Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Bớt kỳ vọng để thêm thành công

Phan Quân
Mong ước của Tổng thống Mỹ Joe Biden về một mối quan hệ Nga-Mỹ “ổn định và dễ lường hơn” liệu có thành sau thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin? Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thông điệp về xây dựng một mối quan hệ Nga-Mỹ nói riêng, Nga và phương Tây nói chung theo hướng “ổn định và dễ lường hơn” nhiều lần xuất hiện những ngày qua, từ bài báo của Tổng thống Mỹ Joe Biden trên tờ The Washington Post ngày 5/6, đến nội dung thảo luận lẫn tuyên bố chung của thượng đỉnh G7 và thượng đỉnh NATO.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy khó có thể kỳ vọng nhiều vào kết quả của thượng đỉnh Nga-Mỹ, bởi một vài lý do sau.

(06.16) Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sớm gặp nhau tại Geneve ngày 16/6. (Nguồn: CNN)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau tại Geneve ngày 16/6. (Nguồn: CNN)

Gay gắt khi đối đầu

Thứ nhất, cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đều có chung nhận định rằng quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lần đồng tình hiếm hoi giữa hai cường quốc thế giới này là có cơ sở, nếu nhìn vào bất đồng ngày một lớn giữa hai bên trong nhiều vấn đề.

Trong quan hệ Nga-Mỹ nói riêng, có thể kể đến việc Washington cáo buộc Moscow can thiệp vào tiến trình dân chủ của Washington năm 2016/2020, hoạt động tấn công mạng của các cá nhân/tổ chức có trụ sở tại Nga vào cơ sở hạ tầng Mỹ, mới đây nhất là đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline, hay chuyện ông Joe Biden gọi ông Vladimir Putin là “kẻ giết người” sau một câu hỏi “bẫy”. Mới đây nhất, Moscow đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, khiến Mỹ và Nga chỉ còn một thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất là Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START).

Đó là chưa kể tới căng thẳng giữa Nga và các đồng minh phương Tây của Mỹ sau cáo buộc của một số quốc gia Đông Âu dẫn đến “ngoại giao trục xuất”, dự án Dòng chảy phương Bắc 2 và quan điểm đối lập về vấn đề Đông Ukraine, bán đảo Crimea, mới đây nhất là tranh chấp chủ quyền tại khu vực Bắc Cực.

Thực trạng về căng thẳng giữa phương Tây, đặc biệt là Nga-Mỹ phản ánh rõ nét qua tuyên bố chung của Thượng đỉnh G7 và thượng đỉnh NATO, nơi mà Nga được “réo tên” lần lượt là 7 lần và 61 lần, áp đảo đảo hoàn toàn so với một “đối thủ” khác, nặng ký hơn nhiều của Mỹ là Trung Quốc. Từ ngữ sử dụng để nói tới Moscow cũng gay gắt hơn hẳn so với Bắc Kinh. Ví dụ, G7 yêu cầu Moscow chấm dứt hành vi “phá hoại và gây bất ổn… can thiệp vào tiến trình dân chủ” hay tấn công mạng, đồng thời thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Đông Ukraine với tư cách một bên tham gia.

Thực trạng về căng thẳng giữa phương Tây, đặc biệt là Mỹ-Nga phản ánh rõ nét qua tuyên bố chung của Thượng đỉnh G7 và thượng đỉnh NATO, nơi mà Nga được “réo tên” lần lượt là 7 lần và 61 lần, áp đảo đảo hoàn toàn so với Trung Quốc, “đối thủ” nặng ký hơn nhiều với Mỹ.

Thận trọng trong hợp tác

Thứ hai, trước thực trạng quan hệ và chiến lược toàn cầu, cả Mỹ và Nga đều không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp sắp tới này. Tuy nhiên, cả Washington lẫn Moscow đều ý thức rằng cần duy trì ổn định chiến lược, cùng nhau kiểm soát và quản lý mối quan hệ đặc biệt quan trọng này.

Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn là thách thức toàn diện và mang tính cấu trúc lớn hơn so với Nga, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn ưu tiên hợp tác với Moscow trong các lĩnh vực cùng có lợi. Chính sách cứng rắn với Nga vẫn được duy trì, nhưng mang tính biểu tượng hơn là thực chất. Một số thay đổi chính sách thực chất của Mỹ thời gian qua như gia hạn New START, điện đàm sớm ở cấp lãnh đạo, dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là minh chứng rõ nét cho mong muốn thiết lập một mối quan hệ Nga-Mỹ “ổn định và dễ lường”

PHÂN TÍCH CỦA BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Chưa khai thông, không đột phá

Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Chưa khai thông, không đột phá

Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ giữa các ông Joe Biden và Vladimir Putin đang là tâm điểm thời sự quốc tế. Tại sao Mỹ-Nga lại ...

Khi ấy, thông điệp ông Joe Biden mang đến cuộc họp kéo dài 5 tiếng ngày 16/6 tại biệt thự Villa La Grange ở Geneva (Thụy Sỹ) không phải là “khởi động lại mối quan hệ” hay thể hiện thái độ gay gắt chống Nga. Theo đó, ông chủ Nhà Trắng sẽ hướng tới đề cập tới một số bất đồng cốt lõi trong quan hệ song phương nhằm quản lý rủi ro, có thể là thông qua một cơ chế đối thoại Mỹ-Nga, đồng thời thảo luận về hợp tác trong một số lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Đối với các vấn đề toàn cầu, Nga-Mỹ có thể hợp tác về chống đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, cấm phổ biến vũ khí giết người hàng loạt…Về quan hệ song phương, ông Biden chắc chắn sẽ đề cập tới những điểm nóng như Đông Ukraine, bán đảo Crimea, và vấn đề về cáo buộc tin tặc Nga can thiệp các cuộc bầu cử, phá hoại các hoạt động kinh tế, quốc phòng hay sự khó chịu của Mỹ, EU về cách đối xử không công bằng của Nga với các nhân vật đối lập…Mỹ cũng cần tiếng nói và đóng góp tích cực của Nga trong giải quyết các thách thức nổi cộm như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, Iran, xung đột ở Libya hay Syria…

Về phần mình, trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ lần đầu tiên sau 3 năm trước thềm thượng đỉnh ngày 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng ông Biden là một “chính trị gia chuyên nghệp” và hy vọng ông chủ Nhà Trắng sẽ không có bước đi vội vàng như người tiền nhiệm Donald Trump. Ông nhấn mạnh nước này sẵn sàng tìm kiếm hợp tác về giải quyết bất đồng với Mỹ. Tổng thống Nga đề xuất rằng hai bên có thể thiết lập cơ chế ứng phó với tội phạm trên Internet, thậm chí là ký một hiệp ước về dẫn độ tội phạm mạng nếu tình hình diễn biến thuận lợi.

Xét cho cùng, trong bối cảnh quan hệ song phương ảm đạm và chưa có dấu hiệu cải thiện, việc cả Washington và Moscow dè dặt trước thượng đỉnh Nga-Mỹ là hợp lý. Tuy nhiên, dư địa hợp tác song phương còn nhiều và trong một ngày nắng đẹp tại Geneva, với thiện chí từ lãnh đạo hai cường quốc hàng đầu thế giới, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bớt kỳ vọng để thêm thành công là vậy.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Chưa khai thông, không đột phá
Thông tin từ A đến Z về Thượng đỉnh Nga-Mỹ
Nga-Trung Quốc: Bạn thân… ai nấy lo?
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Tổng thống Vladimir Putin thực sự muốn gì ở ông Joe Biden?
Tổng thống Biden đã tới Geneva, quan chức cấp cao tháp tùng 'không kỳ vọng lớn' vào Thượng đỉnh Nga-Mỹ

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động