Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ I]

Hữu Ngọc
Thụy Điển có truyền thống văn học nữ giới khởi đầu từ cuối thời Trung cổ với nữ thánh Birgitta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những nhà văn nữ Thụy Điển

Ở phương Tây, phong trào phụ nữ viết văn phát triển đặc biệt mạnh từ cuối những năm 60, đầu 70 của thế kỷ XIX.

Thụy Điển có truyền thống văn học nữ giới khởi đầu từ cuối thời Trung cổ với nữ thánh Birgitta (1303-1373). Bà thuộc dòng dõi quý tộc, con một luật gia đã từng biên soạn luật và được học hành tốt. Bà lấy chồng từ khi còn rất trẻ; chồng là một quý tộc, luật gia có chức vị cao trong triều. Bà cũng ở triều đình, nhưng rất mộ đạo và thích đọc sách.

Bà cùng chồng đi hành hương đến một nhà thờ nổi tiếng ở Tây Ban Nha, Santiago de Compostela. Ít lâu sau, chồng chết, bà đi sâu vào đời sống tôn giáo, bắt đầu thấy thần khải và thiên cảm. Bà bảo những linh mục nghe xưng tội của bà ghi lại những điều cảm thấy khi xuất thần. Bà định lập một tu viện nữ ở Vadstena nhưng nhà vua không chấp nhận, nhưng rồi bà được Giáo hoàng cho phép.

Tin liên quan
Nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska: Một hồn thơ giản dị mà sâu sắc Nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska: Một hồn thơ giản dị mà sâu sắc

Trước khi chết, bà đi hành hương Thánh địa ở Jerusalem. Bà được chôn ở Vadstena; nơi này trở thành một nơi hành hương và trung tâm văn hóa thời Trung cổ. Bà được phong thánh năm 1391.

Tác phẩm Thiên khải (Revelationes celeste) ghi bằng tiếng Latinh, như các trước tác thông thái khác thời Trung cổ đã khiến cho nữ thánh Birgitta bất tử cả về văn học. Những người ghi lại đều là những linh mục công giáo uyên bác, chỉ có một số ít bản thảo do chính tay bà viết.

Các nhà nghiên cứu đều xác nhận là nội dung ghi đúng lời bà đọc, vả lại chính bà đã đọc lại để sửa văn. Những Thiên khải - coi là từ miệng Chúa Jesus Đức Mẹ đồng trinh hay Tông đồ thốt ra, gồm những lời khuyên răn, an ủi, sám hối; tác giả thường đề cập những sự kiện xã hội, tôn giáo, chính trị đương thời, nhiều khi dưới những hình thức biểu tượng.

Văn phong của bà có lúc mang vẻ bút chiến khi phê phán Giáo hoàng hay Nhà Vua; thường hiện thực và nêu các vấn đề về phụ nữ trong công việc hàng ngày, nhiệm vụ làm mẹ, sinh hoạt cộng đồng, bên cạnh những nét tượng trưng công thức. Bà Thánh Birgitta được xếp vào loại các nhà văn tôn giáo thần bí có tiếng ở châu Âu thời Trung cổ.

300 năm sau, khi Thụy Điển thành cường quốc vào nửa sau thế kỷ XVII, Nữ hoàng Kristina đã khiến đất nước rạng rỡ về mặt văn hóa nghệ thuật. Nhiều nhà văn và học giả nước ngoài đã đến triều đình của Nữ hoàng. Về sau, bà bỏ ngôi, theo tiếng gọi của đức tin, sang ở tại La Mã và theo Công giáo. Ở đó, bà cũng trở thành một nhân vật trung tâm văn hóa - nghệ thuật đương thời ở châu Âu. Những trước tác hiếm hoi còn lại của bà phản ánh một tâm hồn phức tạp, giữa vui đời và cô đơn. Trước tác ở Rome của bà bao gồm những câu cách ngôn viết bằng tiếng Pháp theo kiểu nhà văn Pháp La Rochefoucauld; những lời ấy nói lên lòng tin vào Thượng đế và thể hiện một thế giới quan không còn ảo tưởng, một đời sống và tính cách độc đáo của một cựu nữ hoàng.

Nữ sĩ Fredrika Bremer.
Nữ sĩ Fredrika Bremer.

Đến thế kỷ XIX, khoảng năm 1830, nữ sĩ Fredrika Bremer là người đi tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết hiện thực của giai cấp trung lưu ở Thụy Điển. Bà trở thành nhân vật lãnh đạo phong trào giải phóng phụ nữ do nội dung các tác phẩm của bà tập trung vào phụ nữ. Bà có uy tín cả ở nước ngoài.

F. Bremer (1801-1865) xuất thân từ một gia đình Phần Lan - Thụy Điển, di cư sang Thụy Điển từ thời thơ ấu. Bà được giáo dục về văn hóa nghệ thuật theo hướng khá tiến bộ, nhưng cơ bản là tinh thần gia trưởng. Đa số các trước tác của bà phản đối khuynh hướng trọng nam ấy.

Sau một loạt Phác họa đời sống hàng ngày, bà nổi tiếng do cuốn tiểu thuyết Gia đình H. (1830-1831); tác phẩm hiện thực nhưng thấm nhuần tinh thần nhân đạo và lý tưởng hóa của chủ nghĩa lãng mạn và tư tưởng thần bí Kito giáo. Bà đề cao đời sống gia đình hòa thuận, coi đó là "tổ quốc thu nhỏ". Những người hàng xóm (1837) ca ngợi gia đình có uy tín cao của bà mẹ. Tổ ấm (1839) tuy vẫn đề cao gia đình nhưng đã kêu gọi giải phóng phụ nữ khỏi xiềng xích gia trưởng, con gái phải được giáo dục yêu nghề nghiệp, có vị trí độc lập trong nhà.

Tác phẩm của bà được dịch ra tiếng nước ngoài và phổ biến ở nhiều nước vào cuối thế kỷ XIX. Bà đề cập vấn đề dục tình, khuyến khích lập những tập thể xã hội chủ nghĩa không tưởng, cơ sở để thiết lập một vương quốc hòa bình vĩnh viễn. Một số tư tưởng của bà được đưa vào chương trình của các đảng Xã hội - Dân chủ.

Bremer đã áp dụng kỹ thuật hiện thực của Balzac để viết cuốn tiểu thuyết Hertha (1856), tác phẩm nổi tiếng nhất của bà. Hertha là một thiếu phụ dám chống lại gia đình kiểu gia trưởng, người cha đầy uy quyền làm mất cả nhân phẩm những người khác trong nhà. Kết thúc câu chuyện hé ra một tương lai dân chủ hơn để cho tất cả mọi người, nhất là phụ nữ, tự do phát triển cá tính. Những đòi hỏi ấy, ngày nay thì quá bình thường - đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Tên Hertha đã được lấy để đặt cho tờ báo của phong trào phụ nữ.

Bremer đi Mỹ, Rome, Palestine, Hy Lạp, Thụy Sỹ, Italy; những tập du ký của bà phản ánh một đầu óc thiên về tìm hiểu các vấn đề xã hội, số phận phụ nữ và đóng góp của bà về mặt xã hội nói chung lớn hơn về mặt văn chương. Ngày nay, những tiểu thuyết của bà không còn được đánh giá là những tác phẩm cổ điển tuyệt vời nữa. Nhưng bà có công nêu gương phụ nữ viết văn; theo chân bà, một số nhà văn nữ, đến nay bị lãng quên, đã khiến cho thế giới chú ý đến văn học Thụy Điển trong nửa sau thế kỷ XIX.

(Còn tiếp)

Một thoáng văn học Thụy Điển: Thư viện Hoàng gia

Một thoáng văn học Thụy Điển: Thư viện Hoàng gia

Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm nguyên là thư viện riêng của các vua và nữ vương của dòng họ Vasa.

Một thoáng văn học Thụy Điển: Linné-nhà thực vật học, nhà văn du ký

Một thoáng văn học Thụy Điển: Linné-nhà thực vật học, nhà văn du ký

Du khách đến thủ đô Stockholm của Thụy Điển muốn tới Thư viện Hoàng gia thường qua một phố giàu ở trung tâm mang tên ...

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ 1]

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ 1]

Thư viện Nobel là một bộ phận của Viện hàn lâm Thụy Điển, đặt trụ sở ngay trong tòa lâu đài giao dịch Chứng khoán.

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ cuối]

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ cuối]

Năm 1895, Alfred Nobel ký ở Paris bức chúc thư gồm 300 từ kết thúc sự nghiệp và tư tưởng của cả cuộc đời.

Lễ hội dân gian ở Thụy Điển [Kỳ III]

Lễ hội dân gian ở Thụy Điển [Kỳ III]

Thụy Điển là một nước còn giữ nhiều truyền thống nông dân và tôn giáo, có nhiều lễ hội dân gian. Dưới đây, xin giới ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giải futsal nữ Đông Nam Á 2024: Đội tuyển nữ futsal Việt Nam đã sẵn sàng

Giải futsal nữ Đông Nam Á 2024: Đội tuyển nữ futsal Việt Nam đã sẵn sàng

Phát biểu tại họp báo trước giải futsal nữ Đông Nam Á 2024, HLV trưởng Nguyễn Đình Hoàng cho biết, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã sẵn sàng.
Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.
Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có ...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

Có phải bạn đã vô tình quên mật khẩu điện thoại? Dưới đây là 4 cách mở khóa nhanh chóng cho điện thoại Samsung khi quên mật khẩu đơn giản ...
Quảng Nam: UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Quảng Nam: UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là 1/3 ngôi làng ở Việt Nam, 1/130 ngôi làng trên thế giới được UN Tourism công nhận là ‘Làng Du lịch tốt nhất’.
Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) gây ấn tượng bởi văn hóa đặc sắc, thiên nhiên phong phú và là 'thiên đường suối nước nóng' nhờ vào địa hình đặc biệt.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Trong 1 tuần, Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc.
Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Sở dĩ Phú Quốc mang danh 'thiên đương hồ tiêu' bởi đây là vựa tiêu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu được ví như 'vàng đen' của huyện đảo...
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.
Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm 'Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh' từ ngày 7-11/11.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Phiên bản di động