Nhỏ Bình thường Lớn

Tìm hiểu về giá trị di sản Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời nhà Mạc

Chiều 26/7, tại Hà Nội, Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc”.
Tìm hiểu về giá trị di sản Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời nhà Mạc
Toàn cảnh Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc”. (Ảnh: Hồng Hân)

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh cho biết, Tam giáo gồm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo là những yếu tố cốt lõi, nền tảng của văn hóa Việt Nam, do đó nghiên cứu về văn hóa Việt Nam không thể tách rời nghiên cứu về Tam giáo.

Khi thảo luận về bản sắc và đặc điểm văn hóa Việt Nam, có rất nhiều đánh giá khác nhau về vai trò của từng tôn giáo, tư tưởng và mối quan hệ giữa chúng nhưng đa phần các nghiên cứu gần đây đều công nhận quan điểm về một khung cấu trúc văn hóa tư tưởng Tam giáo dung thông, hội nhập là nổi bật, bao trùm và là diện mạo chung của văn hóa tư tưởng Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ cấu mối quan hệ Tam giáo là khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử, tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và đặc trưng văn hóa của mỗi giai đoạn đó.

"Vấn đề Tam giáo trong các thời kỳ lịch sử như thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Lê sơ (1407 – 1527)… đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu, đề cập, dù vậy thời Mạc (1527 - 1677) nói chung và chủ đề tương quan Tam giáo thời Mạc nói riêng vẫn chưa được quan tâm thảo luận cả từ góc độ tư liệu, phương pháp tiếp cận cũng như các nghiên cứu đánh giá", PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh lưu ý.

Vì vậy, Viện Trần Nhân Tông chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc” nhằm tạo dựng một diễn đàn khoa học để các nhà khoa học có thể nghiên cứu, thảo luận về vấn đề cần quan tâm nghiên cứu này. Từ đó góp phần thực hiện sứ mệnh nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng đời sống tinh thần và hệ giá trị mới cho người Việt Nam.

Tìm hiểu về giá trị di sản Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời nhà Mạc
Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc” nhằm tạo dựng một diễn đàn khoa học để các nhà khoa học có thể nghiên cứu, thảo luận về vấn đề cần quan tâm nghiên cứu này. (Ảnh: Hồng Hân)

Tọa đàm được tổ chức nhằm thúc đẩy nhiệm vụ nghiên cứu về Phật giáo, Tam giáo nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung từ góc độ lịch sử, văn hóa, những vấn đề tư tưởng và thực tiễn. Từ đó hướng đến nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về giá trị di sản Phật - Nho - Đạo đối với đời sống xã hội hiện nay.

Tọa đàm là diễn đàn công bố các phát hiện về tư liệu và giá trị của tư liệu mới về nhà Mạc, cũng như các tiếp cận, nghiên cứu mới đối với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, mối quan hệ giữa Tam giáo với nhau và với văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo tín ngưỡng… thời kỳ nhà Mạc.

Thông qua đó góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về Tam giáo thời kỳ nhà Mạc, đồng thời đề xuất những nhận định, đánh giá mới về một triều đại còn nhiều ý kiến tranh luận trong lịch sử văn hóa tư tưởng của Việt Nam.

Tọa đàm Tương quan Tam giáo Phật – Nho – Đạo thời Mạc tập trung vào các chủ đề: Tư liệu và giá trị tư liệu về tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời kỳ nhà Mạc; Tam giáo Phật - Nho - Đạo trong mối quan hệ với chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng thời kỳ nhà Mạc; Đặc điểm và xu hướng phát triển của tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời kỳ nhà Mạc; Vai trò của nhà Mạc đối với xu hướng dung thông, hội nhập Tam giáo Phật - Nho - Đạo.

Tọa đàm đã nhận được 10 bài tham luận của các nhà khoa học đến từ đơn vị học thuật, cơ sở đào tạo, cơ quan tổ chức trong nước như Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Ban tôn giáo thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Khai mạc Hội nghị quốc tế ‘Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam'

Khai mạc Hội nghị quốc tế ‘Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam'

Sáng 3/7, Hội nghị quốc tế 'Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam' đã được ...

Nhiều khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa giá trị các danh hiệu UNESCO tại Việt Nam

Nhiều khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa giá trị các danh hiệu UNESCO tại Việt Nam

Ngày 3/7, tại Ninh Bình, Hội nghị quốc tế "Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt ...

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO tại Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia quốc tế

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO tại Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia quốc tế

Các chuyên gia quốc tế đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam trong việc tổ chức Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị ...

Tìm hiểu kiến trúc Pháp-Đông Dương từ góc nhìn di sản

Tìm hiểu kiến trúc Pháp-Đông Dương từ góc nhìn di sản

Ngày 22/7, Tọa đàm “Kiến trúc Pháp - Đông Dương: Từ góc nhìn di sản” đã được Viện Pháp Việt Nam tổ chức tại Trung ...

Công trình kiến trúc Điện Kiến Trung sẽ hoàn thiện tu bổ, phục hồi vào cuối năm 2023

Công trình kiến trúc Điện Kiến Trung sẽ hoàn thiện tu bổ, phục hồi vào cuối năm 2023

Điện Kiến Trung là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và quan trọng nằm trên trục thần đạo của khu Tử cấm ...