TIN LIÊN QUAN | |
Lễ khen thưởng các tài năng trẻ Việt Nam tại Czech | |
Tập trung xây dựng môi trường văn hoá giáo dục lành mạnh |
Dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng cho rằng trải qua 34 năm, kỷ niệm Ngày 20/11 luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc, là ngày hội lớn của toàn ngành Giáo dục và của mọi người dân Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nguồn: VGP |
“Ở nhiều nơi có những thầy cô giáo không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức cho các em học sinh trong những điều kiện khó khăn mà còn kiêm cả vai trò là người cha, người mẹ, chăm sóc, động viên từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của các em”, Thủ tướng nói.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trên cả nước, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương, hải đảo của Tổ quốc, Thủ tướng khẳng định Chính phủ và nhân dân ta luôn ghi nhớ, biết ơn tấm lòng, sự hy sinh và mọi cống hiến thầm lặng, không mệt mỏi của các thầy giáo, cô giáo.
Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đã luôn đi tiên phong cả nước về công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh và ĐHQG Hà Nội đã thực hiện rất tốt tầm nhìn và kỳ vọng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có công sáng lập hai ĐHQG này.
Chia sẻ với các sinh viên của Trường, Thủ tướng nêu rõ sinh viên hiện nay có trong tay những điều kiện kết nối, học tập và phát triển tốt nhất. Vấn đề là tận dụng và phát huy những điều kiện đó.
“Trong bài phát biểu đầu tiên khi được Đảng và nhân dân giao phó trách nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ, tôi đã nói rõ, chúng ta phải làm sao để con em nông dân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, có cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai”, Thủ tướng nói.
“Tôi kêu gọi các bạn hãy mạnh dạn hơn nữa, làm chủ việc học tập của chính mình. Sinh viên phải là người có trách nhiệm cao nhất với quyết định của mình, là người gánh chịu nhiều thiệt hại nhất nếu để lãng phí thời gian, tiền của trong quá trình học đại học”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với cán bộ chủ chốt ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: VGP |
Thủ tướng giao thêm “sứ mệnh thứ ba”
Tại cuộc làm việc với cán bộ chủ chốt ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng cho rằng ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đang đi đúng hướng, phát triển thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Chính phủ giao, cùng với ĐHQG Hà Nội luôn khẳng định vị thế là hai “cánh chim đầu đàn” trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, từng bước khẳng định uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, so với yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế phát triển, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh còn hạn chế, cần tập trung khắc phục sớm. Đó là chưa phát huy mạnh mẽ vai trò, vị trí đầu tàu, chưa có sự ảnh hưởng, lan toả rõ nét trong hệ thống; tính đổi mới, chủ động, sáng tạo trong quản lý và hoạt động chuyên môn chưa cao; chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học giá trị gắn với những vấn đề thực tiễn, yêu cầu phát triển của vùng và cả nước. Cơ sở vật chất chậm được hoàn thiện, hiện đại hóa.
Cho biết đã vào đọc trang web của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng bày tỏ nhất trí với hai sứ mệnh mà ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đã đề ra và đăng trên website của mình.
Đó là, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung sinh viên, giảng viên tài năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, đi đầu trong đổi mới đóng góp quan trọng trong phát triển đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ hai, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh được quản trị, điều hành, quản lý theo mô hình hệ thống đại học mẫu mực với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước xã hội, đồng thời tự kiểm soát và xây dựng môi trường sáng tạo khoa học tự do học thuật trong khu đô thị học thuật tiêu chuẩn.
Nêu tầm nhìn của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và tri thức Việt Nam, Thủ tướng cho rằng: “Văn hóa, tri thức Việt Nam, mấy chữ tuy ngắn gọn nhưng giáo dục, đào tạo được một con người như thế thì không hề đơn giản”.
“Theo tôi, chúng ta cần sứ mệnh thứ ba nữa. Đó là ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là nơi khởi nguồn những ước mơ khởi nghiệp, kiến tạo nên những thế hệ doanh nhân, nhà kỹ nghệ, nhà văn hóa, nhà khoa học, những con người xuất sắc ở những lĩnh vực khác nhau, góp phần làm rạng danh nền giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng giao thêm “sứ mệnh thứ ba” cho ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: VGP |
Thủ tướng yêu cầu ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai tốt hoạt động của khu công nghệ phần mềm với khẩu hiệu hệ sinh thái khởi nghiệp, môi trường dành cho nhà khởi nghiệp, công nghệ thông tin. Thủ tướng “đặt bài” đối với ĐHQG TPHCM là từ nay đến năm 2020 là tăng gấp đôi số lượng các bài báo khoa học công bố quốc tế so với hiện nay.
Cần phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Thủ tướng yêu cầu ĐHQG TP. Hồ Chí Minh xây dựng mô hình quản lý trường đại học hiện đại với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. “Tự chủ đại học là thuộc tính của đại học, nguồn gốc động lực phát triển. Cần trao quyền cho các trường”, Thủ tướng nói, đồng thời cho rằng tự chủ là trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội, không thể chỉ đòi hỏi tự chủ mà chưa chuẩn bị năng lực, nhận thức và trách nhiệm xã hội.
Đối với các bộ, ngành, địa phương, nhất là TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương, Thủ tướng đề nghị phải luôn sát cánh, hỗ trợ ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục hoàn thiện chính sách phù hợp theo từng giai đoạn ưu tiên phát triển giáo dục đạo và các cơ sở giáo dục trọng điểm của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô giáo trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: VGP |
Yêu cầu ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các trường đại học, các tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới, tiếp tục đẩy mạnh thu hút giảng viên, nhà khoa học ở nước ngoài có uy tín về làm việc, Thủ tướng đồng ý để ĐHQG TP. Hồ Chí Minh triển khai cơ chế thu hút người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao tham gia giảng dạy nghiên cứu tại trường. Đồng thời, giao TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương tạo điều kiện, có cơ chế đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng thực tiễn đối với ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giải phóng mặt bằng một cách dứt khoát, quyết liệt để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị ĐHQG TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.
Chuyện học đường nơi biên giới Mỹ - Mexico Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân tại khu vực biên giới giữa Mỹ ... |
Tập trung xây dựng môi trường văn hoá giáo dục lành mạnh Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), chiều 18/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà ... |