Tiêm phòng vaccine Covid-19: 'Trùm cuối' trong chính trường Malaysia

Nhã Anh
TGVN. Kế hoạch tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 của Malaysia đang tạo ra những hiệu ứng tích cực cho Chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin Yassin.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiêm phòng vaccine Covid-19: 'Trùm cuối' trong chính trường Malaysia
Các nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 ở Selangor, Malaysia. (Nguồn: THX)

Sau một năm hỗn loạn chính trị, suy giảm kinh tế và phong tỏa do dịch Covid-19, Malaysia đã sẵn sàng cho phần kết của cuộc chiến chống đại dịch. Quốc gia Đông Nam Á này khởi động giai đoạn đầu tiên của chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn quốc ngày 24/2, trong đó Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin thuộc nhóm đầu tiên được tiêm phòng.

Vaccine cho người dân, lợi ích cho Chính phủ

Liên minh Quốc gia (PN) của Thủ tướng Muhyiddin chuẩn bị kết thúc năm đầu tiên nắm quyền trong bối cảnh hỗn loạn chính trị và quyền lực bị đe dọa. Mặc dù vậy, nỗ lực chung tay xúc tiến kế hoạch tiêm chủng quốc gia do Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Khairy Jamaluddin đứng đầu có thể là "trùm cuối" giúp Chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin ghi điểm.

Ông Khairy, thành viên của Tổ chức Dân tộc Malaysia Thống nhất (UMNO) từng tốt nghiệp Đại học Oxford (Anh), ước tính Malaysia sẽ mất hơn 4 tỷ RM (988,9 triệu USD) cho việc mua sắm và triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Với vaccine ngừa Covid-19 có được từ ít nhất 6 nguồn khác nhau và đang tiếp tục được tìm kiếm từ các nguồn khác, Chính phủ PN tự tin có đủ vaccine ngừa Covid-19 cho 80% dân số Malaysia, kể cả các cư dân nước ngoài cũng như những người tị nạn. Chính vì vậy, PN chắc chắn sẽ thu được lợi ích chính trị.

Theo nhà khoa học chính trị Wong Chin Huat thuộc Viện Nghiên cứu Jeffrey Cheah về Đông Nam Á, trong bối cảnh UMNO hướng tới cuộc đối đầu với PN trong khi vẫn là nhân tố then chốt trong Chính phủ liên minh hậu bầu cử, ông Khairy có mọi thứ để đạt được với tư cách là một bộ trưởng có năng lực và đáng tin cậy trong Chính phủ.

Ngoài ra, chuyên gia phân tích chính trị nổi tiếng này còn cho rằng, tùy thuộc vào thành phần chính phủ tiếp theo, cựu Bí thư Đoàn thanh niên UMNO có thể có cơ hội tốt để trở thành bộ trưởng cấp cao, thậm chí là ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng trong tương lai.

Giáo sư Wong cũng đánh giá cao hiệu ứng tích cực từ kế hoạch tiêm chủng đối với chính phủ PN. Theo Giáo sư Wong, nếu triển khai kế hoạch tiêm chủng thành công có thể giành lại niềm tin của bộ phận cử tri trung lưu, những người đang nhìn nhận các đảng phái chính trị với thái độ thờ ơ do “sự kém cỏi và rối loạn” trong cuộc chiến chống đại dịch và quản lý nền kinh tế.

Tuy nhiên, Giáo sư Wong cũng cảnh báo, bên cạnh chiến dịch tiêm chủng, PN cũng cần thận trọng trong mọi đường đi nước bước, bởi chỉ cần một vụ bê bối nhỏ cũng có thể chôn vùi chính phủ của liên minh đa đảng này.

Trong khi đó, Giáo sư James Chin thuộc Đại học Tasmania (Australia), nhận định rằng, việc Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới được giao phụ trách triển khai kế hoạch tiêm chủng, chứ không phải Bộ trưởng Y tế, có thể là một phần trong chiến dịch tổng thể lớn hơn để thu hút UMNO.

Theo vị giáo sư này, trong trường hợp kế hoạch tiêm chủng diễn ra suôn sẻ, ông Muhyiddin có thể biện minh cho các biện pháp của mình, ví dụ như lệnh kiểm soát đi lại (MCO 2.0) và Sắc lệnh Tình trạng khẩn cấp ban hành hồi đầu năm. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo chương trình tiêm chủng sẽ còn một chặng đường dài phía trước và không phải là một hành trình suôn sẻ.

Malaysia bắt đầu đàm phán với các nhà sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 4/2020 khi hầu hết các sản phẩm mới đang ở giữa giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên và thứ hai. Chính phủ PN ngay từ đầu đã áp dụng chiến lược xây dựng danh mục vaccine từ các nhà sản xuất khác nhau.

Chuyên gia phân tích y tế cộng đồng Nazihah Noor thuộc Viện nghiên cứu Khazanah nhận định, đây là chiến lược khôn ngoan nhằm đảm bảo cho Malaysia có cơ hội tiếp cận với ít nhất một vaccine được phát triển thành công cũng như đảm bảo đủ liều lượng cần thiết đem lại miễn dịch cộng đồng.

Tiêm phòng vaccine Covid-19: 'Trùm cuối' trong chính trường Malaysia
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin (phải) và Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Khairy Jamaluddin trong buổi ra mắt Sổ tay Chương trình Tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. (Nguồn: DPA)

Những vấn đề cần lưu ý trong chiến dịch tiêm chủng

Malaysia tham gia Chương trình Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đóng góp tài chính tài trợ cho nghiên cứu phát triển vaccine nhằm đổi lấy sự đảm bảo về quyền tiếp cận với một danh mục rộng rãi các ứng cử viên vaccine sẽ được phân phối công bằng hơn. Quốc gia Hồi giáo này dự kiến sẽ nhận được 41,1 triệu liều vaccine từ hãng AstraZeneca của Anh, Viện nghiên cứu Gamaleya của Nga và từ Viện Công nghệ sinh học Sinovac và Cansino của Trung Quốc, bên cạnh 6,4 triệu liều từ chương trình Covax.

Mục tiêu của Malaysia là tiêm chủng cho 27 triệu người trong tổng số 33 triệu dân vào quý I/2022. Kế hoạch này cũng bao gồm việc vaccine hóa cho khoảng 4 triệu người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Malaysia.

Chương trình tiêm chủng tự nguyện của Malaysia sẽ được triển khai thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 2-4/2021, trong đó các nhân viên y tế và chính trị gia, nhân viên an ninh sẽ được ưu tiên trước. Giai đoạn 2 sẽ dành cho các nhóm có nguy cơ cao như người già yếu và giai đoạn 3 dành cho người trưởng thành.

Theo Bộ trưởng Khairy, mục tiêu hàng đầu của Malaysia là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất bất chấp thực tế các nước phát triển đã trả rất nhiều tiền để lũng đoạn thị trường vaccine ngay cả khi chưa có dữ liệu đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bộ trưởng Khairy cũng đã thúc đẩy chiến dịch #LindungiDiriLindungiSemua (Bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người), khiến việc tiêm chủng cho bản thân là nghĩa vụ của mỗi công dân. Ông cho biết, việc triển khai tiêm phòng cho các chính trị gia, động thái mà ông khẳng định là cần thiết nhằm xoa dịu mối quan tâm của công chúng và tăng cường lòng tin, sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.

Tuy nhiên, dư luận cũng phản đối việc các nghị sỹ được tiêm phòng vaccine trong đợt đầu tiên. Theo Giáo sư Nazihah, mặc dù có thể có những nhân vật trong Chính phủ được ưu tiên tiêm phòng Covid-19 trước, nhưng ông thấy việc triển khai tiêm chủng cho tất cả các nghị sĩ là không hợp lý.

Theo chuyên gia này, một số người có thể biện minh rằng, các nghị sĩ nên được ưu tiên vì họ tiếp xúc nhiều với mọi người nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cao thường xuất phát từ việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang và đảm bảo cách giãn. Ông cũng nhấn mạnh, kể cả người tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong một thời gian dài tiếp theo.

Tuy nhiên, Giáo sư Chin cũng cảnh báo rằng, ngay cả khi kế hoạch tiêm chủng được triển khai, vấn đề nội bộ trong PN vẫn tiếp tục sau những cánh cửa đóng kín.

Theo chuyên gia phân tích chính trị từ Đại học Tasmania này, điều cốt lõi đến từ sự tranh giành vai trò lãnh đạo đất nước giữa lãnh đạo UMNO và Thủ tướng Muhyiddin - tình huống mà Giáo sư Chin miêu tả giống như “một núi không thể có hai hổ”.

TIN LIÊN QUAN
Hiệu quả đến 94%, vaccine Pfizer có giúp miễn dịch cộng đồng?
Cập nhật Covid-19 ngày 25/2: Israel cấp thẻ Xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine; Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa biến thể virus ở Nam Phi
Những điều cần biết về cơ quan đại diện lãnh sự
Chiến lược ngoại giao 'xông xáo' của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Phi
Quyền ưu đãi miễn trừ tại Cơ quan đại diện ở nước ngoài
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm nhấn quan trọng trong cuộc đời bạn trong năm nay. Hãy rút ngay một lá bài tarot để cùng ...
Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 25/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 25/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 25/11, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động