Tin thế giới ngày 4/8: Sai lầm lớn nhất lịch sử Mỹ, Pháp 'xuống tay' với Hong Kong, Trung Quốc ra mặt vì TikTok. Vaccine ngừa Covid-19 Nga sắp ra lò

Hoàng Hà
TGVN. Nước Mỹ, vấn đề Hong Kong, TikTok, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc và vaccine Covid-19 là những sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 31/7: Nghi vấn Trung Quốc 'hack' vaccine Covid-19 của Mỹ, Iran sẽ không đàm phán với Mỹ, EU trừng phạt 3 quốc gia vì tấn công mạng
Tin thế giới ngày 30/7: Mỹ sẵn sàng 'chơi lớn' để đối phó Trung Quốc, Belarus nghi Nga can thiệp bầu cử, Bất ngờ Triều Tiên bắn tên lửa
tin the gioi ngay 48 ong trump noi ve sai lam lon nhat lich su my

Mỹ

Ông Trump nói về sai lầm lớn nhất lịch sử Mỹ, tuyên bố tiếp tục giảm quân ở Afghanistan

Trả lời phỏng vấn với trang tin Axios, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, việc điều quân tới Trung Đông là sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tổng thống Trump nói: "Chúng ta đã xoá sổ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng... Chúng ta đã "thanh toán" Tướng Iran Qasem Soleimani, thủ lĩnh IS Abu Bakr Al-Baghdadi ... Tôi đã làm rất nhiều việc mà các Tổng thống khác của Mỹ không làm được. Họ chẳng bao giờ nên đến Trung Đông".

Ông nhấn mạnh: "Quyết định điều quân đến Trung Đông và can thiệp vào các vấn đề của khu vực này là sai lầm lớn nhất trong lịch sử đất nước chúng ta".

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Tổng thống Trump cho biết sắp tới, Washington sẽ giảm bớt số lượng quân nhân Mỹ ở Afghanistan xuống còn 4.000 người và hiện 2 bên đang đàm phán.

Khi được một nhà báo hỏi quy mô của đội quân đồn trú ở Afghanistan, ông Trump trả lời quy mô đó "có thể từ 4.000-5.000". Tuy nhiên, ông không nêu chính xác thời điểm thực hiện kế hoạch giảm quân này.

Trước đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Mỹ có kế hoạch tới tháng 5/2021 sẽ rút hết quân khỏi Afghanistan. (Sputnik)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Lý do người Mỹ 'cởi trói' cho nội chiến ở Afghanistan
Mỹ gây sức ép tiến hành đàm phán hòa bình ở Afghanistan

Trung Quốc

Vấn đề Hong Kong: Pháp ngừng phê chuẩn hiệp ước dẫn độ, Trung Quốc cảnh cáo nước ngoài

Ngày 3/8, Pháp cho biết đã ngừng quá trình phê chuẩn hiệp ước dẫn độ được ký vào ngày 4/5/2017 với Hong Kong, sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới gây tranh cãi đối với đặc khu hành chính từng là thuộc địa của Anh này.

Trong một diễn biến khác, ngày 3/8, Phái bộ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố, không có chính phủ, tổ chức hay cá nhân nước ngoài nào có quyền hoặc lý do để can thiệp vào công việc nội bộ của Hong Kong. Cảnh báo này được đưa ra để đáp lại tuyên bố của EU liên quan tới việc hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp của đặc khu hành chính Hong Kong.

Lưu ý Hong Kong là khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, một người phát ngôn của phái bộ này nhấn mạnh, cuộc bầu cử hội đồng lập pháp của khu vực là cuộc bầu cử địa phương của Trung Quốc và do đó đây hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Hong Kong.

Người phát ngôn này cho rằng, chính quyền Hong Kong quyết định hoãn bầu cử do tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng là một bước hợp lý và cần thiết để đảm bảo an toàn và sức khỏe của người dân Hong Kong cũng như an minh, sự công bằng và minh bạch của cuộc bầu cử. (THX, AFP)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Đến lượt Thụy Sỹ lên tiếng gay gắt với Trung Quốc, nguyên nhân do đâu?
Anh nói Trung Quốc cần xây dựng lại lòng tin, Thủ tướng Singapore lên tiếng về Hong Kong

Bắc Kinh ra mặt vì TikTok, Philippines chứng tỏ 'tình anh em' với Trung Quốc

Ngày 4/8, Bắc Kinh tố cáo Washington “bắt nạt trắng trợn” ứng dụng chia sẻ video TikTok, sau khi Tổng thống Donald Trump tăng cường gây sức ép buộc ByteDance, đơn vị sở hữu ứng dụng này, bán lại chi nhánh hoạt động tại Mỹ.

Phát biểu tại một buổi họp báo thường nhật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Hành động này đi ngược với những nguyên tắc của kinh tế thị trường và các nguyên tắc cởi mở, minh bạch và không phân biệt đối xử của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)”.

Cũng liên quan đến TikTok, cùng ngày, trả lời phỏng vấn về mối lo ngại an ninh liên quan ứng dụng này của Trung Quốc, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Harry Roque cho biết, không có lý do gì để cấm TikTok tại Philippines, bất chấp việc một số quốc gia khác đang cân nhắc cấm sử dụng ứng dụng này.

Ông Harry Roque cũng khẳng định, Tổng thống Duterte không ngăn cản tự do ngôn luận và sẽ không cấm bất kỳ website nào.

Trước đó, Ấn Độ đã cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn này. (AFP, Inquirer)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Chốt hạn chót để TikTok tự xoay xở, Nhà Trắng vẫn thận trọng kể cả khi có công ty Mỹ mua lại
TikTok rời Trung Quốc sang Anh, London 'dang rộng vòng tay'?

Mỹ-Trung Quốc

Bắc Kinh ứng cử thẩm phán tại tòa quốc tế về luật biển, Mỹ phản đối

Phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức tháng trước, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước tham gia vào cuộc bầu cử tại tòa án quốc tế về luật biển sắp tới xem xét cẩn trọng các phẩm chất của ứng viên Trung Quốc và cân nhắc liệu một thẩm phán Trung Quốc tại tòa án quốc tế về luật biển sẽ giúp thúc đẩy hay kéo lùi luật biển quốc tế. Trong trường hợp của Trung Quốc, câu trả lời đã quá rõ ràng”.

Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) dự kiến tổ chức bầu cử vào tháng 8 hoặc tháng 9 để lựa chọn 7 thẩm phán trong nhiệm kỳ 9 năm. Toàn bộ 168 bên tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đều được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này.

Năm 2016, tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) đã bác yêu sách của Trung Quốc, trong đó đòi hỏi chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, là không có căn cứ dựa theo các nguyên tắc của UNCLOS. Mặc dù là một bên tham gia đàm phán và phê chuẩn UNCLOS, nhưng Trung Quốc cho đến nay vẫn từ chối chấp thuận hoặc công nhận phán quyết của tòa.

Trong khi đó, Mỹ không được tham gia bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới của ITLOS vì Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS. Đây cũng là luận điểm được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra khi phản bác tuyên bố của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa ứng viên ứng cử vào vị trí thẩm phán tại tòa án quốc tế về luật biển. Trên thực tế, 3 thẩm phán Trung Quốc đã làm việc tại cơ quan này kể từ khi cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức vào năm 1996.

Bình luận của ông Stilwell được đưa ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích tham vọng của Trung Quốc muốn ôm trọn các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông là “hoàn toàn phi pháp”.

Giới phân tích nhận định lập trường cứng rắn hơn của Mỹ với Trung Quốc tại Biển Đông có thể khuyến khích các quốc gia khác cũng có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông quyết đoán hơn với Bắc Kinh. (CNBC)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Sau Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục hướng đến Singapore thảo luận về Biển Đông
Vấn đề Biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ-Indonesia thảo luận mục tiêu chung, Philippines lại có tuyên bố mới

Covid-19

Vaccine Covid-19 của Nga có thể được cấp phép trong 10 ngày tới

Ngày 4/8, hãng tin AFP dẫn lời giới chức Nga cho biết, một loại vaccine ngừa Covid-19 được Viện Gamaleya tại Moscow thử nghiệm đã đạt được các bước phát triển tiên tiến, dự kiến sẽ nhận được chứng nhận đăng ký của nhà nước.

“Chúng tôi đang rất mong chờ việc bắt đầu sản xuất hàng loạt vào tháng 9 tới”, Bộ trưởng Công nghiệp Nga Denis Manturov nói, “chúng tôi sẽ có thể đảm bảo lượng sản xuất vài trăm nghìn liều một tháng và cuối cùng là gia tăng lên mức vài triệu liều vào đầu năm tới”.

Ông Manturov cho biết thêm, một nhà phát triển đang chuẩn bị công nghệ sản xuất tại 3 địa điểm ở miền trung nước Nga.

Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển Nga (RDIF) Kirill Dmitriev, nơi cấp vốn cho các cuộc thử nghiệm, cho biết, ông hi vọng việc cấp phép chính thức cho vaccine sẽ hoàn thành trong vòng 10 ngày tới: “Nếu điều này xảy ra, chúng tôi sẽ về trước không chỉ Mỹ mà còn các nước khác. Đó sẽ là vaccine đầu tiên được đăng ký”.

Cập nhật 7h ngày 4/8: Số ca nhiễm Covid-19 và tử vong mới ở Ấn Độ cao nhất thế giới, WHO cảnh tỉnh toàn cầu, nói khẩu trang là biểu tượng đoàn kết

Cập nhật 7h ngày 4/8: Số ca nhiễm Covid-19 và tử vong mới ở Ấn Độ cao nhất thế giới, WHO cảnh tỉnh toàn cầu, nói khẩu trang là biểu tượng đoàn kết

TGVN. Ngày 3/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, bất chấp có những hy vọng mạnh mẽ về việc tìm ra một ...

Tin thế giới ngày 3/8: Khổ sở vì Mỹ, TikTok tính nước bỏ xứ ra đi, Philippines 'giãi bày' về Biển Đông, Trung Quốc định làm gì ở Ecuador?

Tin thế giới ngày 3/8: Khổ sở vì Mỹ, TikTok tính nước bỏ xứ ra đi, Philippines 'giãi bày' về Biển Đông, Trung Quốc định làm gì ở Ecuador?

TGVN. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc, TikTok, Hong Kong, Biển Đông, tình hình Syria và đại dịch Covid-19 là một số sự kiện quốc tế nổi ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (23/7-30/7): Giá vàng tiến thẳng mốc 2.000 USD, mức độ nguy hiểm của Covid-19, Mỹ vẫn khó đồng thuận về gói cứu trợ

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (23/7-30/7): Giá vàng tiến thẳng mốc 2.000 USD, mức độ nguy hiểm của Covid-19, Mỹ vẫn khó đồng thuận về gói cứu trợ

TGVN. Giá vàng tăng mạnh chưa từng thấy, Covid-19 kéo thương mại toàn cầu giảm 18,5%, bước đi cuối cùng của Airbus chấm dứt tranh chấp với ...

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Lượt đi bán kết Champions League mùa này khép lại với chiến thắng 1-0 của Borussia Dortmund trước Paris Saint-Germain tại Signal Iduna Park.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động