TIN LIÊN QUAN | |
Người Pháp gốc Việt được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự Việt Nam | |
Bánh mì Sài Gòn |
Sinh sống ở khắp nơi như Paris, Bangkok, Tokyo... và có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ như Pháp, Thái, Nhật, Anh hay Đức, nhưng Anna Moĩ vẫn thành thạo tiếng Việt. Đặc biệt, ngay cả khi viết văn bằng thứ ngôn ngữ đậm chất thơ ca như tiếng Pháp, tâm hồn và lối viết của bà vẫn luôn đậm chất Việt Nam.
Hành trình trở về với bản ngã
Sinh năm 1955, suốt thời thơ ấu, nhà văn Anna Moĩ (tên Việt là Trần Thiên Nga) đã đi và sống ở nhiều vùng đất như Sài Gòn, Buôn Mê Thuột và Hội An. Sau khi đỗ tú tài tại trường Pháp Marie Curie Sài Gòn, bà sang Paris học lịch sử tại trường đại học Nanterre vào những năm 1970. Tuy nhiên, cuộc gặp với những nhà tạo mẫu Agnès Troublé (Agnès B.) và Philippe Guibourgé (Dior, Chanel) đã khiến cuộc đời bà rẽ sang một hướng khác là trở thành nhà tạo mẫu thời trang.
Anna Moĩ cho biết, bà đã tập viết văn từ năm 16 tuổi với tác phẩm đầu tay là một bài thơ bằng tiếng Anh được in trên tạp chí Seven Teen. Tuy vậy, bà vô tình xa rời nghiệp viết trong một thời gian khá dài. Để rồi, khi về sống cùng gia đình trong ngôi nhà truyền thống, giữa một vườn chuối tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 1992, cảm xúc văn chương đã trở lại và thôi thúc bà cầm bút.
Nhà văn Anna Moĩ |
“Khi tôi trở lại Việt Nam, những ký ức tuổi thơ theo năm tháng dần trở lại một cách sống động. Mọi xúc giác, vị giác... mà tôi từng quên đều quay lại. Đây cũng là lúc tôi tìm được chất liệu cho sự nghiệp văn chương của mình”, bà tâm sự.
Lúc đó, trong mắt Anna Moĩ, Việt Nam đầy chất thơ và sự huyền bí. Bà kể rằng, thời điểm ấy bà có tham gia một lớp học thanh nhạc ở trung tâm thành phố. Vì thường xuyên bị cắt điện nên mỗi khi đến học hát, bà luôn phải đối diện với chiếc cầu thang tối và ẩm ướt. Nhưng khi bước vào phòng thanh nhạc, hiện ra trước mắt bà là cả một không gian tràn ngập ánh sáng và những thanh âm trong trẻo. Theo bà, đó là một thế giới mới, giống như việc bà đến với văn chương là tìm thấy bầu trời.
Những mảnh ghép lịch sử và đương đại
Anna Moĩ chia sẻ, cùng với lịch sử, bà quan tâm đặc biệt đến số phận của những người trẻ tuổi trong chiến tranh. Đây cũng là lý do khiến bà bắt đầu viết biên niên kí bằng tiếng Pháp trên một tạp chí Pháp - Việt để rồi dần chuyển thành những truyện ngắn thực sự về Việt Nam đương đại. Sau hai tập truyện ngắn xuất bản năm 2001 và 2003 gặt hái được nhiều thành công, cuốn Nostalgie de la rizière (Tiếng vọng từ những cánh đồng) ra đời nhằm tập hợp tất cả những truyện ngắn ấy.
Anna Moĩ cho rằng, viết văn cũng giống như công việc thiết kế thời trang - sự dẫn dắt của cảm xúc rất quan trọng. Bà mong các tác phẩm của mình sẽ sớm được dịch ra tiếng Việt và luôn tin, sợi dây tình cảm sẽ liên kết các mảnh ghép khiến độc giả trong nước cảm nhận được các sáng tác của bà. |
Năm 2004, bà cho ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên có tên Riz noir (Lúa đen). Ý tưởng viết cuốn tiểu thuyết này xuất phát từ một chuyến thăm Côn Đảo của tác giả vào năm 2001. Vì một số trục trặc trong quá trình di chuyển nên bà đã bị kẹt ở Côn Đảo khoảng một ngày. Sau khi rời Côn Đảo, tình cờ Anna Moĩ lại được gặp hai chiến sĩ cách mạng từng là tù chính trị ở đây. Chính sự trùng hợp ngẫu nhiên đã thôi thúc bà viết nên một tác phẩm hòa quyện giữa những câu chuyện lịch sử và sự tưởng tượng.
Ở cuốn tiểu thuyết thứ hai Rapaces (Chim săn mồi), Anna Moĩ lại ngược về những năm kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm được xây dựng dựa trên những bức thư của một vị tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam viết cho vợ ở hậu phương. Sinh ra sau cuộc chiến, Anna Moĩ đã phải nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu để có thể viết cuốn sách này. Cuốn sách tựa như một cuộc hành hương về quá khứ, bên cạnh những bức thư tình chiến tuyến và hậu phương, bà đã khéo léo phơi bày bức tranh hiện thực khốc liệt về nạn đói năm 1945.
Cuốn "Tiếng vọng những cánh đồng" |
Nắm giữ trong tay 8 tập truyện ngắn, tiểu thuyết xuất sắc, Anna Moĩ đã được Chính phủ Pháp trao tặng danh hiệu “Hiệp sĩ về văn chương và nghệ thuật”. Đến nay, ở tuổi 61, bà vẫn không ngừng viết. Được biết, vào tháng 1/2017, cuốn tiểu thuyết thứ tư của bà Le Venin du Papillon (Nọc bướm) do NXB Gallimar phát hành sẽ ra mắt công chúng.
Chia sẻ về niềm cảm hứng văn chương, Anna Moĩ cho rằng, việc viết văn cũng giống như công việc thiết kế thời trang - sự dẫn dắt của cảm xúc là rất quan trọng. Bà mong các tác phẩm của mình sẽ sớm được dịch ra tiếng Việt và luôn tin, sợi dây tình cảm sẽ liên kết các mảnh ghép khiến độc giả trong nước cảm nhận được các sáng tác của bà.
Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm ... |
Việt Nam – Nam Phi: Thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư – du lịch Ngày 22/6, Diễn đàn quảng bá thương mại đầu tư và du lịch Việt Nam - Nam Phi đã được tổ chức tại thành phố ... |
Côn Đảo từ “địa ngục” tới “thiên đường” Từ đất liền đi Côn Đảo hiện nay có hai đường: Một là đường hàng không, máy bay ATR 72 bay từ TP. HCM ra ... |