TIN LIÊN QUAN | |
Anh “gần như chắc chắn” sẽ tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu | |
“Địa chấn chính trị” tại bầu cử Nghị viện châu Âu |
Kết quả cuộc bầu cử EP sẽ có tác động rất quyết định tới bước phát triển tới đây của EU . (Nguồn: Getty) |
Châu Âu: Người dân bi quan về tương lai Ngày 4/5, tờ The Guardian nhận định kết quả của cuộc khảo sát toàn cầu YouGov-Cambridge cho thấy người dân tại châu Âu đang lo ... |
Cứ 5 năm một lần kể từ năm 1979 lại có cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) ở các nước thành viên của EU. Những gì lặp đi lặp lại trong suốt 4 thập kỷ đủ để tạo thành thông lệ, như cứ đến hẹn lại lên, tạo cảm nhận đơn điệu và nhàm chán. Nhưng cuộc bầu cử EP năm nay lại rất khác và trở thành sự kiện được cả châu lục đặc biệt quan tâm.
Vì 3 lý do.
Từ định kỳ đến định mệnh
Lý do thứ nhất là có chuyện nước Anh ra khỏi EU (Brexit). Lẽ ra, nước Anh đã phải ra khỏi EU từ ngày 29/3 vừa qua. EU đã chuẩn bị cuộc bầu cử EP năm nay theo kịch bản nước Anh đã ra khỏi EU. Tổng số dân biểu trong EU sẽ giảm từ 751 hiện tại xuống còn 705, bởi 66 triệu cử tri Anh không tham gia bầu cử nữa nên chỉ còn 373 triệu cử tri ở 27 nước thành viên EU được mời chào và yêu cầu đi bỏ phiếu.
Điều được trong cũng như ngoài EU và châu lục quan tâm muốn biết là chuyện Brexit, dù đã xong xuôi như dự kiến hay vẫn còn dang dở như hiện tại ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử này, EP sẽ như thế nào khi EU gặp sóng gió.
Nguyên nhân thứ hai là chính trong thời gian nhiệm kỳ sắp kết thúc này của EP, các thế lực cực hữu, cực đoan, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Âu, thậm chí còn tham gia cầm quyền ở một vài nước thành viên EU.
Không có sự kiện chính trị nào trên châu lục thích hợp hơn cho lực lượng này thể hiện ảnh hưởng, khuếch trương thanh thế và gây dựng uy quyền cũng như củng cố xu thế trỗi dậy mạnh mẽ trên bình diện toàn châu lục bằng cuộc bầu cử EP. Cũng không có chiếc hàn thử biểu nào chính xác và thời sự hơn cuộc bầu cử này về mức độ lan toả của các lực lượng kia trên khắp châu lục.
Lý do thứ ba là EP được coi là cơ quan lập pháp của EU, lại ra đời sau EU nhưng giờ dường như cho rằng đã trưởng thành nên không chỉ tự tin và bản lĩnh hơn trong quan hệ quyền lực với Uỷ ban EU mà còn đã trở thành thách thức quyền lực đối với Uỷ ban EU và Hội đồng Châu Âu (cơ chế riêng cho những vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên EU).
Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử EP càng cao thì tính hợp pháp hợp hiến của EP càng lớn và EP càng có thế so với các thể chế và cơ chế khác của EU. Kết quả cuộc bầu cử EP vì thế sẽ có tác động rất quyết định tới bước phát triển tới đây của EU mà trước hết và đồng thời quan trọng nhất là việc phê chuẩn nhân sự cho cương vị chủ tịch Uỷ ban EU và các thành viên của Uỷ ban EU.
Cũng chính vì thế, cuộc bầu cử EP năm nay không còn đơn thuần là sự kiện định kỳ của EU nữa mà xem ra còn có thể có ý nghĩa định mệnh đối với EU. Nhiều tính từ khác nhau đã được sử dụng để định tính nó, nhưng đều có chung hàm ý ấy.
Ông Matteo Salvini của Lega Nord (Italy), người đi đầu trong mưu đồ liên minh tất cả những đảng phái chính trị cánh cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa để có được phe cánh chính trị lớn nhất trong EP mới, coi cuộc bầu cử EP năm nay là "cuộc cách mạng của những người dân tộc chủ nghĩa và quốc gia chủ nghĩa".
Ông Manfred Weber, được liên minh Các đảng nhân dân châu Âu, tức là các đảng dân chủ thiên chúa giáo, đề cử làm ứng cử viên cho chức chủ tịch Uỷ ban EU, nhìn nhận cuộc bầu cử EP này là "cuộc bầu cử số phận đối với EU".
Còn ông Frans Timmermans, ứng cử viên hàng đầu của phe xã hội dân chủ cho chính cương vị kia, thì so sánh cuộc bầu cử này với "cuộc chiến giành linh hồn của châu Âu".
| Câu chuyện Brexit: Càng cố gỡ, càng thêm rối Việc nước Anh ra khỏi EU (Brexit) cụ thể như thế nào và vào thời điểm nào hiện vẫn là câu chuyện dài vô tận ... |
Đảng phái nào sẽ lên ngôi?
Mọi dấu hiệu đều cho thấy tất cả những đảng phái chính trị lớn - tự coi là hay được coi là "đảng của nhân dân" - thuộc bất cứ mầu sắc chính trị nào đều không thua to thì cũng thua lớn trong cuộc bầu cử EP năm nay, tức là sẽ bị mất đi nhiều phiếu bầu so với kết quả bầu cử đã đạt được cách đây 5 năm.
Các đảng phái chính trị mới thành lập cũng như các đảng cực đoan và đặc biệt phe cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa được dự báo là những bên thắng cử ở lần bầu cử EP này. Tình trạng bị xé lẻ trong EP trở nên còn sâu sắc hơn. Tuy nhiên, phe ủng hộ EU chắc vẫn giành về được đa số.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nỗ lực gây dựng một tập hợp lực lượng mới trong EP. Nếu thủ tướng Hungari Victor Orban rút những dân biểu của nước này ra khỏi liên minh Các đảng nhân dân châu Âu (dân chủ thiên chúa giáo) để gia nhập liên minh mới của ông Salvini thì phe dân chủ thiên chúa giáo khó lòng còn có thể tiếp tục là phe cánh chính trị lớn nhất trong EP.
Nếu các lực lượng bất thuận với EU thật sự chuyển định hướng chiến lược từ xoá sổ EP sang thay đổi EP và lại được tăng thêm thế và lực nhờ lần bầu cử EP này thì việc đạt được sự đồng thuận trong EP cần thiết cho những quyết sách của EU càng thêm khó khăn.
Tương lai của EU vì thế rồi đây phụ thuộc rất nhiều vào việc các lực lượng chính trị trong EP ủng hộ EU có thật sự đoàn kết nhất trí được thành cùng hội cùng thuyền với nhau không và cả vào việc phe cánh cực đoan, cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa cũng thật sự đồng tâm hiệp lực với nhau hay không.
Brexit: Mây mù giăng lối Tiến trình Brexit một lần nữa lại trở nên mông lung, sau khi Hạ viện Anh bỏ phiếu phủ quyết một phần dự thảo Brexit ... |
Nga ra điều kiện rời khỏi Hội đồng châu Âu Bộ Ngoại giao Nga ngày 1/11 thông báo, Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov một ngày trước đã có cuộc điện đàm với Tổng Thư ... |
Nghị viện châu Âu nên để ngỏ khả năng trì hoãn lâu dài Brexit Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk ngày 27/3 cho rằng Nghị viện châu Âu (EP) nên để ngỏ khả năng trì hoãn ... |