"Thuốc giảm sốt" có tên ngoại giao nhân dân

Trước kia cũng như bây giờ, khi quan hệ chính trị Trung - Nhật bế tắc thì giao lưu nhân dân lại nổi lên như một liều thuốc xoa dịu cơn căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lễ hội Nhật Bản tại Trung Quốc.

Ngoại giao nhân dân có thể tiếp cận với đối tượng và mục tiêu một cách nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn trong những điều kiện mà ngoại giao chính thức của nhà nước khó thực hiện được hoặc thực hiện ít hiệu quả. Điển hình là ngoại giao bóng bàn năm 1971 mở đường cho chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc. Khi đó Nhật Bản đã đóng vai trò trung gian khi đăng cai 31 trận đấu của đội bóng bàn Mỹ và Trung Quốc. Giờ đây, đến lượt Nhật Bản và Trung Quốc lại phải có nỗ lực tương tự.

Cách tiếp cận gần gũi

Trung Quốc là điểm đến hàng đầu của khách du lịch và nhà đầu tư Nhật Bản sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972. Giai đoạn này, các khảo sát cho thấy 80% người Nhật thiện cảm và đánh giá cao hợp tác với Trung Quốc. Sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông từ trần năm 1976, hai bộ phim Nhật Bản Kimi Yo Fundo No Kawa O Watare và Khăn tay vàng với sự góp mặt của diễn viên Ken Takakura nằm trong số những phim nước ngoài đầu tiên được chiếu tại Trung Quốc. Khi ông qua đời tháng 11/2014, nhiều người Trung Quốc trong độ tuổi 50 đã khóc thương bởi diễn viên tài năng này là một phần kỷ niệm trong họ.

Trước khi nghệ thuật manga và anime được phổ biến trên toàn thế giới, người dân Trung Quốc đã được tiếp cận Ikkyu-san và Astro Boy là những phim hoạt hình Nhật nổi tiếng nhất tại Trung Quốc và ca khúc chủ đề được trẻ em nước này yêu thích nhất thập niên 1980 - 1990.

Khi đứng đầu Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã mời 3.000 thanh niên Nhật đến thăm Trung Quốc, trong đó có con trai Thủ tướng Nakasone. Ông Hồ Cẩm Đào còn phân công con gái của mình làm hướng dẫn viên cho quý tử nhà Nakasone. Ai cũng biết chính ông Nakasone đã tham gia việc thiết lập một "trạm giải khuây" trong chiến tranh và thường xuyên đến thăm đền Yasukuni khi làm Thủ tướng. Những tưởng Bắc Kinh sẽ phản ứng gay gắt nhưng ông Hồ Cẩm Đào là người có quan điểm ôn hòa, tầm nhìn xa đã chủ trương đề xuất với Trung Nam Hải xây dựng quan hệ hữu nghị ở cấp độ nhân dân. Sau sự kiện Thiên An Môn, về mặt chính trị, Nhật Bản là cường quốc đầu tiên gia tăng biện pháp trừng phạt Bắc Kinh nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc. Cuối thế kỷ XX, du học sinh Trung Quốc tại Nhật Bản nhiều hơn bất kỳ nước nào khác.

Hàn gắn tình cảm

Xung đột giữa hai nước bắt đầy gia tăng nửa sau thập niên 1990, thiện cảm của người Nhật dành cho Trung Quốc giảm dần còn khoảng 50%. Đến năm 2014, theo một khảo sát của BBC World Service Poll, chỉ có 3% người Nhật xem sự trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc là tích cực, 73% cho rằng nhận thức và hành động của Trung Quốc không có lợi cho thế giới. Có 5% người Trung Quốc nhìn nhận tích cực về Nhật Bản, 90% thể hiện quan điểm tiêu cực.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hiểu biết thông qua giao lưu nhân dân, đặc biệt là trong giới trẻ, hai chính phủ đang bắt đầu hành động. Tháng 6/2014, khi lần đầu tiên một thành viên Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe thăm Bắc Kinh, Bộ trưởng Giao thông Akihiro Ota và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông đã nhất trí sẽ cải thiện tình cảm công chúng ở hai nước dành cho nhau.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh đã đồng tài trợ cuộc thi nói và viết tiếng Nhật, mời 2.000 thanh niên Trung Quốc sang thăm Nhật Bản. Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo bảo trợ cho tất cả các cuộc thi viết về quan hệ song phương và mời người chiến thắng tham quan Trung Quốc trong một tuần. Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức nhộn nhịp tại các địa phương xa xôi.

Bất chấp căng thẳng chính trị, năm 2014, Nhật Bản đón 2,4 triệu lượt khách từ Trung Quốc đại lục. Khoảng 2,88 triệu khách Nhật đến Trung Quốc. Nhờ việc Tokyo nới lỏng thủ tục làm visa, miễn thuế và đồng Yên yếu hơn, Trung Quốc đang dẫn đầu số lượng khách nước ngoài đến xứ sở Mặt trời mọc năm 2015. Bên cạnh việc thích các sản phẩm chất lượng cao của Nhật Bản như gạo, bếp, bộ lọc không khí, hầu hết người Trung Quốc sau khi du lịch đều có ấn tượng tích cực về xứ sở anh đào. Trên The diplomat, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Nhật Bản đánh giá: "Việc gia tăng khách Trung Quốc đến Nhật Bản sẽ góp phần xây dựng sự hiểu biết sâu dần giữa nhân dân hai nước".

Khi môi trường quốc tế ngày càng rộng mở, vai trò đối ngoại của mỗi cá nhân dù ở tư cách nào cũng đều quan trọng, không chỉ các nhà ngoại giao. Ngoại giao nhân dân như một "liều thuốc giảm sốt", hạ nhiệt căng thẳng cho cặp quan hệ song phương quan trọng này của thế giới trong khi chờ đợi nhiều giải pháp đồng bộ khác. Đó là kinh nghiệm cho các quốc gia đang gặp phải vấn đề tương tự.

Nguyên Bảo


“Mới đây, Tôi có cuộc nói chuyện tại Đại học ở Kyoto. Các sinh viên trẻ có cách tiếp cận hợp lý khi đặt ra câu hỏi cả Nhật Bản và Trung Quốc cần làm gì để cải thiện quan hệ. Điều đó cần xuất phát từ thái độ của chính phủ và nỗ lực của nhân dân hai nước, chứ không nên đổ lỗi cho lý do khác”.

Phó Giáo sư Zhiqun Zhu, Giám đốc Viện Trung Quốc - Đại học Bucknell, Mỹ, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Doshisha, Nhật Bản

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động