Thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ và Ukraine: Hai chuyến thăm đặc biệt

Lưu Huỳnh
Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio tới Ấn Độ và Ukraine phản ánh mong muốn tăng cường vai trò của Nhật Bản trên cương vị Chủ tịch G7 và xa hơn nữa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nhật Bản Kishida gặp và hội đàm cùng người đồng cấp Ấn Độ Modi tại New Delhi, ngày 20/3. (Nguồn: AP)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida gặp và hội đàm cùng người đồng cấp Ấn Độ Modi tại New Delhi, ngày 20/3. (Nguồn: AP)

Tại Ấn Độ, song song với gặp gỡ người đồng cấp chủ nhà Narendra Modi, ông Kishida đã công bố Kế hoạch mới về “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP) với bốn trụ cột: duy trì hòa bình, giải quyết các vấn đề toàn cầu mới qua hợp tác cùng các nước khu vực, xây dựng kết nối toàn cầu trên nhiều nền tảng khác nhau và bảo đảm an toàn cho vùng biển, bầu trời rộng mở.

Để triển khai bốn trụ cột này, nhà lãnh đạo Nhật Bản cam kết chi 75 tỷ USD cho khu vực tới năm 2030 thông qua đầu tư tư nhân, khoản vay bằng đồng Yen, song song với tăng cường viện trợ thông qua hỗ trợ và trợ cấp chính phủ. Đồng thời, Tokyo sẽ hợp tác chặt chẽ với New Delhi trong củng cố, xây dựng sự ổn định ở Nam Á. Nhà lãnh đạo khẳng định: “FOIP là một tầm nhìn đang thu hút sự chú ý, khái niệm có tầm nhìn xa trông rộng nhằm bảo vệ pháp quyền và tự do”.

Cũng tại đây, Thủ tướng Kishida Fumio bất ngờ công bố ý định và tới thăm Ukraine ngay trong ngày 21/3. Tại đây, ông đặt vòng hoa tưởng niệm những người đã thiệt mạng tại thị trấn Bucha. Trong cuộc gặp gỡ Tổng thống Volodymyr Zelensky, nhà lãnh đạo Nhật Bản công bố một gói viện trợ phi quân sự mới trị giá 30 triệu USD và viện trợ tái thiết 470 triệu USD, bên cạnh 7 tỷ USD đã triển khai trước đó.

Tình hình Ukraine: Kiev ca ngợi chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản, muốn Bắc Kinh làm một điều, Trung Quốc tuyên bố 'không thiên vị'. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Nhật Bản Kishida tại Kiev, ngày 21/3. (Nguồn: Reuters)

Có một vài điểm thú vị trong hai chuyến công du này.

Trước hết, chúng cho thấy nỗ lực tăng cường sự hiện diện quốc tế của Nhật Bản trong năm nước này đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7). Dù không thuộc G7, song Ấn Độ lại có vị thế quan trọng và hiện là Chủ tịch của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Với những gì đang diễn ra hiện nay, vấn đề Ukraine sẽ tiếp tục là trọng tâm thảo luận tại thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản vào tháng Năm tới.

Tuy nhiên, hai chuyến thăm cho thấy hai câu chuyện khác nhau. Thời gian qua, ông Kishida Fumio đã đối mặt với sức ép nội bộ cũng như từ phần còn lại của G7 về công du Ukraine trong năm Nhật Bản đảm nhiệm cương vị Chủ tịch của khối. Vì thế, chuyến thăm Kiev ngày 21-22/3 góp phần giải tỏa phần nào áp lực cho nhà lãnh đạo này. Đồng thời, gói viện trợ được công bố tại đây cũng khẳng định cam kết của Nhật Bản với Ukraine dù khác với phần còn lại của G7, nó chỉ cung cấp các nhu yếu phẩm, mặt hàng, trang thiết bị phi quân sự.

Trong khi đó, chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio tới Ấn Độ và FOIP lại hướng tới tầm nhìn dài hạn trong chiến lược “phía Nam toàn cầu”.

Chẳng phải ngẫu nhiên, New Delhi được ông chọn làm nơi công bố chiến lược đặc biệt này. Trước hết, đó là nỗ lực xoa dịu đất nước Nam Á sau khi Ngoại trưởng Hayashi Yoshimasa phải bỏ họp tại đây hồi đầu tháng để góp mặt tại Quốc hội. Đồng thời, sự lựa chọn này có ý nghĩa lịch sử bởi như ông Kishida nêu, đây là nơi cố Thủ tướng Abe Shinzo lần đầu tiên gắn kết khái niệm Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với nhau năm 2016, cơ sở phát triển tầm nhìn FOIP ngày nay.

Quan trọng hơn, giữa tuần trước, Tokyo đã công bố Sách trắng về “phía Nam toàn cầu” (Global South). Đây là thuật ngữ chỉ chung các nước đang phát triển và kém phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, thay cho “thế giới thứ ba”, vốn dùng để chỉ các nước không ngả theo Mỹ hay Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Theo đó, Nhật Bản nhấn mạnh cam kết phát triển quan hệ và hỗ trợ những quốc gia này.

Trong số đó, Ấn Độ nổi lên như một nước chủ chốt với tầm ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự ngày càng lớn. Vì thế, Tokyo mong muốn củng cố mối quan hệ với thành viên cùng thuộc Bộ tứ để thúc đẩy mạnh mẽ hơn chiến lược của mình, hướng tới xây dựng mạng lưới các nước chung sự “đồng điệu” về lợi ích.

Qua đó, ông Kishida mong muốn kế thừa “ngoại giao đa hướng” trước đó và phát triển thành “ngoại giao hiện thực chủ nghĩa trong kỷ nguyên mới”, với Nhật Bản đóng vai trò chủ động, tích cực hơn trong thế giới vô vàn biến động hiện nay.

Thủ tướng Nhật Bản thăm New Delhi, hé lộ sắp tung kế hoạch mới về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thủ tướng Nhật Bản thăm New Delhi, hé lộ sắp tung kế hoạch mới về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio mới đây đã hé lộ một kế hoạch mới về "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng ...

Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm chính thức Ấn Độ, dự kiến sẽ làm điều này

Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm chính thức Ấn Độ, dự kiến sẽ làm điều này

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi thông báo, sáng 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã bắt đầu chuyến thăm ...

Thủ tướng Nhật Bản thăm Ấn Độ: Bắt tay thúc đẩy hợp tác toàn cầu và song phương, có gì trong kế hoạch mới được tung ra?

Thủ tướng Nhật Bản thăm Ấn Độ: Bắt tay thúc đẩy hợp tác toàn cầu và song phương, có gì trong kế hoạch mới được tung ra?

Ngày 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đến thủ đô New Delhi (Ấn Độ) và hội đàm cùng người đồng cấp nước chủ ...

Truyền thông Nhật Bản: Thủ tướng Kishida bất ngờ tới Ukraine

Truyền thông Nhật Bản: Thủ tướng Kishida bất ngờ tới Ukraine

Kyodo đưa tin, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng nước này Kishida Fumio sẽ tới Ukraine vào ngày 21/3 (giờ ...

Tình hình Ukraine: Kiev ca ngợi chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản, muốn Bắc Kinh làm một điều, Trung Quốc tuyên bố 'không thiên vị'

Tình hình Ukraine: Kiev ca ngợi chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản, muốn Bắc Kinh làm một điều, Trung Quốc tuyên bố 'không thiên vị'

Ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Ukraine chào mừng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đến Kiev.

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động