Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Minh Vương
Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần “tái khởi động” quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim tại thủ đô Kuala Lumpur ngày 19/6. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim tại thủ đô Kuala Lumpur ngày 19/6. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức New Zealand, Australia và Malaysia từ ngày 13-20/6. Có gì đặc biệt trong chuyến công du này?

Thăm “người bạn tốt”

Điểm dừng chân đầu tiên của ông là Wellington. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Trung Quốc tới New Zealand trong bảy năm qua. Trước cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Christopher Luxon, Thủ tướng Lý Cường nói nhiều lời “có cánh” về quan hệ song phương, cho rằng “những người bạn tốt luôn cảm thấy gần gũi, dù có xa nhau” và hai nước có “mối quan hệ của những lần đầu tiên”.

Về nội dung trao đổi, ông cho biết, hai bên “thảo luận sâu sắc về quan hệ song phương và vấn đề cùng quan tâm, làm sâu sắc hơn trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực”, cũng như tiến tới nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Tại Wellington, hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận song phương về thương mại và chống biến đổi khí hậu. Theo Thủ tướng Trung Quốc, nhu cầu của nước này với sản phẩm về sữa, thịt bò và thịt cừu New Zealand đang tăng. Hiện Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Wellington, với kim ngạch thương mại đạt 23,27 tỷ USD. Tuyên bố miễn thị thực đơn phương cho công dân New Zealand, hợp tác sâu sắc hơn nữa trong thương mại, nông nghiệp, cũng như trao đổi dịch vụ và thương mại điện tử xuyên biên giới, tiếp tục củng cố vị trí này của Trung Quốc.

Song, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc thừa nhận, “việc chúng ta không phải lúc nào cũng đồng thuận là điều bình thường”. Một trong số đó là việc New Zealand cân nhắc gia nhập trụ cột II của Hiệp ước đối tác an ninh Australia - Anh - Mỹ (AUKUS), thỏa thuận được Bắc Kinh coi là để đối phó với nước này. Tháng trước, Đại sứ Trung Quốc Vương Tiểu Long đã cảnh báo kịch bản này có thể được coi là New Zealand đang “chọn bên”. Ngoài ra, Thủ tướng Christopher Luxon cho biết đã đề cập với người đồng cấp Trung Quốc “một số vấn đề về giá trị cốt lõi với New Zealand”, bao gồm nhân quyền và can thiệp của nước ngoài.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh: “Những khác biệt này không nên trở thành rào cản đối với trao đổi, hợp tác giữa hai nước”.

Hàn gắn là trọng tâm

Tuy nhiên, tâm điểm của truyền thông quốc tế lại là chuyến thăm Australia của Thủ tướng Lý Cường. Ông là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Australia trong bảy năm qua. Nhưng khác với New Zealand, tại Australia, Thủ tướng Lý Cường tập trung hàn gắn, củng cố quan hệ. Bởi lẽ, căng thẳng song phương mới có chiều hướng “hạ nhiệt” sau chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Do đó, hai nước cần hành động nhiều hơn để đẩy nhanh quá trình này.

Trung Quốc đã thể hiện thiện chí khi dỡ bỏ thuế quan đối với nhiều sản phẩm nhập khẩu Australia như rượu vang, than đá và đại mạch trước thềm chuyến thăm. Đáp lại, Tòa nhà Quốc hội Australia đón Thủ tướng Lý Cường với đội danh dự, 19 loạt đại bác chào mừng cùng đại tiệc với hơn 300 khách mời.

Kết quả hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo cho thấy kết quả thực chất. Trung Quốc sẽ xem xét miễn thị thực đơn phương cho công dân Australia; ra tuyên bố chung, nhấn mạnh về mối quan hệ “trưởng thành, ổn định và tích cực” và chứng kiến ký kết năm văn kiện hợp tác. Hai bên cũng sẽ mở rộng hợp tác năng lượng và khai khoáng, duy trì liên lạc và phối hợp để bảo đảm hòa bình, thịnh vượng tại khu vực.

Tuy nhiên, hướng đi đối mặt không ít thách thức. Một trong số đó tiếp tục là sự tham gia tích cực của Australia trong AUKUS. Thủ tướng Albanese cho biết đã đề cập vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, tình hình ở Thái Bình Dương và xung đột Nga - Ukraine trong hội đàm. Tuy nhiên, ông khẳng định, hai bên “có những khác biệt. Đó là lý do tại sao đối thoại thẳng thắn lại quan trọng”.

Củng cố lòng tin chiến lược

Cuối cùng, mở rộng hợp tác là chủ đề chính tại Malaysia, điểm dừng chân thứ ba của Thủ tướng Trung Quốc từ 18-20/6. Chuyến thăm diễn ra khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm hữu nghị Trung Quốc - Malaysia. Ngay khi tới Kuala Lumpur, Thủ tướng Lý Cường đề cao “lòng tin chiến lược vững chắc”, khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác, “phối hợp các chiến lược phát triển, làm sâu sắc hơn hợp tác cùng có lợi, tăng cường trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa hai nền văn hóa”.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn đài Guancha (Trung Quốc), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhấn mạnh coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc - chỉ riêng trong năm 2023, ông hai lần tới thăm cường quốc châu Á. Đáng chú ý, ông Ibrahim cho biết, Kuala Lumpur sẽ sớm khởi động quá trình gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) một khi nhận được phản hồi từ Moscow, nước Chủ tịch BRICS năm nay. Ông kêu gọi Trung Quốc, thành viên sáng lập nhóm, ủng hộ tiến trình này. Thủ tướng Anwar Ibrahim ủng hộ Bắc Kinh sớm gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tại Kuala Lumpur, hai Thủ tướng dự lễ ký biên bản ghi nhớ về Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI), cùng kế hoạch hợp tác kinh tế. Hai nhà lãnh đạo chứng kiến trao đổi một số văn kiện hợp tác về nông nghiệp, công nghệ số, phát triển xanh, du lịch, nhà ở, phát triển đô thị, đào tạo đại học, khoa học và công nghệ. Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Kuala Lumpur 15 năm qua, kim ngạch song phương tăng 11,4% trong năm tháng đầu năm. Thủ tướng Trung Quốc dự lễ động thổ Tuyến đường sắt bờ Đông (ECRL) trị giá 10 tỷ USD tại bang Selangor, dự án thuộc BRI từng gây nhiều tranh cãi ở Malaysia.

Chuyến công du ba nước của Thủ tướng Lý Cường cho thấy mục tiêu rõ ràng của Bắc Kinh nhằm hàn gắn quan hệ với Australia, tăng cường hợp tác với New Zealand và Malaysia, hướng tới mở rộng, đa dạng hóa đối tác trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington, châu Âu và ngay cả với một số nước khu vực vẫn ẩn chứa nhiều phức tạp, khó lường.

Căng thẳng Trung Quốc-EU: Phát hiện 'củ cà rốt' hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những 'cây gậy' nào?

Căng thẳng Trung Quốc-EU: Phát hiện 'củ cà rốt' hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những 'cây gậy' nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu ...

Bộ trưởng Tài chính Mỹ lên tiếng về thuế quan áp lên Trung Quốc, hé lộ đề xuất của ông Trump

Bộ trưởng Tài chính Mỹ lên tiếng về thuế quan áp lên Trung Quốc, hé lộ đề xuất của ông Trump

Ngày 20/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bảo vệ rằng, quyết định tăng thuế của Tổng thống Joe Biden đối với một ...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức New Zealand

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức New Zealand

Ngày 13/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã đến Wellington trong khuôn khổ chuyến thăm 6 ngày đến New Zealand và Australia.

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Ngày 13/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tới thủ đô Wellington, bắt đầu chuyến công du New Zealand và Australia. Chuyến đi tập ...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường công du Malaysia

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường công du Malaysia

Bộ Ngoại giao Malaysia vừa ra thông cáo cho biết, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức quốc gia Đông Nam Á này ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu phi đang phải đối mặt với những thách thức có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và ngày càng trầm trọng hơn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc từ ngày 5-10/11 tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, Trung Quốc.
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Hội nghị thượng đỉnh BRICS có thể ‘nhấn ga’ tái thiết tài chính toàn cầu, khi đó "chiến dịch trường kỳ" phi USD hóa được đẩy nhanh, SWIFT lung lay...
Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Hồi 13h ngày 23/10, bão Trà Mi, vị trí tâm vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm 'Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng' là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao trong bối cảnh còn hơn 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (5/11).
Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, tên lửa chiến lược là cốt lõi trong lực lượng răn đe chiến tranh của nước này.
Liên đoàn Arab kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Israel, cảnh báo nguy cơ Houthi tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ

Liên đoàn Arab kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Israel, cảnh báo nguy cơ Houthi tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ

Liên đoàn Arab kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Israel.
Đức lập lực lượng chỉ huy Baltic mới đã chạm vào giới hạn của Nga? Moscow hành động khẩn, cảnh báo hậu quả 'cực kỳ nghiêm trọng'

Đức lập lực lượng chỉ huy Baltic mới đã chạm vào giới hạn của Nga? Moscow hành động khẩn, cảnh báo hậu quả 'cực kỳ nghiêm trọng'

Đức đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm chỉ huy Baltic và khánh thành trụ sở của lực lượng trên, khiến Nga lập tức phản đối.
Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn'

Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn'

Bộ Ngoại giao Ba Lan quyết định đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Poznan, đồng thời ra lệnh trục xuất tất cả nhân viên của cơ quan này về nước.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Tầng lớp trí thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia 'kỳ phùng địch thủ'.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Phiên bản di động