Nhỏ Bình thường Lớn

Tìm làn gió mới ở Argentina

Người chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ phải tìm cách vực dậy nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn của quốc gia Nam Mỹ.
(10.24) Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa phát biểu trước người ủng hộ sau khi có kết quả bầu cử tổng thống vòng 1 tối ngày 22/10. (Nguồn: Reuters)
Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa phát biểu trước người ủng hộ sau khi có kết quả bầu cử tổng thống vòng 1 tối ngày 22/10. (Nguồn: Reuters)

Tính đến tối ngày 23/10, kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Argentina vòng đầu tiên đã dần lộ diện, với một số điểm đáng chú ý như sau.

Trước hết, đó là sự vắng mặt của nhiều chính trị gia lão làng như Tổng thống Alberto Fernandez; đương kim Phó Tổng thống, cựu Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner hay cựu Tổng thống Mauricio Macri. Cả ba nhân vật quan trọng này đều được cho là có đủ điều kiện, song họ vẫn từ chối tham gia tranh cử.

Khẳng định “chúng tôi chưa thể đạt được những gì đã đề ra”, đương kim Tổng thống Alberto Fernandez nhấn mạnh sẽ tập trung vào hoàn thành nốt nhiệm kỳ. Trong khi đó, một người tiền nhiệm của ông, Cristina Fernandez de Kirchner Kirchner cho biết mình không thể tranh cử do vẫn vướng vào cáo buộc về tham nhũng.

Trong một phát biểu hồi tháng 3, ông Mauricio Macri nhấn mạnh: “Tôi sẽ không trở thành ứng viên tranh cử…Theo tôi, chúng ta cần mở rộng không gian chính trị cho sự thay đổi mà chúng ta đã khởi xướng”.

Tin liên quan
Argentina bầu cử trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Argentina bầu cử trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế

Quan trọng hơn, sự vắng bóng của các tên tuổi lớn khiến cuộc bầu cử tổng thống Argentina lần này trở thành “sân chơi” của những cái tên khác, điều được cử tri kỳ vọng có thể mang đến luồng sinh khí mới và cần thiết.

Hiện Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa của liên minh cầm quyền Peron với tư tưởng trung dung và chính trị gia cực hữu Javier Milei nổi lên là hai ứng viên tổng thống hàng đầu.

Kết quả bỏ phiếu tối ngày 23/10 vừa qua thể hiện rõ nét điều đó. Với 98% số phiếu được kiểm, ông Massa đứng đầu với 36,68% số phiếu ủng hộ, đối thủ Milei về nhì với 29,98%, tiếp theo là ứng viên bảo thủ Patricia Bullrich với 23,8%. Tỷ lệ tham gia bầu cử của người dân nước này là 74%, thấp hơn nhiều so với con số 81% lần trước và là mức thấp nhất kể từ khi nền dân chủ trở lại vào năm 1983.

Luật pháp nước này quy định một ứng cử viên sẽ giành chiến thắng ngay vòng đầu chỉ khi nhận được 45% số phiếu ủng hộ, hoặc 40% số phiếu với cách biệt 10 điểm. Với kết quả như trên, ông Massa và ông Milei sẽ cùng bước vào vòng 2 của cuộc bầu cử Tổng thống căng thẳng, dự kiến diễn ra trong tháng 11 tới.

Trong bối cảnh hiện nay, cả hai đều có cơ hội chiến thắng.

Trong vòng bầu cử tổng thống sơ bộ hồi giữa tháng 8, ông Milei đã gây bất ngờ khi dẫn đầu với 30,2% số phiếu, vượt lên trên ông Massa (21,4%) hay bà Bullrich (17%). Song trong vòng bầu cử vừa qua, Bộ trưởng Massa, với chiến dịch vận động hợp lý, đã giành vị trí dẫn đầu từ tay đối thủ cực hữu.

Sắp tới, cả hai sẽ tiếp tục khai thác các vấn đề kinh tế-xã hội để tìm thêm phiếu. Hiện nền kinh tế Argentina đang đối mặt thách thức: Dự trữ ngân hàng trung ương cạn kiệt, hạn hán nghiêm trọng khiến kinh tế suy thoái, còn chương trình đàm phán khoản nợ 44 tỷ USD với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn còn lắm chông gai. Từ tháng 8/2022, lạm phát tăng từ 79% lên 138%. Đồng Peso Argentina mất giá hơn 1/3 sau 1 năm.

Ông Massa cũng thừa nhận: “Tôi biết nhiều cử tri đã bỏ phiếu cho chúng tôi là những người đang phải chịu đựng nhiều nhất. Đất nước chúng ta đang đối mặt với một tình huống phức tạp, khó khăn và đầy thách thức”.

Trong bối cảnh đó, ông Milei khẳng định một khi chiến thắng trong “cuộc bầu cử quan trọng nhất 100 năm qua”, chính trị gia này sẽ cải tổ toàn bộ nền kinh tế đang gặp khó khăn bằng những biện pháp có phần “đặc biệt” như dollar hóa nền kinh tế, giảm quy mô của chính phủ, chống nạo phá thai. Đáng chú ý, ông còn chỉ trích gay gắt các đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc và Brazil.

Người đứng đầu Bộ Kinh tế Argentina cho thấy lập trường trung dung hơn khi nhấn mạnh mạng lưới bảo hiểm xã hội và trợ cấp hiện nay đã là chìa khóa đối với một bộ phận người dân. Chính trị gia này cũng cảnh báo rằng thất bại của mình đồng nghĩa với việc các hỗ trợ này, bao gồm chi phí sử dụng phương tiện công cộng, sẽ biến mất.

Do đó, ông Massa khẳng định: “Chúng tôi sẽ không khiến cử tri phải thất vọng”.

Argentina chỉ trích Anh về chủ quyền quần đảo Malvinas/Falklands

Argentina chỉ trích Anh về chủ quyền quần đảo Malvinas/Falklands

Ngày 20/7, Ngoại trưởng Argentina Santiago Cafiero tuyên bố Anh đã vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Nam Mỹ này suốt ...

Bolivia và Iran hợp tác quốc phòng, Argentina 'đứng ngồi không yên'

Bolivia và Iran hợp tác quốc phòng, Argentina 'đứng ngồi không yên'

Bộ trưởng Quốc phòng Bolivia Edmundo Novillo Aguilar khẳng định, chính sách an ninh và quốc phòng của Bolivia không phải là mối đe dọa ...

Argentina và Qatar lần đầu tiên ký kết thỏa thuận hỗ trợ tín dụng

Argentina và Qatar lần đầu tiên ký kết thỏa thuận hỗ trợ tín dụng

Ngày 4/8, Bộ Kinh tế Argentina thông báo chính phủ nước này sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn trị giá ...

BRICS kết nạp thành viên: Mỹ hạ thấp tầm quan trọng, Argentina bày tỏ vinh dự, Nga bật mí về tên gọi mới

BRICS kết nạp thành viên: Mỹ hạ thấp tầm quan trọng, Argentina bày tỏ vinh dự, Nga bật mí về tên gọi mới

Ngày 24/8, Mỹ đã hạ thấp tầm quan trọng của việc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) gồm Brazil, ...

Lionel Messi không thi đấu trận Argentina vs Bolivia do không khí loãng tại La Paz

Lionel Messi không thi đấu trận Argentina vs Bolivia do không khí loãng tại La Paz

Lionel Messi không thi đấu trong ngày đội tuyển Argentina thắng Bolivia 3-0 trên sân khách ở lượt trận thứ 2 vòng loại World Cup ...