Back to E-magazine
e magazine
09:00 | 24/09/2022
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

09:00 | 24/09/2022

Trải qua chiến tranh, bom đạn, hơn ai hết, Việt Nam thiết tha yêu chuộng hoà bình và chúng ta cũng có những đóng góp thiết thực cho hòa bình thế giới...

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Trải qua chiến tranh, bom đạn, hơn ai hết, Việt Nam thiết tha yêu chuộng hoà bình và chúng ta cũng có những đóng góp thiết thực cho hòa bình thế giới...

Được sống trong hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) chính thức tuyên bố lấy ngày 21/9 hằng năm là Ngày Quốc tế Hòa bình, nhấn mạnh các nước thành viên cần tiếp tục tăng cường và nuôi dưỡng nền văn hóa hòa bình và không bạo lực trong ứng xử ở mọi cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

LHQ mong muốn và khuyến khích toàn nhân loại cùng hành động và hợp tác vì mục tiêu hòa bình cho mọi quốc gia, mọi dân tộc. Đây cũng là lời nhắn nhủ tới mọi người về vai trò của LHQ trong nỗ lực xây dựng hòa bình, đồng thời cũng là tiếng chuông liên tục nhắc nhở tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh về nghĩa vụ thực hiện các cam kết lâu dài để giành lấy hòa bình cho nhân loại.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Quốc tế Hoà bình và 45 năm ngày Việt Nam gia nhập LHQ (20/9/1977-20/9/2022), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người đã có gắn bó với lực lượng gìn giữ hoà bình Việt Nam từ những ngày đầu thực thi nhiệm vụ tại LHQ, đã có cuộc trao đổi với TG&VN.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó nhấn mạnh quyền được sống trong hòa bình.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nước nào cũng có nhu cầu hòa bình, ổn định và phát triển, nhưng thế giới vẫn tồn tại và nảy sinh nhiều bất ổn, xung đột. Vì sao lại xảy ra nghịch lý này, thưa ông?

Bởi lợi ích quốc gia, dân tộc là vấn đề hàng đầu và sự cọ xát giữa lợi ích quốc gia, dân tộc chính đáng với lợi ích quốc gia, dân tộc hẹp hòi, phiến diện luôn làm nóng tình hình quốc tế.

Một số quốc gia, nhất là các nước lớn, có tham vọng muốn giành những cái không phải của họ, hoặc họ nghĩ là của họ mà không dựa trên những yếu tố cơ bản là thực trạng mối quan hệ giữa các nước và luật pháp quốc tế.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Một số quốc gia thì không giữ được độc lập, tự chủ; dựa vào bên ngoài để giải quyết bên trong, khiến đất nước trở thành nơi thực thi chiến lược của các nước lớn; các phe phái bên trong đánh nhau theo ý đồ của các thế lực bên ngoài dẫn đến bị chi phối, lệ thuộc, thậm chí chiến tranh. Đấy là điều bất hạnh cho dân tộc, nhân dân của họ.

Theo tôi, điều quan trọng nhất, cốt yếu nhất là chúng ta phải giữ được độc lập, tự chủ, độc lập về định hướng chính trị, phát triển kinh tế, độc lập về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm về độc lập không phải chỉ để chúng ta biết mà cần làm cho cả thế giới biết và tôn trọng, công nhận khi quan hệ với Việt Nam. Chúng ta không quan hệ với bất kỳ ai không tôn trọng độc lập, tự chủ của chúng ta. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta hội nhập, mở cửa, thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Giống như một căn nhà phải có nhiều cửa thì mới thông khí, cân bằng âm dương, tránh bị gió lùa, khí độc, chúng ta phải cân bằng về mặt chiến lược, không thiên lệch về bên này, bên kia; thuận hòa với thế giới.

Một điều quan trọng nữa là ta phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng, thực hiện đúng các cam kết quốc tế và đồng thời đòi hỏi các quốc gia khác cũng phải như vậy đối với ta. Các nước đến với ta nghĩa là họ chia sẻ lợi ích với ta, không tham vọng thôn tính. Khi ta có biến động, lợi ích của họ cũng bị xâm hại nên sẽ cùng phải bảo vệ chính lợi ích của họ. Đó là ý nghĩa, giá trị sâu xa của việc mở cửa, hội nhập và cùng nhau tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tôi xin trích dẫn câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới: "Hơn ai hết, nhân dân Việt Nam rất thiết tha với hòa bình để xây dựng đời sống của mình...

Muốn có hòa bình, thì phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào nội trị của nhau, không xâm lược nhau, tôn trọng lãnh thổ toàn vẹn, chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của nhau...

Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hòa bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình được”.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dự và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng về giữ gìn hòa bình do LHQ tổ chức vào tháng 3/2019.

Trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay, Việt Nam cần làm gì để giữ được hòa bình, độc lập, tự chủ để phát triển đất nước?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Chúng ta nhận thức rất rõ về hậu quả của chiến tranh và cái giá phải trả để có hòa bình, độc lập, tự chủ. Chúng ta cũng đã có những bài học về việc bị các nước lớn can thiệp vào nội bộ. Khi không làm chủ được vận mệnh của mình, đất nước sẽ lãnh hậu quả. Nếu để đất nước mất ổn định hoặc bị nước ngoài chi phối, thì kết cục là bom đạn sẽ rải lên đầu nhân dân mình, đất nước mình.

Do đó, bài học quan trọng nhất là làm sao không để xảy ra chiến tranh. Muốn vậy trước hết phải giữ được ổn định đất nước; ổn định chính trị, xã hội, để giữ vững độc lập, hòa bình, tự chủ. Làm sao để nhân dân tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền là điều vô cùng quan trọng.

Điều quan trọng nữa là phải tạo cân bằng chiến lược, không đứng về phía nào. Chúng ta quan hệ với tất cả các nước, nhưng ai xâm hại đến lợi ích quốc gia thì chúng ta kiên quyết chống. Chúng ta bảo vệ Tổ quốc bằng sức của mình, bên cạnh đó là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chính nghĩa của Việt Nam.

Trường hợp buộc phải chiến tranh thì chúng ta phải chiến đấu và chiến thắng, nhưng nếu tránh được chiến tranh mà vẫn giữ được toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc mới là mục tiêu cao nhất. Và tôi tin rằng với đường lối đúng đắn như hiện nay, chắc chắn chúng ta sẽ làm được điều đó.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường làm nhiệm vụ ở Nam Sudan năm 2018.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ có tầm quan trọng như thế nào?

Việc tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ là một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam, tuyên bố mạnh mẽ và thể hiện hình ảnh một quốc gia có uy tín, trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh thế giới.

Chúng ta không chỉ mong muốn LHQ ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, mà ngược lại chúng ta cũng đóng góp vào những hoạt động của LHQ bất kể đất nước còn nhiều khó khăn. Đây là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho quân đội và đã được tiến hành 8 năm qua.

Ý nghĩa thứ hai của việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ là quảng bá và tôn vinh hình ảnh đất nước, quân đội, nhân dân Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đây không chỉ là ngoại giao đơn thuần mà làm thật, việc thật - một thử thách rất khó khăn đối với nhiều quốc gia. Do đó, yêu cầu đặt ra là chúng ta cần làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.

Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Việt Nam lại là một đội quân mẫu mực, có tỷ lệ nữ cao bậc nhất trong tất cả các quốc gia; không vi phạm kỷ luật và các quy định của LHQ, một đội quân có chuyên môn giỏi theo đánh giá của LHQ.

Việc rèn luyện kỹ năng công tác, hoạt động, chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt ở những khu vực rất xa đất nước, tạo cho chiến sĩ của chúng ta những kỹ năng mới, đạt yêu cầu mới theo quy chuẩn của thế giới. Ví dụ như hoạt động quân y, chúng ta có thể chữa bệnh rất tốt nhưng LHQ có hơn 90 quy trình chuẩn cần theo sát để không bị sai sót, không bị “lỗi quy trình”..., đó cũng là yếu tố chúng ta cần rèn luyện cho bộ đội.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, chúng tôi rất tự hào khi ngoài trình độ kiến thức chung, bộ đội ta còn có những kỹ năng đặc biệt khiến LHQ khâm phục. Đây là các kỹ năng mà quân đội của nhiều nước rất mong muốn có được, như khả năng thích nghi trong môi trường khắc nghiệt, khả năng tổ chức cuộc sống, ứng phó trong điều kiện không đầy đủ... Điển hình là Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam tại Nam Sudan sau khi tiếp nhận một thời gian ngắn đã đi vào khám chữa bệnh cho một số lượng lớn bệnh nhân, kể cả bệnh nhân quân sự và bệnh nhân dân sự.

Ý nghĩa cuối cùng của việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình là tạo môi trường thử thách cho cán bộ, chiến sĩ. Chúng ta sống trong thời bình, tuy nhiên chúng ta cũng không quên nhiệm vụ gìn giữ hòa bình còn nhiều nặng nề, khó khăn.

Việc công tác, hoạt động ở địa bàn xa sẽ giúp kiểm tra lại xem người lính Việt Nam sẽ làm việc như thế nào, năng lực đến đâu, để thấy yên tâm rằng những kinh nghiệm của quân đội ta trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, giải phóng đất nước hoàn toàn có thể áp dụng trong thời bình, góp phần kiến tạo hòa bình, an ninh của đất nước mình, cũng như của thế giới.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc
Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Việt Nam lại là một đội quân mẫu mực, có tỷ lệ nữ cao bậc nhất trong tất cả các quốc gia.

Là người rất gắn bó, tâm huyết công tác gìn giữ hòa bình của Việt Nam, từ rất sớm, ông đã đề ra mục tiêu là quân đội ta phải cử một số cán bộ với tư cách là chỉ huy của một phái bộ hoặc sĩ quan tham mưu tại trụ sở LHQ. Đến thời điểm này khi chúng ta đã đạt được những mục tiêu trên, Thượng tướng có kỳ vọng gì về lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam trong tương lai?

Việc cử các sĩ quan làm công tác tham mưu, chỉ huy tại các phái bộ LHQ ở nước ngoài, đặc biệt là ở trụ sở LHQ tại New York (Mỹ) là một nhu cầu cấp bách và có ý nghĩa rất lớn của không chỉ hoạt động gìn giữ hòa bình, mà còn đối với công tác đối ngoại nói chung.

Trước hết, việc này khẳng định vị thế và tiếng nói của Việt Nam tại các cơ quan của Liên hợp quốc. Ngoài ra, chúng ta luôn nắm chắc được tình hình, có thể nói là “ngồi trong ruột LHQ” để hiểu họ cần gì và ta phải làm gì để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Hơn thế nữa, đây là một điều kiện vô cùng tốt để bồi dưỡng trình bộ cán bộ ta, giúp vươn lên tầm cao của thế giới trong tình hình mới.

Tuy nhiên, việc lựa chọn sĩ quan không phải do ta cử, mà phải dựa vào tuyển chọn. Thứ nhất, họ phải là những sĩ quan vượt qua hàng loạt kỳ thi vô cùng khó khăn của LHQ, hàng nghìn người trên toàn thế giới mới chọn ra được một vị trí. Thứ hai, họ phải từng kinh qua các hoạt động thực tế gìn giữ hòa bình, cụ thể là hoạt động tại các phái bộ và được đánh giá tốt sau các nhiệm kỳ. Thứ ba, phải căn cứ vào việc các quốc gia cử sĩ quan của mình vào các vị trí tham mưu có đóng góp đến đâu cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Như vậy, muốn cử sĩ quan vào thì vừa phải có trình độ, vừa phải có kinh nghiệm, vừa phải thuộc một quốc gia có nhiều đóng góp trong hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Tôi rất vui mừng khi cho tới nay, chúng ta đã có 4 sĩ quan đã vượt qua các thử thách khó khăn, để trở thành sĩ quan tham mưu tại trụ sở LHQ ở New York và phái bộ tại Trung Phi.

Tôi tin và mong rằng tính chuyên nghiệp của chúng ta sẽ ngày càng cao hơn, ngày càng đi vào đời sống bình thường của xã hội, của quân đội để mỗi đồng chí lên đường đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mỗi chiến sĩ đều lên đường với tâm thế gìn giữ hòa bình thế giới cũng là bảo vệ Tổ quốc mình, cũng như những cán bộ, chiến sĩ khác đang ngày đêm sẵn sàng chiến đấu trên biên giới, hải đảo....

Tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục gửi lực lượng gìn giữ hòa bình sang một số địa bàn khác để màu cờ Việt Nam phủ rộng hơn trên bản đồ gìn giữ hòa bình thế giới.

Xin cảm ơn Thượng tướng!

Thu Trang | Ảnh: NVCC, TTXVN | Đồ họa: Lim Dim

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.