TIN LIÊN QUAN | |
Thưởng Tết bình quân đạt hơn 5 triệu | |
Hà Nội: Thưởng Tết Âm lịch cao nhất là 65 triệu đồng |
Thưởng Tết, xét về mặt tinh thần, giống như một món quà mà người sử dụng lao động dành tặng cho người lao động sau một năm làm việc vất vả. Về mặt vật chất, dù ít, dù nhiều, nó thường là khoản tiền mà người lao động chờ đợi nhất trong năm và đa số sử dụng nó để chi tiêu cho việc sắm Tết, tàu xe về quê sum họp hay đi du lịch cuối năm...
Ở khía cạnh văn hóa, đây có thể được coi là một nét đẹp trong văn hóa kinh doanh, một dịp để cảm ơn tập thể đã đóng góp xây dựng cho đơn vị, cho công ty trong suốt một năm ròng.
Ngoài ngóng chờ thưởng Tết, cư dân mạng còn so sánh các mức thưởng Tết của các ngành khác nhau. (kienthuc.net.vn) |
Tuy nhiên, việc thưởng Tết âm lịch không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Người sử dụng lao động được quyền chủ động, tự nguyện trả thưởng cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mức độ hoàn thành công việc của người lao động và không bắt buộc khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
Nhưng, có một thực tế là mỗi dịp Tết đến Xuân về, chuyện thưởng Tết cho nhân viên cũng là “gánh lo” của người sử dụng lao động. Và, khi mức thưởng Tết không được như người lao động kỳ vọng, tất yếu sẽ có những tiếng thở dài… Vô hình trung, những điểm tích cực của thưởng Tết lại trở nên tiêu cực. Nó không đem lại niềm vui và động lực phấn đấu nếu như doanh nghiệp phải gồng minh lo thưởng Tết cho nhân viên còn người lao động thấy bất công, bức xúc khi tiền thưởng Tết bị coi là quá…“bèo bọt”.
Nếu so sánh với các nước trên thế giới, thưởng Tết hay thưởng cuối năm ở Việt Nam được đánh giá là rất phong phú và… “khó lường”. Phong phú ở đây chính là hình thức thưởng Tết. Tùy vào điều kiện tài chính của từng doanh nghiệp, người lao động sẽ được nhận bất kỳ một hình thức vật chất nào đó mà người sử dụng lao động quyết định dành cho nhân viên của mình dịp cuối năm. Đó có thể là tiền mặt, là những sản phẩm do công ty sản xuất ra hay mua về… “Khó lường” ở đây chính là những câu chuyện dở khóc, dở cười về chuyện thưởng Tết, hay có những mức thưởng không mua nổi cái vé xe và cũng có những mức thưởng mà nhiều người cả đời nằm mơ cũng không thấy.
Lẽ thường, không có người làm công ăn lương nào lại không mong được thưởng Tết cao. Nhưng mức thưởng Tết cao không thể tự nhiên mà có, nó phải bắt nguồn từ lợi nhuận cả năm của doanh nghiệp ở mức cao hay thấp.
Ở Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp công khai chính sách thưởng Tết cho nhân viên ngay từ đầu năm, đó chính là một khoản phần trăm cố định được trích từ tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong năm.
Thiết nghĩ, cách làm công khai, minh bạch này sẽ trở thành động lực để người lao động phấn đấu khi lợi ích của doanh nghiệp cũng là lợi ích của cá nhân người lao động. Mặt khác, điều đó cũng góp phần hạn chế những hiệu ứng tiêu cực khi mức thưởng Tết chưa được như kỳ vọng của đa số người lao động như hiện nay.
Hà Nội: Thưởng Tết Âm lịch cao nhất là 65 triệu đồng Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội vừa công bố báo cáo về tình hình tiền lương năm 2013 và kế hoạch thưởng ... |
Doanh nghiệp lo thưởng Tết thời giá cả leo thang Còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết song nhiều doanh nghiệp đã dự trù lương thưởng cuối năm cho nhân viên. Mức thưởng vẫn ... |
Thưởng Tết: "Mơ về nơi ... xa lắm" Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chuyên xuất khẩu mọi năm được coi là có cái Tết sung túc đủ làm ... |