Tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường, liệu có cần thiết?

Quang Thùy
Các nhà khoa học đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba nhằm tăng cường cho hệ miễn dịch, tuy nhiên hiện vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, đã từng khẳng định với một tiểu ban của Thượng viện Mỹ rằng, sự bảo vệ của các liều vaccine Covid-19 “sẽ không kéo dài vô hạn”.

Giới khoa học vẫn đang tranh cãi liệu có cần đến mũi vaccine Covid-19 thứ ba hay không?
Giới khoa học vẫn đang tranh cãi liệu có cần đến mũi vaccine Covid-19 thứ ba hay không?

Trên thực tế, các loại vaccine mô phỏng quá trình nhiễm bệnh tự nhiên. Đối với một số bệnh như sởi, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể duy trì suốt đời chỉ sau một lần lây nhiễm. Nhưng với những mầm bệnh khác như cúm hoặc uốn ván, miễn dịch có thể sẽ suy yếu dần theo thời gian.

Chính vì vậy, có những loại vaccine chỉ cần tiêm một liều nhưng có những loại vaccine sẽ cần tiêm nhắc lại sau một khoảng thời gian.

Trước những nhận định này, các nhà khoa học trên thế giới đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc, liệu có nên tiêm thêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường hoặc nhắc lại, nhằm đảm bảo thêm an toàn cho những người đã được tiêm 2 liều như chỉ định.

Vì sao cần tiêm bổ sung?

Lần đầu tiên tiêm một liều vaccine chống lại một bệnh nhiễm trùng cụ thể, đó được gọi là liều chính. Cơ thể con người sẽ sẵn sàng hình thành phản ứng miễn dịch sau khi tiêm liều vaccine chính.

Mỗi lần tiêm thêm liều vaccine chống lại cùng một bệnh, đây sẽ được gọi là liều vaccine tăng cường. Sau khi tiêm liều tăng cường, cơ thể sẽ tiếp tục sản sinh khả năng miễn dịch đã có từ mũi tiêm đầu tiên, thậm chí là mạnh hơn trước.

Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, tạo ra những biến thể mới lây lan nhanh chóng, nguy hiểm hơn và làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine. Vì vậy, giả thuyết tiêm thêm mũi vaccine bổ sung là hoàn toàn hợp lý, giúp người được tiêm phòng có khả năng phòng bệnh tốt hơn.

Tuy nhiên, do vaccine Covid-19 quá mới, các nước lại mới chỉ triển khai tiêm phòng được vài tháng, nên chưa ai có thể biết chắc chắn và chính xác liệu khả năng miễn dịch của các loại vaccine hiện tại có thể kéo dài bao lâu. Điều đó khiến cho nỗ lực thúc đẩy các nghiên cứu về các mũi tiêm nhắc lại trở nên quan trọng hơn.

Mới đây, Mỹ đã triển khai một thử nghiệm lâm sàng mới đối với những người được tiêm vaccine đầy đủ để xem liệu việc tiêm nhắc lại có thực sự làm tăng kháng thể và kéo dài khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm hay không.

Theo New York Times, những dữ liệu ban đầu khá tích cực. Các nhà nghiên cứu thu mẫu máu từ tình nguyện viên trong các cuộc thử nghiệm vaccine, đo mức kháng thể và tế bào miễn dịch nhắm đến virus SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy lượng kháng thể giảm từ từ. Với tốc độ này, vaccine có thể duy trì thời gian dài. Người từng mắc Covid-19 sau đó tiêm chủng được bảo vệ lâu dài hơn.

Chưa dừng lại ở đó, các nhà khoa học cũng phát hiện ra các loại vaccine khác nhau có thời gian duy trì hiệu quả khác nhau. Vaccine mạnh nhất là Moderna và Pfizer, điều chế bằng phân tử mRNA. Vaccine bất hoạt của Sinopharm (Trung Quốc) và Bharat Biotech (Ấn Độ) kém tác dụng hơn phần nào.

Có thực sự cần thiết?

Không chỉ tại Mỹ, các thí nghiệm về tiêm mũi vaccine tăng cường cũng đang được tiến hành rộng rãi ở nhiều quốc gia.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, nước này có thể triển khai tiêm tăng cường vaccine ngừa Covid-19 vào mùa thu năm nay, nhằm giúp nước này tránh khỏi làn sóng dịch mới có thể diễn ra vào mùa đông. Hiện Anh đang tiếp tục chịu ảnh hưởng của biến thể Delta, lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ.

Bộ Y tế Nga cũng chuẩn bị khởi động chương trình tiêm lại vaccine phòng Covid-19 cho những người đã từng tiêm nhưng có lượng kháng thể giảm hoặc chưa đủ kháng thể. Nga thử nghiệm tiêm Sputnik V từ mùa thu năm 2020, như vậy đã 9 tháng kể từ khi có những người tiêm đầu tiên được tiêm vaccine phòng Covid-19 này, mức độ kháng thể bảo vệ họ đã giảm dần.

Pfizer cũng đã thực hiện thí nghiệm riêng của mình và tiêm liều vaccine thứ ba cho một số tình nguyện viên đã được tiêm ngừa Covid-19 đầy đủ. Với thí nghiệm này, công ty này kết luận, con người có thể cần tiêm thêm liều vaccine thứ ba trong khoảng 12 tháng kể từ lần tiêm đầu tiên.

Trong cuộc họp báo ngày 18/6 vừa qua, bà Soumya Swaminathan - nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng, WHO hiện chưa có đủ thông tin cần thiết để đưa ra khuyến nghị về việc có nên tiêm liều vaccine tăng cường hay không. Những nhận định hiện nay là quá sớm, trong bối cảnh còn rất nhiều nước có nguy cơ lây nhiễm cao trên thế giới còn chưa hoàn thành đợt tiêm chủng đầu tiên.

Việt Nam cũng đang đẩy mạnh tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19.
Việt Nam cũng đang đẩy mạnh tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19.

Tiến trình tiêm vaccine tại Việt Nam

Việt Nam đang đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ 4, chủ yếu là do Biến thể Delta gây ra. Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đợt dịch này có quy mô và tính phức tạp cao hơn các vụ dịch trước vì nó bùng phát cả ở trong những bệnh viện, nơi có nhiều người bệnh nặng, nhiều bệnh lý nền, cả ở trong cộng đồng nhiều địa phương, cả ở trong các khu công nghiệp lớn.

Trong khi các cường quốc đang rục rịch chuẩn bị cho liều vaccine tăng cường thì hiện Việt Nam vẫn đang tập trung vào các mục tiêu tiêm chủng đủ 2 liều diện rộng, bởi Việt Nam đang gặp khó trong khâu tiếp cận nguồn vaccine.

Đến nay, Việt Nam đã có ký kết, cam kết hơn 100 triệu liều vaccine để tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đang nỗ lực mua thêm 40 triệu liều để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Trước đó, chương trình COVAX đã cam kết sẽ cung ứng 38,9 triệu liều, nhưng hiện mới chỉ có khoảng 2,5 triệu liều đã về Việt Nam.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay định hướng của Việt Nam là từ nay đến cuối năm sẽ tiêm đủ cho 70% dân số, đảm bảo miễn dịch cộng đồng.

Trong khi đó, các chuyên gia nhấn mạnh, vaccine Covid-19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh. Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vaccine, người tiêm có thể không mắc Covid-19, nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.

Chính vì vậy, để chống dịch hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kêu gọi sự quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19 bằng 2 con đường là thực hiện 5K và vaccine. Trong đó, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bắt buộc trong phòng, chống dịch, đẩy nhanh thực hiện chiến lược vaccine (bao gồm mua vaccine, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước, tổ chức tiêm).

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều ngày 22/6, Việt Nam đã tiêm 2.422.643 liều vaccine phòng Covid-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 là 121.683 người.

Ngày 19/6 vừa qua, TP. Hồ Chí Minh cũng đã triển khai chiến dịch tiêm chủng 836.000 liều vaccine của hãng AstraZeneca. Đây là đợt phân bổ thứ 4 và là đợt lớn nhất từ trước đến nay.

TIN LIÊN QUAN
Công bằng trong tiếp cận vaccine ngừa Covid-19: Cảnh báo về chủ nghĩa dân tộc
Cập nhật Covid-19 ngày 23/6: Số tử vong ở Thái Lan lập đỉnh; Chile tính tiêm chủng mũi 3; Ấn Độ vượt 30 triệu ca, Delta Plus gây đe dọa
Mỹ tặng 55 triệu liều vaccine Covid-19 cho một loạt quốc gia, trong đó có Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Anh hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vaccine phòng Covid-19
WHO cảnh báo đa số các nước nghèo không có đủ vaccine Covid-19

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động