lối cứng rắn đang cạnh tranh cho vị trí sắp bị bỏ trống đó.

Có thể chính quyền tiếp theo sẽ không thể chấp nhận thỏa thuận hạt nhân như chính quyền hiện nay.

Chuyên gia Esfandiary bình luận: “Nhà lãnh đạo Tối cao có thể cho rằng sẽ là khôn ngoan hơn nếu họ chờ đợi cho đến khi một chính quyền mới được thành lập ở Iran để theo đuổi các cuộc đàm phán với Mỹ”.

Tuy nhiên, Mỹ dường như không quá lo lắng về điều đó. Malley, đặc phái viên hàng đầu của Mỹ về Iran, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 6/4: “Chúng tôi sẽ đàm phán với bất kỳ ai nắm quyền ở Iran. Và nếu chúng tôi có thể đạt được quan điểm chung trước cuộc bầu cử, thì điều đó là rất tốt. Và nếu chúng tôi không thể, chúng tôi sẽ tiếp tục sau đó với bất kỳ ai cầm quyền tại Tehran”.

TIN LIÊN QUAN
Đàm phán thỏa thuận hạt nhân: Cuộc họp 'suôn sẻ', Iran đánh giá tích cực, Pháp hoan nghênh
Khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran: Nga mong đợi, Iran hối châu Âu 'ra bài', Mỹ chẳng quá kỳ vọng
Khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015: Iran muốn gì từ châu Âu?
Iran thẳng thừng từ chối đàm phán với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt
Khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015: Mỹ 'ngỏ lời' gặp gỡ, Iran cự tuyệt đàm phán gián tiếp, Nga cổ vũ 'nỗ lực lên'
(theo Vox/Business Insider)

Đọc thêm

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Chương trình phát triển nhân tài công nghệ tại NIC.
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến ...
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và ông xã doanh nhân Đức Hải tình tứ trong chuyến du lịch cùng các con ở Hàn Quốc.
Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Không gian Việt Nam là cơ hội để bạn bè Argentina và khách quốc tế tìm hiểu thêm về đất nước, lịch sử, con người, văn hóa Việt Nam.
Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Vòng chung kết U23 châu Á 2024 tổ chức tại Qatar sẽ chính thức khép lại bằng trận chung kết trong mơ giữa U23 Nhật Bản và U23 Uzbekistan.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động