Thượng đỉnh P5 hay cái bắt tay hiếm có giữa Nga và Mỹ

Minh Vương
TGVN. Nga và Mỹ có nhiều lý do để thúc đẩy một thượng đỉnh với sự góp mặt của lãnh đạo năm Ủy viên thường trực (P5) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Điều chỉnh mới của Nga tại Syria
Nga và Trung Quốc 'đồng lòng' phản đối gia hạn viện trợ nhân đạo ở Syria
1734 29 8 baichinh mynga
Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu đề cập ý tưởng tổ chức thượng đỉnh P5 trong bài phát biểu tại Diễn đàn Holocaust Thế giới ngày 23/1/2020 tại Israel. (Nguồn: JTA)

Thời gian qua, cả Moscow lẫn Washington đã có nhiều phát biểu, hành động xúc tiến sự kiện này.

Ủng hộ tuyệt đối

Ngay từ đầu năm, phát biểu tại Diễn đàn Holocaust Thế giới ngày 23/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập ý tưởng tổ chức thượng đỉnh với sự góp mặt của 5 nước Ủy viên thường trực (P5) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Ít lâu sau, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho rằng tất cả P5 đều mong muốn đóng góp vào nỗ lực chống đại dịch Covid-19, song điều này đòi hỏi một cuộc thảo luận, hợp tác nhằm phối hợp triển khai những ý tưởng có ích. Ngày 9/7, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng sự kiện như vậy sẽ “đóng vai trò quan trọng nhằm cải thiện tình hình quốc tế và ngăn cản nó diễn biến theo kịch bản nguy hiểm với nhiều hệ quả khó lường”. Tuy nhiên, Người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov khẳng định nó sẽ được tổ chức theo hình thức gặp mặt trực tiếp, bởi “theo lẽ thường, hình thức hội đàm trực tuyến hiện đang được sử dụng cho việc kiểm soát khủng hoảng không tạo ra bầu không khí cần thiết cho một cuộc đối thoại về tầm nhìn như vậy, đặc biệt là giữa lãnh đạo P5”.

Tương tự, cuối tháng 2, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đã khẳng định Tổng thống Donald Trump sẵn sàng tổ chức một cuộc thượng đỉnh giữa các nước P5 để thảo luận về kiểm soát vũ khí, đặc biệt là thiết lập Hiệp ước kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc. Tương tự, trong cuộc điện đàm ngày 3/4, ông và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về tổ chức sự kiện này nhằm “đánh bại đại dịch và đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế”. Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã hội đàm, đi sâu vào chi tiết công tác chuẩn bị cho hội nghị giữa nhà lãnh đạo các nước P5 do Nga khởi xướng.

Quan trọng hơn, động thái này nhận được sự ủng hộ của các quốc gia còn lại trong P5. Ngày 12/3, người phát ngôn chính phủ Anh khẳng định về mặt nguyên tắc, Anh ủng hộ cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo các nước P5 thảo luận về an ninh và hòa bình thế giới. Ngày 19/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ sáng kiến tổ chức cuộc gặp giữa lãnh đạo P5 và sẵn sàng duy trì liên lạc cần thiết. Trong cuộc hội đàm trực tuyến ngày 25/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ mong muốn rằng sự kiện này có thể tổ chức trước khi kết thúc tháng 9.

Đâu là lý do đằng sau sự ủng hộ gần như tuyệt đối này?

Chuyện chung, việc riêng

Thứ nhất, sự kiện này sẽ khẳng định vị thế duy nhất của P5, nhất là khi một số quốc gia, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, đã đặt câu hỏi về đặc quyền sở hữu vũ khí hạt nhân và quyền phủ quyết của nhóm. Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc cuối tháng 9/2019, Tổng thống Tayyip Erdogan từng khẳng định: “Vũ khí hạt nhân nên bị cấm sử dụng hoặc được phát triển bởi bất kỳ ai… Thế giới có nhiều hơn 5 quốc gia. Đã đến lúc chúng ta thay đổi tâm thế, thể chế, tổ chức và luật chơi”.

Đành rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là đồng minh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về Syria, song phát biểu trên rõ ràng không khiến ông Putin vừa lòng. Trong bài viết “75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung với lịch sử và tương lai” hồi tháng 6, ông Putin đã khẳng định nguyên tắc của HĐBA là cơ chế đặc thù nhằm ngăn chặn cuộc chiến lớn và xung đột toàn cầu; theo đó, việc kêu gọi hủy bỏ quyền phủ quyết hay quyền lợi đặc biệt dành cho các nước P5 là “vô trách nhiệm”.

Thứ hai, cả nhóm P5 đều là những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19. Sự kiện này là cơ hội để các bên thảo luận trực tiếp về giải pháp nhằm kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động và bảo toàn tương quan lực lượng, vị thế trong HĐBA hậu đại dịch.

Thứ ba, các nước đều có “việc riêng” của mình trong câu chuyện này, đặc biệt là Nga và Mỹ.

1735 29 8 baichinh mynga 2
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã thảo luận chi tiết về kế hoạch tổ chức thượng đỉnh P5. (Nguồn: AFP)

Với Nga, đó là thiết lập vai trò trong củng cố nền tảng lòng tin trong quan hệ giữa các nước P5. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Holocaust Thể giới ở Jerusalem tháng 1/2020, ông Putin đã nói về viễn cảnh tối màu, khi căng thẳng thế giới gia tăng do đại dịch Covid-19, kinh tế lao dốc, hệ thống tài chính sụp đổ và đối đầu địa chính trị giữa các nước lớn. Quan trọng hơn, theo cựu Đại sứ Ấn Độ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan M.K. Bhadrakumar, giữa những xô bồ hỗn loạn ấy, P5 có thể dẫn dắt thế giới vượt sóng gió, triển khai nhiều thay đổi bước ngoặt như thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới với cơ sở là hệ thống Bretton Woods, chương trình đầu tư mang phong cách Chính sách Kinh tế mới của cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu…, với Nga làm kiến trúc sư chính và đầu tàu.

Với Mỹ, đó là củng cố hình ảnh của ông Donald Trump trước thềm bầu cử Tổng thống, đồng thời đưa Trung Quốc trở thành một bên trong thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung mới. Đầu tiên, trong bối cảnh ông Trump gặp khó trong đối phó đại dịch Covid-19, phong trào biểu tình và rắc rối với những cựu quan chức dưới quyền, đây có thể là sự kiện để ông thể hiện vai trò của nhà lãnh đạo nước chủ nhà LHQ.

Thêm vào đó, đây là cơ hội để Washington có thể buộc Bắc Kinh trở thành một phần của thỏa thuận kiểm soát vu khí hạt nhân tầm trung mới, nhất là khi theo báo cáo của Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược (IISS) có trụ sở tại London, Trung Quốc hiện đã sở hưu kho tên lửa phóng từ mặt đất lớn nhất thế giới, với 95% số tên lửa đạn đạo và hành trình thuộc diện bị cấm theo các điều khoản của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là thành công lớn dành cho ông Trump, tạo cú hích lớn để ông chiến thắng trong ngày bầu cử 3 tháng tới.

Những lợi ích trên đã phần nào lý giải tại sao Nga, Mỹ, cũng như các quốc gia còn lại trong P5 lại hào hứng với đề xuất tổ chức thượng đỉnh tới như vậy.

Mỹ tối ưu hoá kho dữ liệu vũ trụ để chống tên lửa đạn đạo

Mỹ tối ưu hoá kho dữ liệu vũ trụ để chống tên lửa đạn đạo

TGVN. Quân đội Mỹ đang liên kết các cảm biến được bố trí trong không gian vũ trụ với các đơn vị pháo binh ở mặt ...

Tổng thống Trump khẳng định lý do 'không mặn mà' về thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc

Tổng thống Trump khẳng định lý do 'không mặn mà' về thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc

TGVN. Ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định, ông không quan tâm đến việc đàm phán với Trung Quốc về thỏa thuận ...

Nga, ông Putin và sửa đổi Hiến pháp: Định vị lại quốc gia

Nga, ông Putin và sửa đổi Hiến pháp: Định vị lại quốc gia

TGVN. Nga sửa đổi Hiến pháp có phải là cách để ông Putin kéo dài nhiệm kỳ cầm quyền? Nghe qua có vẻ hợp lý, ...

Lưu Huỳnh

Xem nhiều

Đọc thêm

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Sau khi nhận được ưu đãi, giá bán của mẫu iPhone 16 Pro Max hiện đang thấp hơn 500.000 đồng so với tuần trước và thấp hơn 1 triệu đồng ...
Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Hệ điều hành iOS 19 dự kiến sẽ được Apple ra mắt vào năm sau với hàng loạt tính năng mới, trong đó trợ lý ảo Siri sẽ tiếp tục ...
Mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ Facebook

Mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ Facebook

Những nhà nghiên cứu an ninh mạng vừa phát hiện một mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ tài khoản Facebook.
LG sắp trở lại thị trường smartphone với mẫu điện thoại AI

LG sắp trở lại thị trường smartphone với mẫu điện thoại AI

Mặc dù không còn tham gia vào thị trường smartphone nhưng LG được cho là đang chuẩn bị ra mắt một mẫu điện thoại AI mới nhờ sự hỗ trợ ...
Hà Lan hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam thích nghi với nền kinh tế số, mở khóa tiềm năng thương mại toàn cầu

Hà Lan hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam thích nghi với nền kinh tế số, mở khóa tiềm năng thương mại toàn cầu

Việc tiếp cận dự án là cơ hội giúp các doanh nghiệp nữ thích nghi với nền kinh tế số và mở ra tiềm năng to lớn của thương mại ...
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động