Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 (VOBF) ngày 12/5 tại Hà Nội. (Nguồn: VOBF 2022) |
VOBF 2022 mang đến chủ đề “Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch” chia sẻ những chỉ số mới nhất về thị trường thương mại điện tử Việt Nam và thế giới, những xu hướng nổi bật, những thay đổi hành vi của người tiêu dùng tác động đến chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Dựa trên tinh thần cấp thiết, kịp thời, diễn đàn được đánh giá là thực tế và hữu ích với các mô hình hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có góc nhìn chuyên sâu và đa chiều để điều chỉnh chiến lược kinh doanh trên thương mại điện tử, kịp thời cập nhật những xu hướng hiệu quả, đặc biệt là giải pháp chuyển đổi thông qua những nội dung chia sẻ, gợi ý từ các phiên toạ đàm của VOBF 2022.
Tin liên quan |
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Đưa hàng Việt Nam tới tận tay người tiêu dùng quốc tế |
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, đây là năm thứ 7 Hiệp hội tổ chức thường niên sự kiện chương trình thương mại điện tử và để lại dấu ấn là Diễn đàn VOBF 2022.
VOBF là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi về những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử trong năm tới.
Theo Chủ tịch VECOM, đón đầu xu hướng thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch, nhất là những lĩnh vực chuyển đổi số, kinh doanh onilne, blockchain... do đó diễn dàn sẽ tập trung các chủ đề như tín hiệu phục hồi toàn cầu, kết nối toàn cầu trở lại, lực đẩy và công nghệ tương lai của thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, tại diễn đàn còn đề cập đến các chủ đề nóng tác động trực tiếp tới nhiều doanh nghiệp như cạnh tranh, hành lang pháp lý, sự chuyển mình của công nghiệp 4.0... Đặc biệt diễn đàn năm nay đã điều chỉnh thêm các chủ đề hấp dẫn giúp doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp để khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19.
Bà Lê Minh Trang, đại diện Công ty tư vấn Nielsen cho biết, 2 năm qua, tác động của Covid-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng thương mại điện tử. Đáng chú ý, xu hướng mua sắm đa kênh có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhất trong nhóm người tiêu dùng phục hồi sau dịch.
Cũng theo bà Trang, với sự cập nhật liên tục đổi mới phương thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng của các nhà bán hàng trong những năm qua, đến nay những lo lắng của người tiêu dùng như về chất lượng hàng hoá, độ tin cậy… dần biến mất với tốc độ người tham gia ngày càng tăng nhanh.
Bà Trang đã chỉ ra, có 3 yếu tố then chốt khi người tiêu dùng mua sắm online mà các nhà bán hàng cần lưu ý: Giá, chất lượng và thời gian giao hàng. Do đó, để cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn, thay đổi cập nhật hành vi của mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sự kiện năm nay tập trung gồm bốn phiên thảo luận xoay quanh việc thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng trưởng đột phá sau đại dịch.
Mở đầu diễn đàn, phiên một chia sẻ về “Tín hiệu phục hồi toàn cầu”. Phiên đầu tiên đưa ra những báo cáo và phân tích sâu sắc về thị trường thương mại điện tử 2021, dự đoán xu hướng nổi bật 2022 cũng như những gợi ý để tăng trưởng sau đại dịch.
Kế tiếp, phiên thứ hai với nội dung chính “Kết nối toàn cầu trở lại” trao đổi về chiến lược thương mại điện tử để phát triển doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, phiên thứ 2 chia sẻ về cơ hội đẩy mạnh kinh doanh hàng hiệu tại thị trường Đông Nam Á cũng như chiến lược phục hồi cho du lịch và nền tảng giải trí kết hợp mua sắm TikTok Shop.
Phiên thứ ba chia sẻ "Lực đẩy", nội dung thảo luận xoay quanh giải pháp giúp Doanh nghiệp bắt kịp xu hướng và tăng trưởng doanh thu bền vững, đặc biệt là những công nghệ thúc đẩy tăng trưởng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau cùng, phiên thứ tư với nội dung "Công nghệ tương lai của thương mại điện tử" trao đổi về những cơ hội, thách thức Blockchain Việt Nam trong năm 2022. Cũng như những lợi thế khác biệt từ việc ứng dụng Blockchain trong ngành thương mại điện tử.
Khảo sát của VECOM cho thấy tới tháng 3 năm 2022 có 44 địa phương trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử. Phần lớn các địa phương giao cho Sở Công Thương là đơn vị chủ quản. Điểm nổi bật là có đến 75% các sàn TMĐT đều sử dụng tên miền quốc gia .VN, 25% còn lại sử dụng tên miền quốc tế. Tên miền .VN vượt trội do các sàn TMĐT địa phương đều hướng đến khách hàng trong nước, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho nên tên miền quốc gia là sự lựa chọn phù hợp nhất. Mặt khác, do đặc thù ưu tiên về khu vực địa lý của các công cụ tìm kiếm (Google, Bing…) nên các website đăng ký tên miền .VN có lợi thế về SEO, bởi vậy mang đến giá trị tìm kiếm cao hơn khi người dùng có địa chỉ IP trong nước. Tên miền .VN với giá trị nhận diện, tin cậy, an toàn như một con tem bảo hành cho doanh nghiệp, bởi tính hợp pháp, xác thực của chủ thể được quản lý, nhận diện bởi cơ quan quản lý tên miền quốc gia Việt Nam (VNNIC). |
| Mua sắm trực tuyến tăng mạnh trong đại dịch Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong khó khăn nghiêm trọng, thương mại điện tử tiếp tục đứng vững và trải ... |
| Năm 2025, quy mô thương mại điện tử Việt Nam đạt 52 tỷ USD Tổng hợp các nguồn thông tin và đánh giá năm 2020 của VECOM, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 15%, đạt quy ... |