Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Một bàn tay không thể vỗ thành tiếng

Chia sẻ với Thế giới & Việt Nam về triển vọng của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai dự kiến diễn ra  tại Hà Nội vào cuối tháng Hai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Dương Chính Thức cho rằng, sự trùng hợp về lợi ích và nỗ lực của hai bên đã đưa lãnh đạo hai nước đến bàn đàm phán tại Singapore tháng 6/2018 và lần hai sắp tới, giống như một bàn tay không thể vỗ thành tiếng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh my trieu mot ban tay khong the vo thanh tieng ​Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh, Mỹ - Nhật Bản vẫn đòi duy trì trừng phạt Triều Tiên
thuong dinh my trieu mot ban tay khong the vo thanh tieng Trung tâm Báo chí quốc tế tất bật chuẩn bị trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa qua đã tuyên bố đã xác nhận cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều vào cuối tháng Hai tại Việt Nam. Kỳ vọng của ông về cuộc gặp lần này? Liệu sẽ có những kết quả khả thi và thực chất hơn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất tại Singapore?

Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất, đối thoại Mỹ - Triều có phần bị gián đoạn, có những lúc tưởng như rơi vào bế tắc. Nếu cuộc gặp lần thứ nhất có ý nghĩa như một sự phá băng, là dịp để hai bên khẳng định các lập trường, nguyên tắc lớn của mình thì tôi cho rằng cuộc gặp lần thứ hai lần này sẽ nêu những hướng đi cụ thể của hai bên.

Đã có những phê phán cho rằng cuộc gặp lần thứ nhất tại Singapore chỉ mang tính hình thức, không có kết quả thực chất. Do đó, cuộc gặp lần thứ hai này bắt buộc phải có những kết quả cụ thể. Nếu hai bên cảm thấy khó đạt được kết quả, chắc chắn họ sẽ chưa gặp nhau.

thuong dinh my trieu mot ban tay khong the vo thanh tieng
Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam.

Việc hai bên nhất trí gặp nhau cho thấy, có thể họ đã đạt được những thỏa thuận cụ thể nhất định nào đó tại hai cuộc đối thoại giữa Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol thăm Mỹ trung tuần tháng 1/2019, gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và cuộc đàm phán Mỹ - Triều tại Stockhom (Thụy Điển) giữa Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui và Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Steve Biegun. Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đều đánh giá cao kết quả các cuộc gặp trên, tỏ ra lạc quan về một triển vọng tốt đẹp.

Hiện nay, mọi thứ đều đã chín muồi. Các bên đều có những nhu cầu thúc đẩy để đạt được bước tiến nhất định. Phi hạt nhân hóa vốn là một quá trình khó khăn và lâu dài, nhất là trong bối cảnh lập trường, yêu cầu của hai bên còn quá nhiều khác biệt, lòng tin của hai bên đối với nhau cỏn rất yếu nên ta khó có thể hy vọng sẽ có một kết quả bước ngoặt lớn tại Hội đàm thượng đỉnh lần hai này. Tôi cho rằng, hai bên cũng nhận thức được thực tế này và không mong chờ quá lớn như vậy.

Dự kiến, tại cuộc hội đàm lần thứ hai này, hai bên sẽ có một số nhượng bộ, đề ra được lộ trình thực hiện cơ bản. Triều Tiên có thể có một số nhượng bộ nhưng sẽ kiên trì một số mục tiêu như yêu cầu Mỹ nới lỏng cấm vận, thúc đẩy ký Tuyên bố kết thúc chiến tranh và bình thường hóa quan hệ. Về phía Mỹ, có thể cũng có một số những nhượng bộ nhất định nhưng sẽ kiên trì yêu cầu Triều Tiên thực hiện khai báo vũ khí hạt nhân, tên lửa, nhất là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), thực hiện phi hạt nhân theo nguyên tắc CVID (hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược), trong đó đề cao sự kiểm chứng.

Có thể nói, năm 2018 là một năm "sáng" trong tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Mỹ trong nỗ lực làm nên sự dịch chuyển này?

Tôi nhất trí với đánh giá cho rằng năm 2018 là năm “sáng” trong tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Tôi cho rằng, những kết quả đạt được trong thời gian qua là do nỗ lực của cả hai bên Triền Tiên và Mỹ, thật khó đánh giá vai trò của bên nào lớn hơn. Tuy mục đích khác nhau nhưng cả hai bên đầu có nhu cầu mở ra một thời kỳ mới, hòa dịu hơn thời kỳ trước đây. Sự trùng hợp về lợi ích và nỗ lực của hai bên đã đưa lãnh đạo hai bên đến bàn đàm phán tại Singapore tháng 6/2018 vừa qua và lần hai sắp tới, giống như một bàn tay không thể vỗ thành tiếng.

thuong dinh my trieu mot ban tay khong the vo thanh tieng
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Dương Chính Thức.

Theo ông, mục đích chuyến đi đầu năm của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc tháng 1/2019 có phải để chuẩn bị củng cố "vị thế" trong cuộc gặp tới đây với ông Trump? Nhân tố Trung Quốc tác động như thế nào đến cục diện chung trên Bán đảo Triều Tiên?

Chuyến thăm của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc vừa qua chứa đựng nhiều ý nghĩa, nhiều mục tiêu, trong đó có việc thể hiện quan hệ gắn bó, gần gũi, đoàn kết của hai nước, để cho Mỹ thấy Washington không phải là “chìa khóa” duy nhất giúp Triều Tiên mở ra cánh cửa mới. Điều này cũng phù hợp với khái niệm “con đường mới” mà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong - un đã nêu tại phát biểu đầu năm 2019. Việc lãnh đạo Trung Quốc khẳng định Trung Quốc là hậu phương vững chắc của Triều Tiên cũng là một ý có liên quan đến mục tiêu trên. Tôi nghĩ, chuyến thăm tuy không phải sự “răn đe” nhưng cũng là lời “cảnh báo” mà Mỹ nên chú ý.

Trung Quốc là một bên liên quan của Hiệp định Đình chiến trên Bán đảo Triều Tiên ký năm 1953 và có lợi ích chiến lược trên Bán đảo này. Quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên rất đặc biệt, Trung Quốc lại là đối tác kinh tế lớn, quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tính toán chiến lược của các bên liên quan. Do vậy, tác động từ phía Trung Quốc sẽ tạo ra sự thay đổi tới tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Tôi cho rằng, cục diện đối thoại hòa dịu hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên cũng là kết quả của sự tác động chính sách từ Trung Quốc.

Tôi rất chú ý tới việc lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thường gặp nhau trước khi có sự kiện quan trọng, nhất là tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo Triều Tiên và lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc thời gian qua. Tôi nghĩ rằng, Bán đảo Triều Tiên, quan hệ Triều - Mỹ khó có thể đạt được kết quả tốt nếu thiếu sự phối hợp, hợp tác của Trung Quốc.

Là người am hiểu và có nhiều năm gắn bó với đất nước và con người Triều Tiên, theo ông, trước những diễn biến mới, người dân Triều Tiên đang mong mỏi điều gì?

Là người gắn bó không chỉ với Triều Tiên mà còn với cả Hàn Quốc, tôi hiểu được khát vọng của những người dân trên Bán đảo Triều Tiên. Thống nhất đất nước là hy vọng không thay đổi của người dân trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng trước mắt, họ cần hòa bình, ổn định lâu dài, bền vững để có thể toàn tâm toàn ý phát triển kinh tế - xã hội. Trước những diễn biến hiện nay, họ hy vọng và mong ý nguyện của họ trở thành hiện thực.

Thời gian qua, như mọi người đều biết, lãnh đạo Việt Nam cũng nhiều lần từng khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ và sẵn sàng đóng góp vào thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa Triều Tiên và các bên, xây dựng nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Tôi tin một tương lai tốt đẹp sẽ đến.

Xin cảm ơn ông!

thuong dinh my trieu mot ban tay khong the vo thanh tieng Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung: Việt Nam đang chuẩn bị tốt cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai

“Cho đến nay, có thể nói về cơ bản các công việc chuẩn bị đã triển khai theo đúng tiến độ và hai nước Mỹ ...

thuong dinh my trieu mot ban tay khong the vo thanh tieng Nhật Bản hy vọng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai giải quyết cả vấn đề bắt cóc

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihida Suga ngày 21/2 bày tỏ hy vọng rằng, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ ...

thuong dinh my trieu mot ban tay khong the vo thanh tieng Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Kiến tạo hòa bình từ Geneva, Paris… đến Hà Nội

Sau sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên, rất có thể Việt Nam sẽ tiếp tục được tìm đến như một ...

Phạm Hằng (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động