Nhỏ Bình thường Lớn

Thuận Châu bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La các sở, ngành của tỉnh, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, Nhân dân các dân tộc trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu trong 9 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực.
Toàn cảnh thị trấn Thuận Châu, Sơn La. (Nguồn: Báo Sơn La)
Toàn cảnh thị trấn Thuận Châu, Sơn La. (Nguồn: Báo Sơn La)

Điểm sáng kinh tế - xã hội

Trong 9 tháng năm 2023, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của huyện được duy trì phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân đạt được kết quả quan trọng; các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, đời sống của các tầng lớp dân cư cơ bản ổn định; các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, thông tin có nhiều tiến bộ; công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được tập trung chỉ đạo và có những chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Cụ thể, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2023 diễn ra trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nắng nóng, khô hạn, mưa ít nên cây trồng kém phát triển. Trong 9 tháng đầu năm, toàn huyện đã tổ chức gieo cấy, chăm sóc được 1.833 ha lúa chiêm xuân, bằng 98% kế hoạch, sản lượng ước đạt 10.815 tấn; trồng được 1.971 ha lúa mùa, đạt 101% kế hoạch, 6.085 ha ngô xuân hè, bằng 107% kế kế hoạch; 84 ha khoai sọ, đạt 56% kế hoạch. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây trồng; đảm bảo nguồn nước cung cấp phục vụ sản xuất.

Trong đó, chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chăm sóc, thâm canh diện tích công nghiệp hiện có, trồng mới cây ăn quả, công nghiệp dài ngày. Tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 4.200 ha, sản lượng quả các loại ước đạt 3.520 tấn; chăm sóc tốt 1.432 ha cây chè; 5.653 ha cây cà phê; diện tích cây cao su hiện cso 1.658 ha, sản lượng thu hoạch 9 tháng đạt 1.338 tấn mủ, bằng 33,5% kế hoạch.

Về chăn nuôi gia súc, gia cầm duy trì phát triển ổn định, đa số các loại vật nuôi có tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng so với cùng kỳ năm trước, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tuy nhiên đầu năm xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại bản Sẳng, xã Chiềng Ngàm, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện kịp thời các biện pháp tiêu hủy vật nuôi mắc bệnh, phun tiêu độc khử trùng, không để dịch bệnh lây lan. Đến nay, tổng đàn trâu có 9.430 con, đàn bò có 51.938 con, đàn lợn có 72.210 con; đàn gia cầm có 733.935 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6.570 tấn...

Cùng với đó, sản xuất lâm nghiệp được đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, tập trung công tác chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng, chuẩn bị đủ số lượng, chất lượng cây giống phục vụ trồng mới rừng và trồng cây phân tán; tăng cường công tác phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chè là cây trồng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. (Nguồn: TTXVN)
Chè là cây trồng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. (Nguồn: TTXVN)

Về lĩnh vực thủy sản, huyện tiếp tục khai thác tốt diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; phát triển nuôi cá lồng, bè tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. Tổ chức thành công lễ thả bổ sung cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, hưởng ứng Ngày truyền thống Ngành thủy sản Việt Nam 1/4 tại xã Liệp Tè với tổng số 17.000 con cá giống các loại. Toàn huyện hiện có 653 lồng cá, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 418 ha, bằng 100% kế hoạch, sản lượng khai thác nuôi trồng thủy sản 6 tháng đạt 965 tấn, bằng 74,2% kế hoạch.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 9 tháng của huyện tiếp tục được duy trì phát triển phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn cụ thể gạch các loại đạt 24,5 triệu viên; đá đạt 41 nghìn m3; nước máy thương phẩm ước đạt 0,5 triệu m3. Tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án thủy điện Nậm Hóa 1 và thủy điện Nậm Hóa 2, xã Mường Bám...

Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3.865 tỷ đồng, bằng 76,1% so với kế hoạch. Thị trường hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; kiểm soát việc đăng ký, kê khai, niêm yết giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo bình ổn giá cả thị trường và lưu thông hàng hóa.

Ban hành và triển khai kế hoạch xuất nhập các sản phẩm nông sản năm 2023; tổ chức thành công “Phiên chợ vùng cao Co Mạ năm 2023”; chuẩn bị các điều kiện tham dự “Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất năm 2023”; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiêu thụ nông sản cho nông dân. Duy trì hoạt động điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của huyện. Tổng giá trị hàng hóa tham gia 9 tháng ước đạt 198 tỷ đồng.

Về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện; tuyên truyền, vận động xã, bản và nhân dân trên địa bàn tham gia xây dựng nông thôn mới; tăng cường hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn; đẩy mạnh triển khai chương trình “Ngày về cơ sở xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn xã Chiềng Pha, Chiềng La; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra xã Chiềng Pha, Chiềng La thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” năm 2023.

Cùng với đó, một số lĩnh vực công tác khác trong 9 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn huyện Thuận Châu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao so với cùng kỳ năm 2022.

Các sản phẩm thanh long, chanh leo, chè của Thuận Châu... đã xuất khẩu sang Nga, Trung Quốc... (Nguồn: VOV)
Các sản phẩm thanh long, chanh leo, chè của Thuận Châu... đã xuất khẩu sang Nga, Trung Quốc... (Nguồn: VOV)

Nỗ lực giảm nghèo đa chiều

Năm 2023, huyện Thuận Châu, tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống. Huyện cũng chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.

Thực hiện mục tiêu huyện thoát nghèo vào năm 2025, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch giảm nghèo; chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Huyện triển khai các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất.

Hiện toàn huyện có 16.026 lượt hộ được vay 722 tỷ đồng vốn ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư phát triển sản xuất. Các cơ quan chuyên môn của huyện đã bám sát từng địa bàn, phối hợp với các xã hướng dẫn nhân dân cách trồng, chăm sóc, cải tạo vườn tạp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sản xuất theo quy trình VietGAP, sản xuất an toàn.

Theo thống kê, Thuận Châu có hơn 4.300 ha cây ăn quả các loại và 5.167 ha sơn tra; 11 chuỗi liên kết sản xuất; 21 chuỗi cung ứng nông sản an toàn; 6 mã số vùng trồng gồm các sản phẩm như xoài, nhãn, thanh long; 107 ha cây trồng được sản xuất theo hướng hữu cơ. Huyện có 11 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu chứng nhận bảo hộ. Các sản phẩm thanh long, chanh leo, chè... đã xuất khẩu sang Nga, Trung Quốc... Huyện cũng có 5 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt, nhân dân trong huyện cũng tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, ở các xã vùng cao, bà con ngày càng mở rộng diện tích trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc nhốt chuồng.

Cùng với việc phát triển mạnh ngành nông nghiệp, huyện Thuận Châu đang khai thác tiềm năng, lợi thế, tăng cường các hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch; tập trung quy hoạch, thu hút đầu tư và phát triển du lịch đèo Pha Đin; quan tâm, khuyến khích đầu tư xây dựng các điểm du lịch cộng đồng tại xã Mường É, Phổng Lái gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang sinh sống trên địa bàn.

Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Với quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2023, tạo tiền đề quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025, trong 3 tháng cuối năm 2023 huyện Thuận Châu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai các nhiệm vụ trọng tâm và một số giải pháp như: đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho các thành phần kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đổi thay ở Mường Trai

Đổi thay ở Mường Trai

Cuộc sống của người dân ở xã vùng cao Mường Trai (Mường La, Sơn La) ngày càng khởi sắc rõ nét. Giờ đây, người dân ...

Lưu học sinh Lào rộn ràng đón Tết cổ truyền Bunpimay tại Thừa Thiên - Huế và Sơn La

Lưu học sinh Lào rộn ràng đón Tết cổ truyền Bunpimay tại Thừa Thiên - Huế và Sơn La

Chương trình Tết cổ truyền Bunpimay được tổ chức chu đáo, trang trọng với đầy đủ các nghi lễ truyền thống, tạo bầu không khí ...

Kết nối du lịch văn hóa và trải nghiệm từ Hà Nội tới Bắc Giang và Mộc Châu (Sơn La)

Kết nối du lịch văn hóa và trải nghiệm từ Hà Nội tới Bắc Giang và Mộc Châu (Sơn La)

Tuyến du lịch văn hóa Hà Nội-Bắc Giang và tuyến du lịch trải nghiệm Hà Nội-Mộc Châu (Sơn La) là hai sản phẩm du lịch ...

Du lịch Bắc Yên ghé 'thiên đường mây' Tà Xùa: Điểm đến hấp dẫn còn hoang sơ của tỉnh Sơn La

Du lịch Bắc Yên ghé 'thiên đường mây' Tà Xùa: Điểm đến hấp dẫn còn hoang sơ của tỉnh Sơn La

Không nổi tiếng rầm rộ như Mộc Châu, huyện Bắc yên, Sơn La lại hấp dẫn du khách bởi không khí trong lành và mát ...

Giới thiệu sản phẩm mận Sơn La trong các suất ăn hàng không Việt Nam

Giới thiệu sản phẩm mận Sơn La trong các suất ăn hàng không Việt Nam

Việc sản phẩm mận Sơn La trở thành suất ăn của Vietnam Airlines là cơ hội tiếp tục khẳng định chất lượng, thương hiệu cho ...