Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

TS. Tôn Sinh Thành*
Hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến hợp tác kinh tế - kỹ thuật đa lĩnh vực vùng Vịnh Bengal lần thứ 6 (BIMSTEC 6) diễn ra tại Thái Lan từ ngày 2-4/4 trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới
Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC 2025 diễn ra trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động lớn. (Nguồn: Bangkok Post)

Thành lập năm 1997, BIMSTEC là tổ chức khu vực gồm bảy nước thành viên là Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka và Bhutan. Cuộc gặp trực tiếp lần đây nhất của lãnh đạo các nước BIMSTEC là Thượng đỉnh lần thứ tư tại Nepal năm 2018.

Thượng đỉnh lần thứ năm, do Sri Lanka đăng cai, diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 22/3/2022. Chủ tịch BIMSTEC Thái Lan dự kiến tổ chức Thượng đỉnh lần thứ sáu từ ngày 3-4/9/2024 nhưng do nội bộ chưa ổn định nên đã phải hoãn lại.

Tâm điểm ở Bangkok

Với chủ đề “Thịnh vượng, kiên cường và cởi mở”, hội nghị lần này xem xét tiến độ hợp tác giữa các thành viên BIMSTEC trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thành lập khu vực thương mại tự do, kết nối giao thông, hợp tác năng lượng, an ninh và quốc phòng, phòng chống thiên tai và ứng phó đại dịch… Các lãnh đạo sẽ thảo luận cách thức để truyền động lực cho hợp tác và định hướng tương lai theo Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

Thượng đỉnh 2025 dự kiến thông qua Tầm nhìn BIMSTEC Bangkok 2030, một lộ trình chiến lược với các mục tiêu dài hạn về hợp tác kinh tế, tính bền vững của môi trường, an ninh khu vực và ra Tuyên bố chung theo nguyên tắc đồng thuận.

Bên lề Thượng đỉnh còn có nhiều hoạt động song phương quan trọng. Cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đứng đầu chính phủ lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi sau khi cựu Thủ tướng Sheikh Hasina bị lật đổ ngày 5/8/2024 và tị nạn ở Ấn Độ. Sau Hội nghị, Thủ tướng Modi thăm Thái Lan và Sri Lanka từ ngày 4-6/4. Các hoạt động này khẳng định cam kết của New Delhi với chính sách Láng giềng trước tiên và Hành động hướng Đông.

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới
Thủ tướng nước chủ nhà Paetongtarn Shinawatra đón người đồng cấp Narendra Modi lần thứ ba thăm Thái Lan, ngày 3/4. (Nguồn: X)

Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli cũng thăm song phương Thái Lan dịp này. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một thủ tướng Nepal tới đất nước nụ cười trong lịch sử 65 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông Oli có các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo nước chủ nhà, gặp gỡ doanh nghiệp, dự kiến ký kết một số thỏa thuận về du lịch và văn hóa.

Đối với Thủ tướng Sri Lanka Harini Amarasuriya, chuyến thăm Thái Lan là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng 11/2024. Bên cạnh đó, việc Thái Lan mời người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlaing tham dự hội nghị cũng là động thái gây chú ý. Theo Bangkok Post, điều này một phần do BIMSTEC không có quy định cấm tham dự của đại diện chính quyền quân sự Myanmar.

Nhiều kỳ vọng

Các nước BIMSTEC có tiềm năng to lớn trong hợp tác khu vực. Sự gần gũi về mặt địa lý và các mối quan hệ lịch sử của các quốc gia BIMSTEC tạo ra một nền tảng độc đáo cho sự hợp tác, kết nối Nam Á và Đông Nam Á. Khu vực này có hơn 1,7 tỷ người và tổng GDP là 4,7 nghìn tỷ USD. Các quốc gia thành viên đứng đầu một số sản phẩm và dịch vụ toàn cầu như hàng may mặc (Bangladesh), cơ sở hạ tầng kỹ thuật số (Ấn Độ), dịch vụ hàng hải (Sri Lanka), hàng tiêu dùng (Thái Lan), năng lượng (Nepal và Bhutan), tạo cơ hội lớn cho chuỗi giá trị khu vực.

Do vậy, nhiều kỳ vọng đã được đặt vào Thượng đỉnh BIMSTEC lần này, đặc biệt trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, với thuế quan, các biện pháp phi thuế quan và các hạn chế thương mại ngày càng trở nên phổ biến, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng và thực hiện hàng loạt biện pháp áp thuế nhập khẩu, đe dọa chiến tranh thương mại trên toàn cầu, cùng với cạnh trạnh giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Hội nghị cũng có thể bị lu mờ bởi trận động đất tàn khốc gần đây ở nước láng giềng Myanmar.

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới
Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ 6 khởi động với Phiên họp thứ 25 các quan chức cấp cao BIMSTEC tại Bangkok, ngày 2/4. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Thái Lan)

Trong khi đó, bản thân tiến trình hội nhập của BIMSTEC còn hạn chế. Tổ chức 27 năm tuổi này bị cho là vẫn còn thiếu cam kết chính trị từ lãnh đạo các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự và dành ưu tiên cho các hoạt động của nhóm. BIMSTEC vẫn trì hoãn việc thể chế hóa mặc dù đã thông qua Hiến chương chính thức năm 2022. Kết nối và thương mại được cải thiện, song thương mại nội khối vẫn hạn chế, năm 2023 mới đạt 53,49 tỷ USD. Các nước thành viên đã ký thỏa thuận khung năm 2004, khối còn gặp khó khăn trong việc đạt được một hiệp định thương mại tự do toàn diện do bất đồng về danh sách mặt hàng nhạy cảm, sự miễn cưỡng mở cửa hoàn toàn nền kinh tế và các vấn đề phi thuế quan.

Thay vào đó, các quốc gia thành viên ký kết riêng lẻ nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, dẫn đến các thỏa thuận thương mại bị phân mảnh. Ngoài ra, các kế hoạch kết nối vẫn chưa được triển khai trên thực tế. Ban thư ký BIMSTEC tại Dhaka cũng không có đủ nguồn tài chính để hoạt động, làm hạn chế khả năng thực hiện các dự án cũng như thu hút nhân sự có tay nghề, ảnh hưởng đến hiệu quả chung, cản trở việc vận động, tiếp cận và truyền đạt các mục tiêu của BIMSTEC...

Tóm lại, BIMSTEC có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực Vịnh Bengal. Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC 6 sẽ cho thấy mức độ quyết tâm và cam kết cũng như các sáng kiến và sự linh hoạt của các nhà lãnh đạo tổ chức này có đủ để vượt qua những thách thức toàn cầu và khu vực nhằm mở rộng quy mô hội nhập khu vực Vịnh Bengal lên một cấp độ cao hơn từ nay tới 2030.

------------------

* Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ và Sri Lanka.

CNBC: Mức thuế của ông Trump đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam khiến các tập đoàn Mỹ điêu đứng

CNBC: Mức thuế của ông Trump đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam khiến các tập đoàn Mỹ điêu đứng

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông báo áp thuế 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, một động thái có thể sớm ...

Kinh tế thế giới: Ông Trump ‘chốt hạ’ đòn thuế quan, EU tăng vọt nhập khí đốt Nga, quốc gia đóng góp nhiều nhất cho Mỹ, ‘con nợ’ lớn nhất của IMF

Kinh tế thế giới: Ông Trump ‘chốt hạ’ đòn thuế quan, EU tăng vọt nhập khí đốt Nga, quốc gia đóng góp nhiều nhất cho Mỹ, ‘con nợ’ lớn nhất của IMF

Tổng thống Donald Trump chính thức công bố mức thuế đối với hàng nhập khẩu, lý do EU tăng vọt nhập khẩu khí đốt Nga, ...

Mỹ-Iran căng như dây đàn, đối đầu quân sự là khó tránh nếu đàm phán hạt nhân đổ vỡ?

Mỹ-Iran căng như dây đàn, đối đầu quân sự là khó tránh nếu đàm phán hạt nhân đổ vỡ?

Ngày 2/4, Ngoại trưởng Pháp cảnh báo, đối đầu quân sự với Iran sẽ "gần như không thể tránh khỏi" nếu các cuộc đàm phán ...

Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte khẳng định, liên minh này sẽ tiếp tục vững mạnh và ...

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Ngày 2/4, The Guardian đăng một bài phân tích nhận định, Anh có thể không cần trả đũa "cuộc chiến thuế quan" mà Tổng thống ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2025: Tuổi Thân tài lộc bấp bênh

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2025: Tuổi Thân tài lộc bấp bênh

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 29/4/2025: Cự Giải tràn ngập hạnh phúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 29/4/2025: Cự Giải tràn ngập hạnh phúc

Tử vi hôm nay 29/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2025? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Cách gỡ cài đặt Zalo trên máy tính hoàn toàn dễ dàng nhất

Cách gỡ cài đặt Zalo trên máy tính hoàn toàn dễ dàng nhất

Gỡ cài đặt Zalo trên máy tính là một thao tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện triệt để. Bài viết hôm nay sẽ hướng ...
Việt Nam luôn coi Cuba là đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu

Việt Nam luôn coi Cuba là đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu

Phó Chủ tịch nước Cuba Salvador Valdes Mesa ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam sau 50 năm giải phóng, thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào khẳng định, Dự án bến cảng số 3 - Cảng Vũng Áng là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Lào trong thời ...
Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Iran vun đắp quan hệ với châu Phi dựa trên 'công lý, nhân phẩm và lịch sử'

Iran vun đắp quan hệ với châu Phi dựa trên 'công lý, nhân phẩm và lịch sử'

Tổng thống Iran khẳng định sẵn sàng chia sẻ mọi thành tựu trong các lĩnh vực y tế, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, an ninh và hòa bình với châu Phi.
Chi tiêu quân sự toàn cầu 'đạt đỉnh' kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Chi tiêu quân sự toàn cầu 'đạt đỉnh' kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Chi tiêu quân sự toàn cầu đạt 2,72 nghìn tỷ USD trong năm 2024, tăng 9,4% so với năm 2023 và là mức tăng theo năm cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh ...
Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua: Mỹ-Trung 'đấu khẩu' tại LHQ, Giáo hoàng Francis qua đời, Nga cấm nhập cảnh chính khách Anh

Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua: Mỹ-Trung 'đấu khẩu' tại LHQ, Giáo hoàng Francis qua đời, Nga cấm nhập cảnh chính khách Anh

Nóng bỏng biên giới Ấn Độ-Pakistan, cựu Tổng thống Hàn Quốc đứng trước tâm bão, Australia bắt đầu bầu cử sớm... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Bầu cử tổng thống Hàn Quốc: Lộ diện ứng viên hàng đầu

Bầu cử tổng thống Hàn Quốc: Lộ diện ứng viên hàng đầu

Ông Lee Jae Myung cam kết sẽ dẫn dắt Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng về chính trị và kinh tế, bao gồm việc giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ảnh ấn tượng: Giáo hoàng Francis qua đời, Mỹ-Ukraine gặp nhau tại Vatican, căng thẳng Ấn Độ-Pakistan leo thang

Ảnh ấn tượng: Giáo hoàng Francis qua đời, Mỹ-Ukraine gặp nhau tại Vatican, căng thẳng Ấn Độ-Pakistan leo thang

Dưới đây ​​​​​là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp trong tuần qua.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động