Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

TS. Vũ Đăng Minh
Ngày 8/4, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương, cả tầm khu vực và toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân chào đón Thủ tướng Kishida Fumio và phu nhân tại Nhà Trắng ngày 9/4. (Nguồn: Bloomberg)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân chào đón Thủ tướng Kishida Fumio và phu nhân tại Nhà Trắng ngày 9/4. (Nguồn: Bloomberg)

Lịch trình của Thủ tướng Kishida Fumio kín các sự kiện lớn: hội đàm với Tổng thống Joe Biden, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, dự Hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa Mỹ-Nhật-Philipines, thăm tiểu bang Bắc Carolina - nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xứ mặt trời mọc…

Chuyến thăm “một công nhiều việc” quan trọng, cả quốc phòng, an ninh, chính trị, kinh tế và khoa học công nghệ... Quốc phòng - an ninh là một trọng tâm. Mỹ hiện có khoảng 54.000 binh sĩ, 23 căn cứ quân sự ở Nhật Bản (nhiều nhất ở ngoài lãnh thổ), nhưng cơ chế phối hợp phải thông qua Bộ chỉ huy quân sự Mỹ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Hawaii.

Hai bên sẽ trao đổi, thỏa thuận tái cơ cấu, mở rộng chức năng Bộ chỉ huy quân sự tại Nhật Bản, tạo tiền đề hướng tới một “Bộ chỉ huy tác chiến chung” và có thể tích hợp một lực lượng chung, nâng cao khả năng răn đe, kịp thời ứng phó các tình huống phức tạp, bất ngờ. Mỹ và Nhật Bản hợp tác chế tạo, xuất khẩu thiết bị quân sự; chia sẻ tin tình báo… Đây là bước nâng cấp lớn nhất của liên minh quốc phòng - an ninh Mỹ-Nhật trong nhiều thập niên qua.

Tokyo và Washington trao đổi, thỏa thuận các vấn đề quan trọng trong hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ, như đầu tư, sản xuất chất bán dẫn, chuỗi cung ứng chip, trí tuệ nhân tạo (AI), vũ trụ… Đây là các lĩnh vực mũi nhọn của Mỹ và Nhật Bản, nhưng có khả năng Trung Quốc và một số nước sẽ vượt lên. Hai nước có tiềm năng, nhu cầu mở rộng, nâng tầm hợp tác, nhưng cũng phải tháo gỡ rào cản như vụ công ty Nippon Steel mua lại công ty US Steel hoặc Tokyo đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp…

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ-Nhật-Philippines trao đổi về quan hệ hợp tác nhiều mặt và các vấn đề quan tâm trong khu vực. Trên cơ sở quan hệ kinh tế, lịch sử, quốc phòng, an ninh song phương, hội nghị sẽ thúc đẩy quan hệ đồng minh, đối tác ba bên; chia sẻ tầm nhìn chung về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; thảo luận tuần tra chung hải quân, diễn tập chung, chia sẻ tin tình báo, hỗ trợ nâng cao năng lực bảo đảm an ninh trên biển… Các hiệp ước an ninh song phương (Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines) được cho là cơ sở để hướng tới một liên minh “tay ba”, nhưng có thể không định danh rõ như Bộ tứ (Quad) hay “liên minh tàu ngầm” (AUKUS).

Thông điệp quan trọng

Thứ nhất, Nhật Bản thay đổi mạnh mẽ chính sách quốc phòng, an ninh, nâng tầm vị thế quốc gia. Thủ tướng Kishida cho rằng xung đột ở Ukraine, khu vực Trung Đông và nguy cơ tiềm ẩn ở nhiều nơi khác cho thấy căng thẳng địa - chính trị gia tăng, môi trường an ninh quanh Nhật Bản ngày càng nguy hiểm, phức tạp, buộc Tokyo phải thay đổi chính sách, chiến lược phòng vệ.

Từ năm 2021, Thủ tướng Kishida dự định tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP vào năm 2027; tích cực tham gia các hoạt động, hợp tác quốc phòng, an ninh với đồng minh, đối tác; mở rộng xuất khẩu thiết bị quốc phòng, nâng cao năng lực tác chiến, khả năng răn đe và phản ứng với các thách thức.

Cùng với đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản đẩy mạnh quan hệ, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo… với các đồng minh, đối tác, đặc biệt là Mỹ, nhằm nâng cao vị thế, ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới; qua đó ghi điểm với cử tri trong nước trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ nội các chịu tác động tiêu cực từ sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP, giá cả leo thang và vụ bê bối gây quỹ của Đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP)…

Thứ hai, khẳng định vai trò, sức mạnh, sự bền vững, lâu dài và nâng tầm mối quan hệ liên minh Nhật Bản - Mỹ trên toàn cầu. Nhật Bản định vị Mỹ là đồng minh lâu đời, đối tác chiến lược toàn diện, hàng đầu ở khu vực và trên toàn cầu. Đối với Mỹ, Nhật Bản giữ vai trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở; vừa là hậu phương bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, vừa là chiến trường sẵn sàng triển khai lực lượng răn đe, đối phó với các đối thủ ở khu vực. Hai nước rất cần nhau, có nhiều lợi ích chung, có tiềm năng hợp tác về quốc phòng, an ninh, bổ trợ nhau về kinh tế, khoa học, công nghệ…

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên và cũng là lần phát biểu đầu tiên tại Quốc hội Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản sau chín năm kể từ lần công du của Thủ tướng Abe Shinzo tháng 4/2015. Qua chuyến thăm này, Washington và Tokyo muốn chứng tỏ mối quan hệ song phương phát triển rộng, sâu, hiện đại, bền vững lâu dài và “mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Diễn ra vào thời điểm chuyến thăm trước bầu cử Mỹ hơn sáu tháng, hai nhà lãnh đạo khẳng định Washington và Tokyo có vai trò rất quan trọng trong duy trì trật tự thế giới tự do và rộng mở, dựa trên pháp quyền; tự tin thúc đẩy vai trò dẫn dắt trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Quan hệ liên minh đang chứng tỏ “vững như bàn thạch”, không phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản: Tuyên bố bước nâng cấp quan trọng nhất, nói liên minh là 'ngọn hải đăng cho toàn thế giới'

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản: Tuyên bố bước nâng cấp quan trọng nhất, nói liên minh là 'ngọn hải đăng cho toàn thế giới'

Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có cuộc gặp kéo dài 2 giờ, tập trung thảo ...

Mỹ, Nhật Bản, Philippines sẽ tuần tra chung bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông

Mỹ, Nhật Bản, Philippines sẽ tuần tra chung bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông

Một quan chức Mỹ cho biết hải quân nước này cùng với Nhật Bản và Philippines sẽ triển khai các cuộc tuần tra hải quân ...

4 quốc gia tuyên bố tiến hành diễn tập hàng hải chung trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines

4 quốc gia tuyên bố tiến hành diễn tập hàng hải chung trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines

Bộ Quốc phòng Philippines ngày 6/4 thông báo quân đội Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines sẽ tiến hành “hoạt động hợp tác hàng hải” ...

Lịch trình bận rộn của Thủ tướng Nhật Bản ở Mỹ

Lịch trình bận rộn của Thủ tướng Nhật Bản ở Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đánh giá chuyến công du của ông tới Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chứng tỏ mối ...

Một quốc gia châu Á được 3 nước AUKUS 'chọn mặt gửi vàng'

Một quốc gia châu Á được 3 nước AUKUS 'chọn mặt gửi vàng'

Ngày 8/4, Australia-Anh-Mỹ tuyên bố đang xem xét khả năng hợp tác với một quốc gia ở châu Á trong các dự án công nghệ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Hamas và Fatah đạt thỏa thuận hòa giải tại Bắc Kinh

Hamas và Fatah đạt thỏa thuận hòa giải tại Bắc Kinh

Lực lượng Hamas và Fatah đạt được thỏa thuận 'đoàn kết dân tộc' sau các cuộc đàm phán với sự tham dự của 12 phe phái khác ở Palestine...
Vietlott 27/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/7 - Vietlott Power 27/7. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/7/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Trong phiên họp kín của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh việc ASEAN không đại diện cho bất kỳ thế lực nào.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động