Tiêm phòng vaccine Covid-19: 'Trùm cuối' trong chính trường Malaysia

Nhã Anh
TGVN. Kế hoạch tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 của Malaysia đang tạo ra những hiệu ứng tích cực cho Chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin Yassin.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiêm phòng vaccine Covid-19: 'Trùm cuối' trong chính trường Malaysia
Các nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 ở Selangor, Malaysia. (Nguồn: THX)

Sau một năm hỗn loạn chính trị, suy giảm kinh tế và phong tỏa do dịch Covid-19, Malaysia đã sẵn sàng cho phần kết của cuộc chiến chống đại dịch. Quốc gia Đông Nam Á này khởi động giai đoạn đầu tiên của chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn quốc ngày 24/2, trong đó Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin thuộc nhóm đầu tiên được tiêm phòng.

Vaccine cho người dân, lợi ích cho Chính phủ

Liên minh Quốc gia (PN) của Thủ tướng Muhyiddin chuẩn bị kết thúc năm đầu tiên nắm quyền trong bối cảnh hỗn loạn chính trị và quyền lực bị đe dọa. Mặc dù vậy, nỗ lực chung tay xúc tiến kế hoạch tiêm chủng quốc gia do Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Khairy Jamaluddin đứng đầu có thể là "trùm cuối" giúp Chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin ghi điểm.

Ông Khairy, thành viên của Tổ chức Dân tộc Malaysia Thống nhất (UMNO) từng tốt nghiệp Đại học Oxford (Anh), ước tính Malaysia sẽ mất hơn 4 tỷ RM (988,9 triệu USD) cho việc mua sắm và triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Với vaccine ngừa Covid-19 có được từ ít nhất 6 nguồn khác nhau và đang tiếp tục được tìm kiếm từ các nguồn khác, Chính phủ PN tự tin có đủ vaccine ngừa Covid-19 cho 80% dân số Malaysia, kể cả các cư dân nước ngoài cũng như những người tị nạn. Chính vì vậy, PN chắc chắn sẽ thu được lợi ích chính trị.

Theo nhà khoa học chính trị Wong Chin Huat thuộc Viện Nghiên cứu Jeffrey Cheah về Đông Nam Á, trong bối cảnh UMNO hướng tới cuộc đối đầu với PN trong khi vẫn là nhân tố then chốt trong Chính phủ liên minh hậu bầu cử, ông Khairy có mọi thứ để đạt được với tư cách là một bộ trưởng có năng lực và đáng tin cậy trong Chính phủ.

Ngoài ra, chuyên gia phân tích chính trị nổi tiếng này còn cho rằng, tùy thuộc vào thành phần chính phủ tiếp theo, cựu Bí thư Đoàn thanh niên UMNO có thể có cơ hội tốt để trở thành bộ trưởng cấp cao, thậm chí là ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng trong tương lai.

Giáo sư Wong cũng đánh giá cao hiệu ứng tích cực từ kế hoạch tiêm chủng đối với chính phủ PN. Theo Giáo sư Wong, nếu triển khai kế hoạch tiêm chủng thành công có thể giành lại niềm tin của bộ phận cử tri trung lưu, những người đang nhìn nhận các đảng phái chính trị với thái độ thờ ơ do “sự kém cỏi và rối loạn” trong cuộc chiến chống đại dịch và quản lý nền kinh tế.

Tuy nhiên, Giáo sư Wong cũng cảnh báo, bên cạnh chiến dịch tiêm chủng, PN cũng cần thận trọng trong mọi đường đi nước bước, bởi chỉ cần một vụ bê bối nhỏ cũng có thể chôn vùi chính phủ của liên minh đa đảng này.

Trong khi đó, Giáo sư James Chin thuộc Đại học Tasmania (Australia), nhận định rằng, việc Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới được giao phụ trách triển khai kế hoạch tiêm chủng, chứ không phải Bộ trưởng Y tế, có thể là một phần trong chiến dịch tổng thể lớn hơn để thu hút UMNO.

Theo vị giáo sư này, trong trường hợp kế hoạch tiêm chủng diễn ra suôn sẻ, ông Muhyiddin có thể biện minh cho các biện pháp của mình, ví dụ như lệnh kiểm soát đi lại (MCO 2.0) và Sắc lệnh Tình trạng khẩn cấp ban hành hồi đầu năm. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo chương trình tiêm chủng sẽ còn một chặng đường dài phía trước và không phải là một hành trình suôn sẻ.

Malaysia bắt đầu đàm phán với các nhà sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 4/2020 khi hầu hết các sản phẩm mới đang ở giữa giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên và thứ hai. Chính phủ PN ngay từ đầu đã áp dụng chiến lược xây dựng danh mục vaccine từ các nhà sản xuất khác nhau.

Chuyên gia phân tích y tế cộng đồng Nazihah Noor thuộc Viện nghiên cứu Khazanah nhận định, đây là chiến lược khôn ngoan nhằm đảm bảo cho Malaysia có cơ hội tiếp cận với ít nhất một vaccine được phát triển thành công cũng như đảm bảo đủ liều lượng cần thiết đem lại miễn dịch cộng đồng.

Tiêm phòng vaccine Covid-19: 'Trùm cuối' trong chính trường Malaysia
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin (phải) và Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Khairy Jamaluddin trong buổi ra mắt Sổ tay Chương trình Tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. (Nguồn: DPA)

Những vấn đề cần lưu ý trong chiến dịch tiêm chủng

Malaysia tham gia Chương trình Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đóng góp tài chính tài trợ cho nghiên cứu phát triển vaccine nhằm đổi lấy sự đảm bảo về quyền tiếp cận với một danh mục rộng rãi các ứng cử viên vaccine sẽ được phân phối công bằng hơn. Quốc gia Hồi giáo này dự kiến sẽ nhận được 41,1 triệu liều vaccine từ hãng AstraZeneca của Anh, Viện nghiên cứu Gamaleya của Nga và từ Viện Công nghệ sinh học Sinovac và Cansino của Trung Quốc, bên cạnh 6,4 triệu liều từ chương trình Covax.

Mục tiêu của Malaysia là tiêm chủng cho 27 triệu người trong tổng số 33 triệu dân vào quý I/2022. Kế hoạch này cũng bao gồm việc vaccine hóa cho khoảng 4 triệu người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Malaysia.

Chương trình tiêm chủng tự nguyện của Malaysia sẽ được triển khai thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 2-4/2021, trong đó các nhân viên y tế và chính trị gia, nhân viên an ninh sẽ được ưu tiên trước. Giai đoạn 2 sẽ dành cho các nhóm có nguy cơ cao như người già yếu và giai đoạn 3 dành cho người trưởng thành.

Theo Bộ trưởng Khairy, mục tiêu hàng đầu của Malaysia là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất bất chấp thực tế các nước phát triển đã trả rất nhiều tiền để lũng đoạn thị trường vaccine ngay cả khi chưa có dữ liệu đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bộ trưởng Khairy cũng đã thúc đẩy chiến dịch #LindungiDiriLindungiSemua (Bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người), khiến việc tiêm chủng cho bản thân là nghĩa vụ của mỗi công dân. Ông cho biết, việc triển khai tiêm phòng cho các chính trị gia, động thái mà ông khẳng định là cần thiết nhằm xoa dịu mối quan tâm của công chúng và tăng cường lòng tin, sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.

Tuy nhiên, dư luận cũng phản đối việc các nghị sỹ được tiêm phòng vaccine trong đợt đầu tiên. Theo Giáo sư Nazihah, mặc dù có thể có những nhân vật trong Chính phủ được ưu tiên tiêm phòng Covid-19 trước, nhưng ông thấy việc triển khai tiêm chủng cho tất cả các nghị sĩ là không hợp lý.

Theo chuyên gia này, một số người có thể biện minh rằng, các nghị sĩ nên được ưu tiên vì họ tiếp xúc nhiều với mọi người nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cao thường xuất phát từ việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang và đảm bảo cách giãn. Ông cũng nhấn mạnh, kể cả người tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong một thời gian dài tiếp theo.

Tuy nhiên, Giáo sư Chin cũng cảnh báo rằng, ngay cả khi kế hoạch tiêm chủng được triển khai, vấn đề nội bộ trong PN vẫn tiếp tục sau những cánh cửa đóng kín.

Theo chuyên gia phân tích chính trị từ Đại học Tasmania này, điều cốt lõi đến từ sự tranh giành vai trò lãnh đạo đất nước giữa lãnh đạo UMNO và Thủ tướng Muhyiddin - tình huống mà Giáo sư Chin miêu tả giống như “một núi không thể có hai hổ”.

TIN LIÊN QUAN
Hiệu quả đến 94%, vaccine Pfizer có giúp miễn dịch cộng đồng?
Cập nhật Covid-19 ngày 25/2: Israel cấp thẻ Xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine; Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa biến thể virus ở Nam Phi
Những điều cần biết về cơ quan đại diện lãnh sự
Chiến lược ngoại giao 'xông xáo' của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Phi
Quyền ưu đãi miễn trừ tại Cơ quan đại diện ở nước ngoài
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu là gì nhé!
Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật ...
Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20h30-21h30, thứ Bảy, ngày 23/3.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá iPhone 14 Pro và  iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá bán của bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.
Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Theo nguồn tin từ Tom's Guide, hiệu suất của con chip A18 Pro trên dòng sản phẩm iPhone 16 Pro sẽ chỉ tăng khoảng 10% so với thế hệ A17 ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Phiên bản di động