Thủ tướng Ấn Độ thăm Ukraine: Nghệ thuật 'đi trên dây' và thử làm một việc khó

Vy Anh
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị có chuyến thăm chỉ vài giờ tới Ukraine nhưng chắc chắn sẽ làm được nhiều điều, không chỉ vì lợi ích của Ấn Độ mà còn vị cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ 'đi trên dây' khi làm bạn với cả Ukraine và Nga
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (bên phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy vào tháng 6/2024. (Nguồn: Hindustan Times)

Không muốn mất đi những gì vốn có

Chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 23/8 này sẽ khiến Nga đặc biệt lưu tâm. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ tìm cách điều hướng quan hệ với hai đối tác vốn đối đầu nhau là Nga và phương Tây.

Ấn Độ là một trong số ít quốc gia có quan hệ thương mại và ngoại giao phát triển với cả hai bên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, gây nên căng thẳng toàn cầu, dẫn tới các lệnh trừng phạt đối với Điện Kremlin.

Tin liên quan
Mỹ, Nga thi nhau tỏ lòng với Ấn Độ, bên ca ngợi Mỹ, Nga thi nhau tỏ lòng với Ấn Độ, bên ca ngợi 'tương lai tươi sáng', nước khẳng định coi trọng quan hệ

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tìm cách giữ lập trường trung lập trong suốt cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng đã vấp phải sự chỉ trích vì duy trì quan hệ thương mại và ngoại giao chặt chẽ với Moscow.

Hiện tại, Ấn Độ dường như đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine thông qua chuyến thăm Kiev của Thủ tướng Modi vào tuần này, diễn ra theo lời mời của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Chuyến thăm của ông Modi sẽ là chuyến đi đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Ukraine kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập cách đây hơn 30 năm, khi quốc gia châu Âu này giành được độc lập vào năm 1991.

Rick Rossow, chuyên gia nghiên cứu chính sách Mỹ-Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định Ấn Độ có mối quan hệ "sâu sắc hơn nhiều" với Nga nhưng muốn cải thiện mối quan hệ song phương còn “non trẻ” với Kiev.

"Trong năm tài chính 2021-2022, thương mại hàng hóa của Ấn Độ với Ukraine chỉ đạt khoảng 3,4 tỷ USD so với 13 tỷ USD với Nga. Moscow đã cung cấp cho New Delhi quyền tiếp cận các loại vũ khí tiên tiến mà các nhà sản xuất lớn khác như Mỹ chỉ mới phê chuẩn xuất khẩu sang Ấn Độ gần đây...

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng có sinh viên đang học tập tại Ukraine, mua thiết bị quốc phòng từ Ukraine và Ukraine là một trong 50 đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ”, chuyên gia Rick Rossow phân tích đồng thời kết luận rằng quan hệ giữa Ấn Độ và Ukraine “không phải là không đáng kể”.

Bước ngoặt lịch sử

Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, đây sẽ là chuyến thăm “mang tính bước ngoặt và lịch sử”.

Tại cuộc họp báo về chuyến thăm, Vụ trưởng Vụ phương Tây của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Tanmaya Lal khẳng định, New Delhi có mối quan hệ thực chất và độc lập với cả Nga và Ukraine. Chuyến thăm này sẽ dựa trên sự hợp tác liên tục và lâu dài giữa Ấn Độ và Ukraine.

“Hòa bình lâu dài chỉ có thể đạt được thông qua các lựa chọn được cả hai bên chấp nhận. Về phần mình, Ấn Độ tiếp tục hợp tác với tất cả các bên liên quan”, ông Tanmaya Lal cho biết.

Phía Ukraine cho biết khi lãnh đạo hai nước trực tiếp gặp gỡ vào ngày 23/8, Thủ tướng Modi và Tổng thống Zelensky sẽ thảo luận về quan hệ song phương và hợp tác đa phương.

Quan hệ giữa Ukraine và Ấn Độ chắc chắn đang ở giai đoạn mới phát triển so với mối quan hệ giữa New Delhi và Moscow.

Trước đó, Thủ tướng Modi đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 7, đây là lần đầu tiên ông đến thăm Điện Kremlin kể từ năm 2019. Trong thời gian diễn ra cuộc gặp, xung đột Nga-Ukraine diễn biến trên thực địa rất gay gắt và vấp phải phản ứng trái chiều từ cộng đồng quốc tế.

Bất chấp những bình luận đó, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi đã chào nhau bằng cái ôm nồng ấm và Thủ tướng Modi đã gọi Tổng thống Putin là “người bạn thân mến”, đồng thời ca ngợi “sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau” giữa họ.

Ấn Độ cùng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Trung Đông được coi là số ít đối tác quốc tế của Nga có tiềm năng đóng vai trò là trung gian hòa giải tương lai giữa Nga và Ukraine.

Hiện tại, tiến trình hòa bình giữa Moscow và Kiev vẫn là viễn cảnh xa vời khi cuộc xung đột đang trong giai đoạn căng thẳng và cả hai bên còn tồn tại nhiều khác biệt về các điều khoản của một lệnh ngừng bắn.

Cầu nối cho hòa bình

Harsh V. Pant, Phó Chủ tịch Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) cho rằng Ấn Độ có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ra sáng kiến hòa bình trong tương lai.

“Tôi nghĩ Thủ tướng Modi luôn chú ý đến Ukraine vì về cơ bản, Ấn Độ có lợi ích lớn trong việc đảm bảo có được một cấu trúc an ninh ổn định ở châu Âu để đáp ứng được nguyện vọng của cả hai bên. Những gì Ấn Độ đã cố gắng làm là điều hướng phản ứng của mình đối với quan hệ Nga-Ukraine nói riêng và Nga-phương Tây nói chung", chuyên gia Pant đánh giá.

Ông Pant cho rằng chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh Ấn Độ mong muốn chấm dứt xung đột và “cả hai bên thực sự ngồi vào bàn đàm phán”. Ông Pant bổ sung thêm rằng theo quan điểm của Ấn Độ, nếu không có Nga trên bàn đàm phán, sẽ không thể đạt được giải pháp.

Ông Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ tại Myanmar và là thành viên tại tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại Gateway House có trụ sở tại Mumbai cũng chia sẻ nhận định trên. Thêm vào đó, ông cho rằng: “Nga là đồng minh truyền thống lâu đời và Ukraine cũng có quan hệ rất thân thiện với Ấn Độ. Đạt được sự cân bằng này là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt khi Ukraine nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phương Tây”.

Theo ông Bhatia, New Delhi không lo ngại chuyến thăm Kiev có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga.

Trong những tháng gần đây, Kiev đã nhiều lần tìm kiếm sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vấn đề giải quyết xung đột với Nga. Vào tháng 3 năm nay, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã có chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ để khuyến khích New Delhi tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine tại Thụy Sỹ vào tháng 6.

Dù tham gia hội nghị này, nhưng giống như nhiều quốc gia khác, Ấn Độ đã chọn không ký tuyên bố chung vì các cuộc thảo luận không có sự tham gia của Nga. Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố việc tham gia hội nghị phù hợp với cách tiếp cận nhất quán của nước này nhằm tạo điều kiện giải quyết xung đột một cách hòa bình và lâu dài thông qua đối thoại và ngoại giao.

Ngoài ra, các nhà phân tích nhận định chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi sẽ giúp Ấn Độ duy trì sự cân bằng trong chính sách đối ngoại.

Nga truy nã Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, Hungary phản ứng gắt với cả EU và NATO

Nga truy nã Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, Hungary phản ứng gắt với cả EU và NATO

Ngày 27/5, Bộ Nội vụ Nga thông báo đã đưa Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine, chuẩn tướng Vladimir Gorbatyuk, ...

Thành viên EU khẳng định phương Tây 'vượt lằn ranh đỏ' khi cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công Nga

Thành viên EU khẳng định phương Tây 'vượt lằn ranh đỏ' khi cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công Nga

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner đã lên tiếng chỉ trích việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ ...

Thỏa thuận thương mại duy nhất sắp kết thúc, Nga sẵn sàng gia hạn, Ukraine 'làm ngơ', tìm hướng đi mới

Thỏa thuận thương mại duy nhất sắp kết thúc, Nga sẵn sàng gia hạn, Ukraine 'làm ngơ', tìm hướng đi mới

Ukraine có hàng nghìn km đường ống ngầm đưa khí đốt tự nhiên của Nga tới Tây Âu. Trước khi Moscow tiến hành chiến dịch ...

Xung đột ở Ukraine: Tổng thống Zelensky tiết lộ kế hoạch tới hòa bình, các ngoại trưởng Mỹ và Ấn Độ họp bàn nước đi

Xung đột ở Ukraine: Tổng thống Zelensky tiết lộ kế hoạch tới hòa bình, các ngoại trưởng Mỹ và Ấn Độ họp bàn nước đi

Ngày 28/7, truyền thông châu Âu dẫn trả lời phỏng vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, vào cuối tháng 11, ông sẽ ...

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.

(theo CNBC, RT, DW)

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Lóng Sập-Pa Hang sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển giữa Sơn La và ...
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất ...
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên

G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên

Tại G20, các nhà lãnh đạo đã đồng thuận ý tưởng hợp tác để đảm bảo đánh thuế hiệu quả giới siêu giàu.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
EU bổ sung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố tại Mozambique

EU bổ sung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố tại Mozambique

Ngày 18/11, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) thông qua khoản hỗ trợ bổ sung 20 triệu Euro theo chương trình của Cơ sở hòa bình châu Âu (EPF).
Đức, Singapore và 'cú bắt tay lịch sử' tại G20

Đức, Singapore và 'cú bắt tay lịch sử' tại G20

Singapore và Đức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động