Tiếp tục xây dựng GMS và CLV thịnh vượng

Chủ trì Họp báo quốc tế về công tác chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10) từ ngày 29-31/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý khẳng định, đây là một trong những sự kiện ngoại giao đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2018, gắn liền với những nước láng giềng có lợi ích phát triển sát sườn với Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tiep tuc xay dung gms va clv thinh vuong Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông phục vụ GMS-6 và CLV-10
tiep tuc xay dung gms va clv thinh vuong Việt Nam là mắt xích quan trọng trong GMS
tiep tuc xay dung gms va clv thinh vuong

Dự kiến, hơn 2.000 đại biểu, 200 tập đoàn, doanh nghiệp và 150 phóng viên báo chí, đại diện nhiều tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA… sẽ tham dự sự kiện.

Theo đó, Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 có chủ đề “Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng”, mang ý nghĩa kỷ niệm 25 năm hình thành GMS, đồng thời xác định hướng đi cho hợp tác nhằm xây dựng khu vực Mekong thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững. Tại Hội nghị lần này, Việt Nam lần đầu tiên đưa sáng kiến tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh doanh nghiệp GMS nhằm tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và nhà nước, kết nối doanh nghiệp trong khu vực và thế giới.

Trong khi đó, Hội nghị Cấp cao CLV10 sẽ rà soát tình hình thực hiện “Quy hoạch tổng thể về Phát triển kinh tế xã hội Khu vực CLV giai đoạn 2010 – 2020”; thảo luận định hướng hợp tác trong thời gian tới, triển khai những dự án cụ thể, đặc biệt là tăng cường kết nối kinh tế giữa 3 nước.

Thứ trưởng Đặng Đình Quý khẳng định, Việt Nam là thành viên tích cực và chủ động trong cả hai cơ chế GMS và Tam giác phát triển CLV. Việc Việt Nam đăng cai chủ trì Hội nghị thượng đỉnh GMS 6 và Hội nghị Cấp cao CLV 10 tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác tiểu vùng Mekong nói chung, hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia,  Lào, Việt Nam nói riêng.

tiep tuc xay dung gms va clv thinh vuong
Thứ trưởng Đặng Đình Quý chủ trì họp báo ngày 15/3 về Hội nghị Thượng đỉnh GMS. (Ảnh: Trung Hiếu)

Chương trình hợp tác GMS được khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Các nước thành viên của hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây). GMS là khu vực giàu tiềm năng về địa kinh tế đang được khơi dậy bởi các sáng kiến kết nối về cơ sở hạ tầng lớn, đa dạng lĩnh vực hợp tác và sự thông thoáng về thủ tục với mục tiêu dài hạn là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước thành viên, đưa Tiểu vùng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh, thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Hợp tác CLV, được thành lập năm 1999. Đến nay CLV gồm 13 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắc Nông, Bình Phước (Việt Nam); Sekong, Attapeu, Saravan, Champasak (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri, Kratie (Campuchia). Mục tiêu hình thành khu vực này là tăng cường đoàn kết và hợp tác 3 nước nhằm đảm bảo an ninh, ổn định, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hợp tác CLV tập trung vào các lĩnh vực: an ninh – đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…    

tiep tuc xay dung gms va clv thinh vuong Hơn 2.000 đại biểu dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6

Từ ngày 29-31/3, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 ...

tiep tuc xay dung gms va clv thinh vuong ADB: Việt Nam là hành lang kết nối khu vực Tiểu vùng sông Mekong

Đây là nhận định của Trưởng phòng điều phối hoạt động và hợp tác khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu ...

tiep tuc xay dung gms va clv thinh vuong Việt Nam giành giải Nhất cuộc thi ảnh trên Instagram

Bức ảnh về cảnh mua bán trên chợ nổi Sóc Trăng vào buổi ban mai của tác giả Kiều Anh Dũng (Việt Nam) đã vượt ...

Phong Nhi (ghi)

Bài viết cùng chủ đề

GMS 6 và CLV 10

Đọc thêm

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện, thư thăm hỏi đến lãnh đạo Campuchia.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa ...
Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo ...
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động