Tìm lời giải cho 'bài toán' quản trị AI ở Đông Nam Á một cách công bằng và bền vững

Quang Hiếu
Thúc đẩy các sáng kiến quản trị trí tuệ nhân tạo (AI), Đông Nam Á cần bảo đảm cho các quốc gia trong khu vực cùng khai thác tác động kinh tế đáng kể từ AI một cách bình đẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tương lai quản trị AI ở Đông Nam Á
Hợp tác khu vực trong quản trị AI có thể thúc đẩy nỗ lực đưa Đông Nam Á trở thành trung tâm AI mới ở Nam bán cầu. (Nguồn: accesspartnership)

Mặc dù khu vực Đông Nam Á có các quốc gia đi đầu trong các sáng kiến quản trị trí tuệ nhân tạo (AI), nhưng khả năng cạnh tranh toàn cầu về AI của khu vực này vẫn gặp trở ngại do thiếu sự chuẩn bị, nhất là ở các nước kém phát triển.

Trong khi Singapore tỏ ra vượt trội còn các quốc gia khác cũng đang bám sát, thì cần có một bộ khung các quy định toàn diện mang tầm khu vực để đảm bảo sự phát triển AI có trách nhiệm, theo đó cân bằng các nguyên tắc đạo đức, đổi mới cũng như các quan tâm về môi trường và tính bền vững. Các quốc gia nên cùng nhau hợp tác để đảm bảo đạt được những lợi ích kinh tế tiềm năng do AI mang lại một cách bình đẳng.

Những vấn đề trong quản trị AI ở Đông Nam Á

Đông Nam Á được dự đoán sẽ thu được lợi ích kinh tế đáng kể từ việc sử dụng AI, ước tính sẽ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực lên tới 950 tỷ USD tương đương 13% vào năm 2030. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng quản trị AI không chỉ mang lại lợi ích cho một số quốc gia, mà còn phải mang lại lợi ích chung cho khu vực.

Tin liên quan
Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân thông qua Luật Lưu trữ sửa đổi Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân thông qua Luật Lưu trữ sửa đổi

Khả năng cạnh tranh trên thị trường AI toàn cầu của Đông Nam Á vẫn gặp trở ngại do mức độ chưa sẵn sàng để thúc đẩy các công nghệ do AI dẫn đầu.

Oxford Insights, một công ty tư vấn chuyên tư vấn cho các tổ chức và chính phủ về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi kỹ thuật số, đã chấm điểm mức độ sẵn sàng của 160 quốc gia trên thế giới khi sử dụng AI trong các dịch vụ công dựa trên 3 trụ cột gồm: chính phủ, công nghệ, dữ liệu và cơ sở hạ tầng. Hiện Singapore đứng đầu với tổng số điểm là 81,97/100, tạo ra khoảng cách đáng chú ý khi so sánh với các nước kém phát triển hơn như Myanmar chỉ đạt 30,91/100.

Bên cạnh đó, còn có sự phân chia rõ ràng về lượng đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực AI trên toàn khu vực. Singapore đầu tư 8,4 tỷ USD, vượt xa các nền kinh tế khác của ASEAN như Indonesia (1,9 tỷ USD), Malaysia (371 triệu USD), Thái Lan (255 triệu USD), Philippines (126 triệu USD) và Việt Nam (95 triệu USD). Điều này cho thấy 75% tổng vốn đầu tư trong 6 nền kinh tế lớn ASEAN vẫn tập trung ở Singapore.

Mặt khác, các sáng kiến quản trị AI của khu vực Đông Nam Á, từ việc thiết lập chiến lược quốc gia đến tạo khuôn khổ quản trị AI chủ yếu được nằm trong tay một số ít quốc gia có hệ thống kinh tế kỹ thuật số tiên tiến hơn.

Singapore đã đưa ra 25 sáng kiến quản trị, bao gồm Chiến lược AI quốc gia và Khung quản trị AI kiểu mẫu. Trong khi đó, Việt Nam đưa ra 6 sáng kiến, Thái Lan có 5 sáng kiến và Indonesia 1 sáng kiến. Một số quốc gia khác đang trong giai đoạn đầu phát triển AI như Campuchia vào năm 2023 đã ban hành các khuyến nghị chi tiết về cách chính phủ nên tạo điều kiện và quản lý AI.

Trong bối cảnh quỹ đạo đổi mới và quy định về AI phát triển, cần phải có một khung pháp lý toàn diện hơn để bổ sung cho Hướng dẫn của ASEAN về Quản trị và Đạo đức AI. Trong đó, cần ưu tiên xây dựng một hệ sinh thái phát triển an toàn, toàn diện và đổi mới, tôn trọng các giá trị đạo đức.

Tuy nhiên, khó khăn nằm ở việc cân bằng giữa nhu cầu quản lý và thúc đẩy đổi mới trong bối cảnh sự đa dạng của các quốc gia trong khu vực. Mặc dù có 3 cách tiếp cận toàn cầu riêng biệt đối với quản trị AI như cách tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm của Trung Quốc, cách tiếp cận dựa trên thị trường của Mỹ và cách tiếp cận dựa trên các quyền của Liên minh châu Âu (EU), nhưng cách tiếp cận tăng cường và linh hoạt lại là giải pháp khả thi để thiết lập các quy tắc và chuẩn mực chung trong việc quản lý AI ở Đông Nam Á.

Tính bền vững đóng vai trò trụ cột khác cho sự phát triển theo cấp số nhân của AI hiện nay. Sự phát triển của AI đã gia tăng nhu cầu về trung tâm dữ liệu và đòi hỏi nhu cầu nâng cấp đào tạo chuyên sâu về dữ liệu cho các mô hình ngôn ngữ lớn được sử dụng trong khu vực, chẳng hạn như ChatGPT, SEA-LION của Singapore và Yellow.AI của Indonesia.

Với sự hỗ trợ thông qua các quy định mạnh mẽ về AI giữa các quốc gia thành viên ASEAN, AI có thể giúp các quốc gia trong khu vực hiểu sâu hơn về các tác động bên ngoài môi trường và giúp tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong nghiên cứu môi trường.

Tương lai quản trị AI ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Singapore Josephine Teo xem thuyết trình các giải pháp AI tổng quát do các nhóm khởi nghiệp và khu vực công phát triển tại sự kiện ra mắt sáng kiến AI Trailblazers. (Nguồn: Google Cloud Singapore)

Hợp tác khu vực trên hành trình công nghiệp hóa AI

Sự tiến bộ của AI được ước tính sẽ tăng gấp đôi số lượng trung tâm dữ liệu trên toàn cầu và tăng cường đào tạo mô hình lớn, dẫn đến mức sử dụng điện toàn cầu tăng vọt đáng kể vào năm 2030. Do đó, các quốc gia thành viên ASEAN cần phải có hành động đón đầu khẩn trương, nếu không AI sẽ thể cản trở nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Việc thực hiện chính sách công nghiệp AI chiến lược trong khu vực Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cho các quốc gia thành viên có thể khai thác tác động kinh tế đáng kể của AI một cách bình đẳng.

Công nghiệp hóa AI là chìa khóa để tăng lợi thế cạnh tranh trong AI. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tăng cường đầu tư của chính phủ vào các sáng kiến AI đồng thời tăng cường quan hệ đối tác công và tư để hỗ trợ sản xuất AI trong khu vực.

Các nhà phát triển AI lớn khác ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã cải tiến việc sản xuất các bộ xử lý đồ họa và loại chip dùng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn.

Trong khu vực, Singapore và Malaysia đã thiết lập các sáng kiến AI với nhà sản xuất chip Nvidia để xây dựng siêu máy tính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất AI. Những nỗ lực như vậy có thể tạo động lực cho các quốc gia thành viên khác làm điều tương tự.

Điều này có thể nâng cao hơn nữa năng lực của khu vực Đông Nam Á để trở thành trung tâm AI mới ở Nam bán cầu và là điểm đến thay thế cho các công ty Mỹ và châu Âu đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất sản phẩm liên quan đến AI để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trong hành trình này, ASEAN cũng có thể học hỏi từ các nhà lãnh đạo toàn cầu về AI như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Mỹ và EU, những bên đang hỗ trợ công tác nghiên cứu AI trong các trường đại học, áp dụng luật lao động cho các chuyên gia tài năng về AI có tay nghề cao và cung cấp hỗ trợ trong môi trường cạnh tranh theo định hướng thị trường.

ASEAN cũng có thể quy định việc sử dụng và phát triển AI để tôn trọng quyền kỹ thuật số của công dân, đồng thời ngăn chặn sự độc quyền thị trường AI của bất kỳ công ty hoặc quốc gia công nghệ lớn nào.

Hợp tác chung khu vực giữa các quốc gia thành viên cần được chú trọng để tăng cường sự đoàn kết, đảm bảo quản trị AI đáng tin cậy, công bằng và bền vững trong tương lai.

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohammed Maait bày tỏ quan điểm trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Nhóm các nền kinh tế mới nổi ...

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 (giờ địa phương) khẳng định những cuộc đàm phán trong cùng ngày về thỏa ...

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp có ...

PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

Quảng Ninh, Long An, Hải Phòng, Bắc Giang và Đồng Tháp là 5 địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2023. Có vị trí ...

Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định

Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định

Liên hợp quốc kết nạp Palestine tạo ra lực đẩy cho đối thoại, đàm phán... Giải pháp hai nhà nước có tia hy vọng nào ...

(theo East Asia Forum)

Đọc thêm

Báo Trung Quốc: Trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch bằng tàu hoả tại Việt Nam

Báo Trung Quốc: Trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch bằng tàu hoả tại Việt Nam

Chuyến tàu từ Nha Trang tới Đà Nẵng mang đến cho du khách những hành trình sang trọng, đáng nhớ khi đến du lịch Việt Nam.
Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 6/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Renault mới nhất tháng 6/2024

Bảng giá xe hãng Renault của các dòng như Megane R.S, Logan, Talisman, Koleos, Latitude, Duster, Sandero Stepway, Clio R.S 200 EDC sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Cách kích hoạt tùy chọn tin cậy iPhone trên các ứng dụng siêu đơn giản

Cách kích hoạt tùy chọn tin cậy iPhone trên các ứng dụng siêu đơn giản

Bật tin cậy iPhone cho các ứng dụng trên thiết bị là tùy chọn quan trọng để đảm bảo bạn có thể sử dụng tất cả những tính năng hay ...
Khai mạc khóa đào tạo kỹ năng phiên dịch đối ngoại dành cho cộng tác viên của Bộ Ngoại giao

Khai mạc khóa đào tạo kỹ năng phiên dịch đối ngoại dành cho cộng tác viên của Bộ Ngoại giao

Khóa học có 24 học viên và sẽ diễn ra trong 18 buổi giúp cập nhật kiến thức về yêu cầu, kỹ năng phiên dịch dành cho mạng lưới cộng ...
Xe điện VinFast VF 7S lộ diện bên trong nhà máy

Xe điện VinFast VF 7S lộ diện bên trong nhà máy

VinFast VF 7S là tên gọi mới của dòng xe này, thay cho bản tiêu chuẩn 'Base' nhằm giúp khách hàng dễ nhớ hơn. Xe bị lược bỏ đi nhiều ...
Nhận định, soi kèo Áo vs Pháp, 02h00 ngày 18/6 - Bảng D EURO

Nhận định, soi kèo Áo vs Pháp, 02h00 ngày 18/6 - Bảng D EURO

Nhận định trận đấu, soi kèo Áo vs Pháp tại bảng D VCK EURO được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 18/6.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Lộ rõ nhiều khác biệt, Tổng thống Zelensky lạc quan, khẳng định Trung Quốc có thể giúp

Hội nghị hòa bình Ukraine: Lộ rõ nhiều khác biệt, Tổng thống Zelensky lạc quan, khẳng định Trung Quốc có thể giúp

Hội nghị hòa bình về Ukraine diễn ra hai ngày tại Thụy Sỹ đã bế mạc vào ngày 16/6, với việc nước chủ nhà thừa nhận có nhiều quan điểm khác nhau.
Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

Chảo lửa Trung Đông: Israel đổ cho Hezbollah gây leo thang căng thẳng, Houthi tấn công tàu Mỹ, Washington tố Iran phớt lờ tàu gặp nạn

Căng thẳng ở biên giới Israel-Lebanon và Biển Đỏ vẫn diễn biến phức tạp, với những cảnh báo về nguy cơ gây ra hậu quả tàn khốc cho Trung Đông.
An ninh mùa EURO 2024: Cảnh sát Đức khống chế đối tượng dùng bom xăng gây rối, tấn công mạng truyền hình Ba Lan

An ninh mùa EURO 2024: Cảnh sát Đức khống chế đối tượng dùng bom xăng gây rối, tấn công mạng truyền hình Ba Lan

Những bất ổn về an ninh đã được ghi nhận ở châu Âu khi các trận đấu mùa giải EURO 2024 đang diễn ra tại Đức.
Nga tuyên bố tiếp tục lập vùng đệm ở Kharkov, sẽ ưu tiên 'hạ gục' thứ này của Mỹ trên đất Ukraine

Nga tuyên bố tiếp tục lập vùng đệm ở Kharkov, sẽ ưu tiên 'hạ gục' thứ này của Mỹ trên đất Ukraine

Nga sẽ tiếp tục nỗ lực thiết lập vùng đệm, hay vùng an toàn, cho đến khi đảm bảo bảo vệ lãnh thổ khỏi những cuộc pháo kích của Ukraine.
Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba

Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nêu điều kiện ngừng bắn, yêu cầu phương Tây chấm dứt trừng phạt… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Lãnh đạo EU họp tại Bỉ, Thủ tướng Trung Quốc thăm Malaysia, Đức đón Tổng thống Argentina... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đến hẹn lại tới, hàng trăm đại biểu từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Phiên bản di động