Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế. Ảnh minh họa: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tặng hoa Tổng thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế.
Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.
Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.
Các trường hợp đặc biệt, thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
| Tìm hiểu về 5 loại chuyến thăm trong nghi lễ đối ngoại Thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ, thăm cá nhân là danh nghĩa chuyến thăm của khách cấp cao ... |
| Những cụm từ thường gặp trong nghi lễ đối ngoại (Phần 2) Trong phạm vi Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại, nhắc đến các cụm từ như 'lễ đón cấp nhà nước', 'lễ đón ... |