TIN LIÊN QUAN | |
Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot | |
Công nghiệp 4.0 tác động gì đến ngành dệt may Việt Nam? |
Dự án nhằm mục tiêu góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm tranh chấp lao động thông qua việc thúc đẩy đối thoại xã hội tại nơi làm việc và thương lượng tập thể ở Việt Nam, mà trước hết là thúc đẩy đối thoại xã hội tại nơi làm việc và thương lượng tập thể thực chất ở ngành dệt may.
Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020 trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Chiến lược Đổi mới Chuỗi cung ứng ngành may - một sáng kiến nhằm cải thiện điều kiện lao động trong ngành dệt may, với sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao Hà Lan, trong đó, Việt Nam là một trong tám quốc gia dự án đã và đang triển khai.
Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ Dự án Thúc đẩy đối thoại xã hội tại nơi làm việc và thương lượng tập thể thực chất trong ngành dệt may. (Ảnh: B.N) |
Phát biểu tại Lễ ký kết, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng, tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Khi tham gia vào các hiệp định, Việt Nam cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn về lao động của quốc tế. “Đối với ngành dệt may, lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu khá lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn cao, nên trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, tổ chức công đoàn phải luôn phối hợp giám sát tiêu chuẩn lao động tại các doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ của Công đoàn Hà Lan, tổ chức công đoàn Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy thương lượng tập thể tại nơi làm việc thực chất”, ông nói.
Theo bà Tống Thị Minh, Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào nhiều các FTA thì ngành dệt may cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất là nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với mục tiêu nâng cao chất lượng lao động trong ngành dệt may, dự án sẽ hướng vào các nội dung, lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, những kinh nghiệm và đề xuất của dự án sẽ được các cơ quan Chính phủ, cơ quan chức năng ghi nhận và điều chỉnh.
Động lực nào giúp ngành dệt may khởi sắc? Các chuyên gia ngành dệt may dự báo, năm 2018, ngành dệt may sẽ khởi sắc hơn năm 2017. Tuy vậy, toàn ngành vẫn phải ... |
Dệt may Việt Nam trước cơ hội từ các FTA Là ngành hội nhập sớm, các doanh nghiệp dệt may đã và đang tranh thủ tận dụng những cơ hội về mở rộng thị trường ... |
Ngành dệt may: Tìm cách “hóa giải” những băn khoăn! Để giải quyết thành công bài toán thị trường trong nước và xuất khẩu, ngoài việc chú trọng phát triển thương hiệu, chủ động phòng ... |