Tín hiệu về cuộc hòa đàm Việt Nam

Trước và ngay cả trong khi Hội nghị Paris đang diễn ra, có nhiều quốc gia và nhân vật nổi tiếng như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc U Thant, Giáo Hoàng…đã cố gắng làm trung gian giữa Mỹ và Việt Nam. Raymond Aubrac, một người bạn thân thiết của Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã dành nhiều trang trong cuốn hồi ký "Nơi ký ức dừng chân" để viết về chuyến đi Việt Nam năm 1967 với vai trò một "nhà trung gian". Được sự đồng ý của nhà báo Đào Hùng, Tạp chí Xưa và Nay, Báo TG&VN xin trích đăng một phần bản dịch về chuyến đi này. (Kỳ 1)
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bác Hồ chụp ảnh kỷ niệm với ông Raymond Aubrac (người đầu tiên bên trái) tại nhà ông Aubrac ở Pháp năm 1946.

... Ngày 21/7/1967, lúc 4 giờ sáng, một người của Đại sứ quán Việt Nam đến gõ cửa phòng, thông báo chúng tôi được cấp visa vào Việt Nam... Chúng tôi mua vé với giá khá đắt. Hồi đó, đường bay do một công ty tư nhân khai thác, chỉ có một cổ đông duy nhất là Sylvain Floirat, một nhà công nghiệp Pháp. Lúc đầu, đường bay được trang bị 6 chiếc máy bay Boeing sản xuất từ năm 1942, nay chỉ còn 3 chiếc. Một năm trước, một chiếc đã mất tích không để lại dấu vết.

Sau khi ghé Viêng Chăn lúc nửa đêm, chỉ còn lại hai sỹ quan Ấn Độ trên máy bay, Herbert và tôi. Trong khoang máy bay không có điều áp, bay rất cao trên hành lang được các bên tham chiến tôn trọng. Nhìn thấy tên tôi trên danh sách hành khách, một cô tiếp viên đến hỏi tôi có phải là ông Aubrac… Tôi lấy làm hãnh diện vì điều này.

Khi hạ cánh, sân bay Hà Nội chìm trong bóng đêm. Chúng tôi được dẫn vào một căn phòng và được mời uống trà. Hai tiếng sau, một chiếc xe hơi đưa chúng tôi đến khách sạn Thống Nhất, trước đây gọi là Métropole, sau khi len lỏi qua cầu Long Biên, (cầu Doumer cũ), giữa một đoàn xe tải, xe bò và xe đạp đi lại tấp nập.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế đón chúng tôi ở khách sạn và sau đó hướng dẫn chúng tôi suốt chuyến thăm. Chúng tôi nói với ông Thạch muốn được đến chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Bác sĩ Thạch rất vui vì được gặp Herbert và tôi. Ông Thạch là một người sâu sắc, hiểu biết và rất tinh tế trong ứng xử. Ông Thạch có nhiều bạn bè ở Pháp và là người nổi tiếng ở Việt Nam. Giữa muôn vàn khó khăn không thể tưởng tượng nổi, ông Thạch đã tổ chức được mạng lưới y tế cho quân đội và nhân dân Việt Nam.

Ông Thạch đã vạch ra cho chúng tôi một chương trình dày đặc. Chúng tôi đi thăm khu công nghiệp ngoại vi Hà Nội và các khu dân cư, một phần đã bị san phẳng. Một buổi tối, ông Thạch đến tìm chúng tôi để đi thăm việc sửa chữa một khúc đê sông Hồng bị bom Mỹ, cách Hà Nội chừng 15 cây số.

Tối hôm đó, tôi được chứng kiến một câu chuyện đã để lại trong tôi những ấn tượng mạnh. Sau khi đi bộ qua dòng người gồm đàn bà và trẻ em gánh trên vai hai sọt đất để đổ vào những hố sâu, chúng tôi quay trở lại chiếc xe Jeep Liên Xô để về thành phố. Bác sĩ Thạch ngồi cạnh người lái xe. Herbert và tôi ngồi sau Chiếc xe đi từ từ qua đám đông...

Đến một chỗ dừng, bác sĩ Thạch túm lấy tay một chú bé đang nhìn chúng tôi. Chú bé khoảng 11 hay 12 tuổi. Bác sĩ hỏi: “Cháu ở làng nào tới?”. Không có tiếng trả lời. Ông lại hỏi tiếp. Chú bé đáp: “Cháu không muốn nói. – Nhưng bác là bác sĩ Thạch. – Cháu biết, đứa bé trả lời, cháu nhận ra bác. Nhưng hai người kia, ngồi đằng sau, cháu không biết họ”.

Người ta đưa chúng tôi đi thăm nhiều bệnh viện. Bác sĩ Thạch muốn chỉ cho người đồng nghiệp Pháp biết họ đã làm việc trong điều kiện như thế nào. Bác sĩ Marcovitch nhận thấy trong phòng mổ một số dụng cụ giải phẫu được làm bằng tre. Người ta cho ông một cái kẹp tre mà ông đã đem về Pháp và được chuyền tay nhau trong bạn bè, trong số đó có cả ông Kissinger.

Trong một bệnh viện người ta đưa chúng tôi đến, họ điều trị những người bị thương vì bom bi. Phát minh ma quỷ đó là một khối tròn rỗng to bằng quả bóng quần vợt. Vỏ của nó rất dày, bằng thép, có cánh nhỏ làm cho quả cầu quay tròn: giữa quả cầu là thuốc nổ sẽ làm quả cầu vỡ thành mảnh và bắn đi xa. Nhưng sự can thiệp của quỷ dữ là gắn trong lần vỏ thép đó những hòn bi bằng chất dẻo rất cứng để xuyên vào người mà không phát hiện được bằng chụp x-quang. Khi chúng tôi đưa cho ông Kissinger xem thứ vũ khí được tính toán một cách hoàn hảo như vậy của Mỹ, ông ta cũng có vẻ rất kinh hoàng, giống như chúng tôi.

Trong một lần khác thăm Hà Nội, còi rú lên inh ỏi báo tin có máy bay. Hầm trú ẩn là những cái ống bằng bê tông, đường kính chừng 1 mét và cao 1,5 mét, cắm xuống vỉa hè sâu dưới đất hai phần ba chiều cao. Mọi người dừng xe đạp lại cạnh vỉa hè, chống bàn đạp xe lên bờ hè rồi bình thản tìm cái hố gần nhất còn trống. Mọi người đều đứng, nói đùa với người bên cạnh. Những cái loa hướng dẫn (người ta dịch cho chúng tôi) cho biết máy bay địch đến từ phía Đông. Chúng cách 30 cây số, rồi 20 cây số.... “Hãy nấp đi”, loa kêu gọi. Tất cả ngồi xổm xuống trong khi nghe thấy có tiếng nổ phía xa. Mười phút sau loa loan tin hết báo động và những chiếc xe đạp lại đi. Tất cả đều diễn ra trong không khí hoàn toàn bình thản và nụ cười…

Trong bốn ngày đó ở Hà Nội, người ta cho chúng tôi xem tất cả những gì có thể giúp chúng tôi hiểu được cuộc chiến tranh của Việt Nam và những điều liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp của mình: y tế đối với Herbert, nông nghiệp đối với tôi.

Chúng tôi đến thăm bảo tàng về các cuộc chiến tranh mà đất nước này phải trải qua với Trung Quốc, Pháp và Mỹ. Người ta cho xem triển lãm máy bay Mỹ bị bắn rơi. Họ cho chúng tôi những cái nhẫn làm từ vỏ “máy bay thứ hai nghìn”. Chúng tôi gặp Chủ tịch Ủy ban tội ác chiến tranh, đại tá Hà Văn Lâu, Bộ trưởng Bộ Đại học Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Tính, Giám đốc Vụ Quan hệ quốc tế Bộ Y tế Nguyễn Văn Trong, Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu bệnh viện Saint-Paul, bác sĩ Phúc, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Phạm My, Trưởng Phòng Khoa học kỹ thuật Bộ Nông nghiệp Hồ Sĩ Phấn, Giám đốc Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Trịnh Văn Thịnh... Chúng tôi đến thăm xã giao tùy viên văn hóa của Tổng đại diện Pháp, Charles-Louis Le Guern.

Nhưng ba thời khắc quan trọng của chuyến đi của chúng tôi là lần được đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh và được tiếp xúc với Thủ tướng Phạm Văn Đồng...

Ông Raymond Aubrac (31/7/1914 - 10/4/2012) - anh hùng kháng chiến của nước Pháp, người bạn lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam.

Năm 1946, ông Aubrac gặp Bác Hồ lần đầu tiên, khi Bác dẫn đầu phái đoàn Việt Nam sang Pháp đàm phán. Sớm có thiện cảm với nhau, Bác Hồ đã chuyển đến ở nhà ông Aubrac ở Soisy-sous-Montmorency, ngoại ô Paris. Trong thời gian sinh hoạt cùng gia đình Aubrac, Bác còn trở thành cha đỡ đầu của Babette, người con gái mới sinh của ông Aubrac.

Ghi nhận những công lao của ông với cách mạng Việt Nam, ngày 25/9/2012 tại Phủ chủ tịch, thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Raymond Aubrac. Bà Elizabeth Aubrac con gái ông đã thay mặt gia đình nhận phần thưởng cao quý này.



Đào Hùng (dịch)(Còn nữa)

Xem toàn văn trên Xưa&Nay số 93 và 94 (tháng 6/2001)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động