Tin thế giới 30/9: Pháp-Thổ 'đấu khẩu' vì Armenia-Azerbaijan; Tranh luận Trump-Biden công kích và mất kiểm soát; Nga nói về hành động của bà Merkel

Hoàng Hà
TGVN. Xung đột Armenia-Azerbaijan, tranh luận Trump-Biden, vụ đầu độc Navalny, Trung Đông, quan hệ Nhật Bản-Triều Tiên là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 30/9: Pháp-Thổ 'đấu khẩu' vì Armenia-Azerbaijan; Tranh luận Trump-Biden công kích và mất kiểm soát; Nga nói về hành động của bà Merkel

Xung đột Armenia-Azerbaijan

Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ đấu khẩu vì xung đột Armenia-Azerbaijan

Ngày 30/9, trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu cho biết, Ankara sẽ làm "những gì cần thiết" nếu Azerbaijan đề nghị sự hỗ trợ quân sự từ Ankara trong cuộc xung đột với Armenia ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Phản ứng với tuyên bố của Ngoại trưởng Cavusoglu, cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, phát biểu "hiếu chiến" của Thổ Nhĩ Kỳ đang kích động Azerbaijan "tái chiếm khu vực Nagorno-Karabakh", xem đó là điều không thể chấp nhận được, bất chấp việc ông nói giai đoạn này không có bằng chứng về sự liên quan trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Tổng thống Macron, ông coi "tuyên bố chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan là khinh suất và nguy hiểm", đồng thời cho biết sẽ thảo luận vấn đề này với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tối cùng ngày và với người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào ngày 1/10.

Đáp trả lại lời của Tổng thống Pháp, Ngoại trưởng Cavusoglu cho rằng, "tình đoàn kết của Pháp với Armenia chẳng khác gì việc ủng hộ sự chiếm đóng của Armenia ở Azerbaijan". (Reuters)

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Hai ván cờ, bốn bên chơi
TIN LIÊN QUAN

Vụ đầu độc Navalny

Nga xem việc Thủ tướng Đức thăm Navalny là nỗ lực chính trị hóa tình hình

Ngày 29/9, buổi trả lời phỏng vấn đài phát thanh Komsomolskaya Pravda, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow xem việc Thủ tướng Đức Merkel tới thăm thủ lĩnh đối lập Nga Alexey Navalny là nỗ lực chính trị hóa tình hình.

Trong khi đó, trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, phía Nga tin rằng, Ban Thư ký Kỹ thuật của tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW) - trước đó đã thể hiện sự thiên vị - sẽ khẳng định có chất độc thần kinh Novichok trong các mẫu phẩm lấy từ ông Navalny.

Bộ Ngoại giao Nga cũng nhắc lại, Moscow đã gửi 3 đề nghị từ Văn phòng Tổng Công tố Nga về hỗ trợ pháp lý cho vụ việc Navalny. Tuy nhiên "cho đến nay, Berlin chưa trả lời yêu cầu nào, tất cả những điều mà chúng ta biết được là họ (phía Đức) đang cân nhắc về điều đó". (TASS)

Vụ đầu độc Navalny: Người trong cuộc nói về động thái bí mật của Thủ tướng Đức, Pháp ra tối hậu thư cho Nga
TIN LIÊN QUAN

Tranh luận Trump-Biden

Cuộc tranh luận hỗn loạn và mất kiểm soát với 73 lần ngắt lời của Tổng thống Trump

8 giờ sáng 30/9 (giờ Việt Nam), đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump của đảng Cộng hòa và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên mở màn các cuộc tranh luận trước khi tiến đến ngày bầu cử chính thức 3/11 tới.

90 phút trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên diễn ra với liên tiếp những màn công kích nhau nảy lửa của 2 ứng viên, xoay quanh 6 chủ đề nóng thời gian qua bao gồm bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế, nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực ở các thành phố của Mỹ, cùng tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.

Cả hai ứng cử viên đều nỗ lực chiếm lĩnh sân khấu bằng cách liên tục đưa ra những ý kiến phản pháo khi đối thủ đang phát biểu, điều khiến nhiều chuyên gia cũng như các nhà báo, phóng viên khi theo dõi vòng tranh luận này nhận xét là "hỗn loạn".

Theo thống kê của CBS News, ông Trump chiếm áp đảo về số lần ngắt lời đối thủ hoặc người dẫn. Cụ thể, ông Trump ngắt lời ông Biden ít nhất 73 lần, cao hơn nhiều so với 37 lần ngắt lời ứng viên Hillary Clinton trong cuộc tranh luận năm 2016.

Mặc dù vậy, ông Biden cũng thể hiện được bản lĩnh của một ứng cử viên xứng tầm ông Trump khi vẫn giữ được thái độ bình bĩnh, đồng thời cũng đưa ra những ngôn từ cứng rắn nhằm “hạ nhiệt” sự hưng phấn của đối thủ.

Nhiều ý kiến cho rằng, nhà báo Chris Wallace của hãng tin Fox News, người điều phối trong vòng tranh luận đầu tiên này, đã hoàn toàn mất kiểm soát trong cuộc tranh luận đầu tiên này.

Tranh luận Trump-Biden: 5 điểm nhấn trong lần chạm trán đầu tiên
TIN LIÊN QUAN

Mỹ - Trung

Mỹ, Đài Loan hợp tác trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng

Giới chức Mỹ ngày 30/9 cho biết, Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) sẽ hợp tác trong các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Mỹ Latinh, trong động thái ngầm chống lại các kế hoạch đầu tư khu vực quy mô lớn của Trung Quốc đại lục.

Đại sứ quán trên thực tế của Mỹ ở Đài Bắc cho hay, kế hoạch mới sẽ hỗ trợ "cơ sở hạ tầng chất lượng ở các thị trường mới nổi", trong khi Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) cho biết hòn đảo này đã phối hợp chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ với Chính sách hướng Nam của Đài Bắc. Chính sách này của Đài Loan nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với khu vực Đông Nam và Nam Á, cắt giảm sự phụ thuộc của đảo này vào Trung Quốc đại lục. Ông nhấn mạnh: "Mối quan hệ đối tác hợp tác Đài Loan-Mỹ đã lên một tầm khác". Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin chi tiết quy mô quỹ tài trợ hay số lượng dự án đầu tư. (Reuters)

Nhật Bản - Triều Tiên

Triều Tiên chỉ trích cựu Thủ tướng Nhật Bản vì tới viếng đền Yasukuni

Ngày 30/9, Triều Tiên đã gay gắt chỉ trích chuyến thăm của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trước đó trong tháng này tới đền Yasukuni có liên quan đến thời chiến, cho rằng động thái này của ông Abe là "biểu hiện của sự liều lĩnh xúi giục Nhật Bản tái xâm lược".

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho rằng ông Abe "kiên trì kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong xã hội Nhật Bản".

Trước đó, ba ngày sau khi từ chức, ông Abe thông báo trên tài khoản Twitter rằng ông đã đến thăm đền Yasukuni. (Kyodo)

Trung Đông

Bộ Tứ Trung Đông nhóm họp, Israel tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Palestine

Ngay 29/9, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cho biết, trên cơ sở sáng kiến của phía Moscow, một “hội nghị trực tuyến đã được tổ chức giữa các đại diện đặc biệt của Nhóm Bộ Tứ Trung Đông bao gồm Nga (V.K. Safronkov), Mỹ (A. Berkowitz), Liên hợp quốc (N. Mladenov) và Liên minh châu Âu (S. Terstal).

Các đại diện tham gia đã xem xét tình hình ở Trung Đông. Phía Nga tái khẳng định tiếp tục ủng hộ các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp toàn diện và bình thường hóa quan hệ tại Trung Đông căn cứ vào tình hình quan hệ giữa các quốc gia Arab và Israel”.

Trong hội nghị trực tuyến, các bên cũng khẳng định không thể ổn định toàn diện tình hình khu vực nếu không giải quyết được cuộc xung đột lâu nay giữa Palestine và Israel phù hợp với giải pháp hai nhà nước.

Liên quan tình hình Israel-Palestine, cùng ngày, phát biểu tại phiên họp thường niên lần thứ 75 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thủ tướng Israel benjamin Netanyahu cho hay, sau khi người Palestine nhận ra rằng "họ đã mất quyền phủ quyết" và công nhận Israel là nhà nước Do Thái, "tôi sẽ sẵn sàng đàm phán trên cơ sở kế hoạch của Tổng thống Trump, nhằm chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột với người Palestine". (Sputnik, Jerusalem Post)

Nga âm thầm mà 'cao tay' trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Trung Đông
TIN LIÊN QUAN

Bầu cử Mỹ 2020: Sau 'trận khai chiến hỗn loạn', ứng viên nào được lòng dư luận hơn?

Bầu cử Mỹ 2020: Sau 'trận khai chiến hỗn loạn', ứng viên nào được lòng dư luận hơn?

TGVN. Sáng 30/9 (giờ Việt Nam), ngay sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên của đảng Dân chủ (Joe Biden) và ...

Tranh luận trực tiếp Donald Trump - Joe Biden: Cơ hội nào cho ai?

Tranh luận trực tiếp Donald Trump - Joe Biden: Cơ hội nào cho ai?

TGVN. Bước vào cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, hai ứng cử viên của Bầu cử Mỹ 2020 – ông Donald Trump và Joe ...

Tin thế giới 29/9: Armenia-Azerbaijian ‘hừng hực’; Belarus, Triều Tiên chưa ‘nguội’

Tin thế giới 29/9: Armenia-Azerbaijian ‘hừng hực’; Belarus, Triều Tiên chưa ‘nguội’

TGVN. Xung đột Armenia-Azerbaijan, tình hình Belarus, bán đảo Triều Tiên, điện đàm Nga-Nhật, Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ là một vài điểm nhấn trong dòng ...

Bài viết cùng chủ đề

Nagorno-Karabakh

Đọc thêm

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Mặc dù dừng bước ở tứ kết giải Futsal châu Á 2024 nhưng cơ hội đến VCK World Cup của đội tuyển Futsal Việt Nam vẫn còn nhờ cánh cửa ...
Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động