Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Nối lại tình xưa?

Minh Vương
Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vừa là kết quả từ sự “hạ nhiệt” trong quan hệ giữa ba nước, vừa là động lực để các bên đẩy nhanh quá trình này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Từ trái sang) Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ gặp nhau tại Seoul. (Nguồn: EPA/Jiji)
(Từ trái sang) Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ gặp nhau tại Seoul. (Nguồn: EPA/Jiji)

Ngày 26-27/5, Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn dự kiến diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol sẽ góp mặt.

Khi mùi thuốc súng dần tan

Đây là thượng đỉnh đầu tiên của lãnh đạo ba nước Đông Bắc Á trong năm năm qua, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại khu vực. Tuy nhiên, đại dịch không phải lý do duy nhất trì hoãn cuộc gặp quan trọng này. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc liên quan đến vấn đề lịch sử, thương mại và công nghệ mới tạm lắng sau thỏa thuận của lãnh đạo hai bên hồi tháng Ba năm ngoái.

Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản cũng chứng kiến tín hiệu trái chiều. Một mặt, kênh ngoại giao cấp nhà nước gần như đóng băng do lập trường của Tokyo về vấn đề Đài Loan và việc Trung Quốc cấm hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản. Mới đây, Sách trắng của xứ sở Mặt trời mọc cho rằng, hành động của Bắc Kinh đã dẫn đến tình trạng an ninh “nghiêm trọng và phức tạp” ở khu vực. Mặt khác, chính tài liệu này kêu gọi xây dựng “liên kết cùng có lợi” với Trung Quốc. Đồng thời, số liệu chỉ ra rằng, trong năm tài khóa vừa qua, 60 đoàn tỉnh trưởng, thị trưởng Nhật Bản đã thăm Trung Quốc. Dự kiến, con số này tiếp tục tăng.

Trong khi đó, ngày 20/5 đánh dấu lần đầu tiên trong bảy năm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp người đồng cấp Hàn Quốc ở Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Ông khẳng định: “Không có xung đột lợi ích cơ bản nào giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Cả hai nên cùng hướng tới trạng thái hài hòa dù khác biệt”. Một trong những khác biệt đó là vấn đề Triều Tiên: trong tuyên bố chung, hai bên chỉ nêu lại lập trường, thay vì đồng thuận, đột phá trong thái độ đối với Bình Nhưỡng.

Khi ấy, thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vừa là kết quả từ sự “hạ nhiệt” trong quan hệ giữa ba nước, vừa là cơ hội để các bên cùng nhau thúc đẩy quá trình này.

Nắm bắt cơ hội

Trên cơ sở đó, theo nguồn tin từ Tokyo, thượng đỉnh có thể thảo luận về sáu lĩnh vực chính gồm giao lưu nhân dân, khoa học và công nghệ, phát triển bền vững, y tế công cộng, hợp tác kinh tế - thương mại, hòa bình và an ninh. Trong cuộc gặp đầu tiên sau đại dịch Covid-19, lãnh đạo ba nước nhấn mạnh hợp tác về chia sẻ thông tin, ứng phó kịch bản tương tự trong tương lai.

Về hợp tác kinh tế, ba nước nhiều khả năng nhất trí mở rộng thương mại, đầu tư tự do và công bằng, song song với tăng cường kết nối chuỗi cung ứng. Trong vấn đề già hóa, suy giảm dân số, thách thức chung của cả ba, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để giải quyết thực trạng này.

Theo một số nguồn tin khác, các bên đang thảo luận để nối lại đối thoại về thỏa thuận thương mại ba bên, tiến trình đã bị đình trệ từ năm 2019. Biên bản cuộc họp cũng có thể kêu gọi tổ chức thượng đỉnh ba bên theo hình thức thường niên.

Ông Lee Hee Sup, Tổng thư ký thuộc Ban thư ký hợp tác ba nước có trụ sở tại Seoul, cho rằng, thể chế hóa sự phối hợp ba bên là điều quan trọng nhất, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu, căng thẳng địa chính trị và xung đột khu vực phức tạp hơn bao giờ hết. Quan chức này đánh giá hợp tác ba bên vẫn được duy trì, bất chấp biến động trong các mối quan hệ song phương. Từ khi được khởi xướng 25 năm trước, quan hệ hợp tác này đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, từ 130 tỷ USD (1999) lên 780 tỷ USD (2022), góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân trong khu vực.

Đáng chú ý, ông nêu rõ quan hệ đối tác Trung-Nhật-Hàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, còn liên kết Mỹ-Nhật-Hàn tập trung vào khía cạnh an ninh. Về khác biệt quan điểm giữa Bắc Kinh với Seoul và Tokyo về Bình Nhưỡng, Tổng thư ký Lee Hee Sup nhận định, không quốc gia nào muốn căng thẳng tại Đông Bắc Á, nhấn mạnh nhu cầu hợp tác để giải quyết tình hình bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, bên cạnh Triều Tiên, vấn đề Đài Loan tiếp tục là “điểm nghẽn”. Ngày 21/5, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul lên tiếng chỉ trích việc các nhà lập pháp Hàn Quốc thăm đảo Đài Loan (Trung Quốc), chúc mừng người đứng đầu Lại Thanh Đức nhậm chức. Bắc Kinh cũng chỉ trích Tokyo đã chúc mừng ông Lại, nhấn mạnh rằng, Nhật Bản cần tránh “các hành động thao túng chính trị mang tính khiêu khích” trong vấn đề Đài Loan. Trước đó, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa khẳng định, Đài Loan (Trung Quốc) là “một đối tác đặc biệt quan trọng và người bạn của đất nước chúng tôi”, đồng thời cho biết lập trường của Tokyo là củng cố hợp tác và giao lưu ở kênh phi chính phủ.

Cuối cùng, việc nối lại thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn, từng được coi là truyền thống thường niên giữa ba nước láng giềng, sẽ góp phần tạo bầu không khí hợp tác, hữu nghị, cùng hướng tới một Đông Bắc Á hòa bình, ổn định và phát triển.

Thương mại Nga-Trung cao kỷ lục; Moscow đang định hướng lại thị trường, thích nghi với trừng phạt

Thương mại Nga-Trung cao kỷ lục; Moscow đang định hướng lại thị trường, thích nghi với trừng phạt

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, khối lượng thương mại giữa nước này và Nga đã tăng 26,7% so với cùng ...

Triều Tiên công bố mục tiêu phóng vệ tinh do thám quân sự trong năm 2024; nhận định việc thống nhất với Hàn Quốc

Triều Tiên công bố mục tiêu phóng vệ tinh do thám quân sự trong năm 2024; nhận định việc thống nhất với Hàn Quốc

Triều Tiên lên kế hoạch phóng 3 vệ tinh do thám quân sự trong năm 2024.

Sách Trắng ngoại giao Hàn Quốc thể hiện tinh thần 'gác lại quá khứ' với Nhật Bản, nói gì về Trung Quốc?

Sách Trắng ngoại giao Hàn Quốc thể hiện tinh thần 'gác lại quá khứ' với Nhật Bản, nói gì về Trung Quốc?

Ngày 3/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã công bố Sách Trắng ngoại giao thường niên, trong đó đề cập các mối quan hệ với ...

Nối lại hoạt động ngoại giao con thoi, Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc thăm Hàn Quốc ngay tháng tới

Nối lại hoạt động ngoại giao con thoi, Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc thăm Hàn Quốc ngay tháng tới

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang xem xét thực hiện chuyến thăm Hàn Quốc vào cuối tháng 3, tiến hành hội đàm thượng đỉnh ...

Tình hình ‘nóng hơn dự đoán’, Fed xác định lại thời điểm hạ lãi suất

Tình hình ‘nóng hơn dự đoán’, Fed xác định lại thời điểm hạ lãi suất

Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục đẩy lùi khả năng sớm hạ lãi suất, thay vào đó giữ ...

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 6/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 6/2024

Bảng giá xe hãng Renault của các dòng như Megane R.S, Logan, Talisman, Koleos, Latitude, Duster, Sandero Stepway, Clio R.S 200 EDC sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Cách kích hoạt tùy chọn tin cậy iPhone trên các ứng dụng siêu đơn giản

Cách kích hoạt tùy chọn tin cậy iPhone trên các ứng dụng siêu đơn giản

Bật tin cậy iPhone cho các ứng dụng trên thiết bị là tùy chọn quan trọng để đảm bảo bạn có thể sử dụng tất cả những tính năng hay ...
Khai mạc khóa đào tạo kỹ năng phiên dịch đối ngoại dành cho cộng tác viên của Bộ Ngoại giao

Khai mạc khóa đào tạo kỹ năng phiên dịch đối ngoại dành cho cộng tác viên của Bộ Ngoại giao

Khóa học có 24 học viên và sẽ diễn ra trong 18 buổi giúp cập nhật kiến thức về yêu cầu, kỹ năng phiên dịch dành cho mạng lưới cộng ...
Xe điện VinFast VF 7S lộ diện bên trong nhà máy

Xe điện VinFast VF 7S lộ diện bên trong nhà máy

VinFast VF 7S là tên gọi mới của dòng xe này, thay cho bản tiêu chuẩn 'Base' nhằm giúp khách hàng dễ nhớ hơn. Xe bị lược bỏ đi nhiều ...
Nhận định, soi kèo Áo vs Pháp, 02h00 ngày 18/6 - Bảng D EURO

Nhận định, soi kèo Áo vs Pháp, 02h00 ngày 18/6 - Bảng D EURO

Nhận định trận đấu, soi kèo Áo vs Pháp tại bảng D VCK EURO được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 18/6.
Top 5 xe SUV hạng sang tốt nhất năm 2024

Top 5 xe SUV hạng sang tốt nhất năm 2024

Xe SUV đang ngày càng được nhiều người dùng ưa chuộng nhờ tính linh hoạt cao, không gian nội thất rộng rãi sang trọng, xa hoa kết hợp với khối ...
Hội nghị hòa bình Ukraine: Lộ rõ nhiều khác biệt, Tổng thống Zelensky lạc quan, khẳng định Trung Quốc có thể giúp

Hội nghị hòa bình Ukraine: Lộ rõ nhiều khác biệt, Tổng thống Zelensky lạc quan, khẳng định Trung Quốc có thể giúp

Hội nghị hòa bình về Ukraine diễn ra hai ngày tại Thụy Sỹ đã bế mạc vào ngày 16/6, với việc nước chủ nhà thừa nhận có nhiều quan điểm khác nhau.
Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

Căng thẳng ở biên giới Israel-Lebanon và Biển Đỏ vẫn diễn biến phức tạp, với những cảnh báo về nguy cơ gây ra hậu quả tàn khốc cho Trung Đông.
An ninh mùa EURO 2024: Cảnh sát Đức khống chế đối tượng dùng bom xăng gây rối, tấn công mạng truyền hình Ba Lan

An ninh mùa EURO 2024: Cảnh sát Đức khống chế đối tượng dùng bom xăng gây rối, tấn công mạng truyền hình Ba Lan

Những bất ổn về an ninh đã được ghi nhận ở châu Âu khi các trận đấu mùa giải EURO 2024 đang diễn ra tại Đức.
Nga tuyên bố tiếp tục lập vùng đệm ở Kharkov, sẽ ưu tiên 'hạ gục' thứ này của Mỹ trên đất Ukraine

Nga tuyên bố tiếp tục lập vùng đệm ở Kharkov, sẽ ưu tiên 'hạ gục' thứ này của Mỹ trên đất Ukraine

Nga sẽ tiếp tục nỗ lực thiết lập vùng đệm, hay vùng an toàn, cho đến khi đảm bảo bảo vệ lãnh thổ khỏi những cuộc pháo kích của Ukraine.
Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba

Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nêu điều kiện ngừng bắn, yêu cầu phương Tây chấm dứt trừng phạt… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Lãnh đạo EU họp tại Bỉ, Thủ tướng Trung Quốc thăm Malaysia, Đức đón Tổng thống Argentina... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Chuyến công du New Zealand và Australia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tập trung vào thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto hoạt động đối ngoại tích cực, thể hiện khả năng lãnh đạo quốc gia trong bối cảnh địa chính trị thay đổi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sụt giảm và lợi thế đang nghiêng về ông Joe Biden.
Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Mỹ và Nhật Bản đang phát triển một mô hình hợp tác quốc phòng có thể giúp Washington hóa giải mối lo về thiếu vũ khí.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự đồng điệu trong nhiều vấn đề 'nóng'.
Phiên bản di động