Tin tức ASEAN buổi sáng 13/10: Chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Trung Quốc, SEA Games 31 sẽ có thể thao điện tử?

Quang Đào
TGVN. Ngoại trưởng Trung Quốc thăm loạt nước Đông Nam Á; tấn công bằng mã độc tống tiền gia tăng... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày 13/10.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm loạt nước ASEAN

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã bắt đầu chuyến công du đến 5 nước Đông Nam Á, nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ then chốt, trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải đối đầu với đại dịch Covid-19 và những “đòn đánh” ngoại giao mới đây của Washington tới Bắc Kinh.

Tin tức ASEAN buổi sáng 13/10: Chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Trung Quốc, SEA Games 31 sẽ có thể thao điện tử?
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tham dự lễ ký kết FTA tại Phnom Penh. (Nguồn: Nikkei)

Từ ngày 11-15/10, ông Vương Nghị sẽ thăm chính thức Campuchia, Malaysia, Singapore, Lào và Thái Lan. Tuần trước, người phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mô tả chuyến thăm này là nhằm “làm sâu sắc hơn nữa hợp tác với ASEAN, đề cao chủ nghĩa đa phương và duy trì hòa bình và ổn định khu vực.”

Ngày 12/10, tại thủ đô Phnom Penh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cùng chứng kiến lễ ký kết chính thức Hiệp định Thương mại tự do Campuchia – Trung Quốc do đại diện chính phủ hai nước đặt bút ký.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc bao gồm 3 quốc gia sông Mekong. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, chuyến đi Đông Nam Á lần này của ông là "đòn phản công" của Trung Quốc, sau khi Mỹ tung ra các sáng kiến hỗ trợ mới cho các nước sông Mekong. Mỹ khẳng định các con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã làm tắc nghẽn dòng chảy ở hạ lưu, còn Bắc Kinh thì phủ nhận những tuyên bố này.

Các nhà quan sát cũng dự đoán, trong chuyến công du, Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ đề nghị cung cấp vaccine Covid-19 của Trung Quốc cho các nước ASEAN và thuyết phục các nước trong khu vực không theo chân Mỹ khi yêu cầu chọn bên.

(The Diplomat)

Mã độc tống tiền có chủ đích gia tăng tại Đông Nam Á

Trong một buổi họp báo qua mạng với một số phóng viên tại Khu vực Đông Nam Á, ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Kaspersky chia sẻ rằng, mô hình về mối đe dọa bảo mật máy tính đã thay đổi kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.

Ông Kamluk cũng chia sẻ về cách thức được tội phạm mạng sử dụng để bổ sung mã độc tống tiền vào kho vũ khí của chúng để đảm bảo nạn nhân sẽ phải trả tiền chuộc. Ông còn khẳng định các nhóm mã độc tống tiền hàng đầu thế giới đã bắt đầu hoành hành tại khu vực.

Trong số các dòng mã độc tống tiền khét tiếng, mã độc tống tiền Maze là một trong số mã độc tống tiền đầu tiên thực hiện những chiến dịch như vậy. Nhóm tin tặc đứng sau mã độc tống tiền Maze đã làm lộ dữ liệu của những nạn nhân từ chối trả tiền chuộc - không chỉ một lần. Nhóm này đã làm lộ 700 MB dữ liệu nội bộ trên mạng ở thời điểm tháng 11/2019 và còn cảnh báo thêm rằng, số tài liệu đã công bố mới chỉ bằng 10% lượng dữ liệu mà chúng đã đánh cắp.

(Kaspersky)

Tin tức ASEAN buổi sáng 13/10: Chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Trung Quốc, SEA Games 31 sẽ có thể thao điện tử?
eSports đã từng xuất hiện tại SEA Games 30.

SEA Games 31 sẽ có thể thao điện tử?

Trong buổi họp trực tuyến mới nhất, Thể thao điện tử (Esports) đã được nước chủ nhà Việt Nam và đại diện các quốc gia trong Hội đồng thể thao Đông Nam Á thống nhất đưa vào SEA Games 31.

Ngày 13/7, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án tổ chức SEA Games 31. Kỳ đại hội diễn ra tại Việt Nam vào năm tới sẽ có 36 môn thi đấu, được tổ chức tại 10 tỉnh. Các bộ môn eSports (thể thao điện tử), bộ môn đã được Việt Nam điền tên trước đó từ năm 2019 lại nằm trong những môn thể thao bị cắt giảm.

Liên đoàn thể thao điện tử châu Á (AESF) đã kêu gọi các thành viên tham gia chiến dịch đưa môn eSports vào chương trình thi đấu SEA Games 31 và nhận được sự ủng hộ của 9 quốc gia Đông Nam Á. Kết quả là đến buổi họp trực tuyến của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á (SEAGF) ngày 22/7, ông Trần Đức Phấn, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dụ‌c Thể Thao cho biết số bộ môn có thể nâng lên 40, và Esports nhiều khả năng sẽ được đưa vào thi đấu do Việt Nam có điều kiện tổ chức, có VĐV tham dự và từng giành huy chương tại kỳ SEA Games này.

Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng thì quyết định nâng tổng số bộ môn tại SEA Games 31 từ 36 đến 40 đã được thông qua. Trong cuộc họp trực tuyến mới nhất với sự tham gia của chủ nhà Việt Nam và đại diện các quốc gia trong Hội đồng thể thao Đông Nam Á, 4 bộ môn sẽ được bổ sung thêm vào SEA Games tổ chức tại Việt Nam sẽ là bowling, jiu jitsu, 3 môn phối hợp (triathlon) và cả thể thao điện tử Esports.

Quyết định chính thức sẽ được Hội đồng thể thao khu vực công bố trong cuộc họp trực tuyến quan trọng tổ chức vào tháng 11 tới đây, chủ nhà Việt Nam vẫn sẽ là nước chủ trì. Các bộ môn của Esports cũng sẽ được công bố vào thời điểm này.

(Strait Times)

Cập nhật tình hình Covid-19 tại Đông Nam Á

Tính đến rạng sáng ngày 13/10, các nước ASEAN ghi nhận thêm 8.745 ca nhiễm mới, nâng tổng ca mắc Covid-19 lên 788.178 ca, trong đó tổng số người tử vong là 19.215 ca.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì Covid-19 là Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia và Myanmar. Philippines vẫn dẫn đầu các nước thành viên hiệp hội về tổng số ca mắc bệnh.

Tại Singapore, nước này ngày 12/10 đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì virus SARS-CoV-2 sau nhiều tháng. Tuy nhiên, về cơ bản, đảo quốc sư tử vẫn kiểm soát khá tốt tình hình dịch bệnh.

Bộ Y tế Singapore cho biết trong ngày 12/10, nước này đã ghi nhận thêm 4 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 57.880 ca. Đây là số ca nhiễm mới tính theo ngày thấp nhất trong hơn 7 tháng qua tại Singapore kể từ ngày 4/3, khi có 2 ca nhiễm mới được ghi nhận

Indonesia là ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca tử vong mới cao nhất khu vực và bỏ xa các quốc gia khác, với tổng số 11.935 ca tử vong. Trong ngày 12/10, Indonesia ghi nhận 3.564 ca nhiễm Covid-19 mới.

Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 vào đầu tháng 11 tới trong bối cảnh nước này đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng y tế có thể dẫn đến suy thoái lần đầu tiên trong hơn hai thập kỷ qua.

Tại Malaysia tình hình đáng quan ngại hơn, nguy cơ làn sóng dịch mới đang hiện hữu. Riêng trong ngày 12/10, số ca mắc mới là 563, đưa tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên thành 16.220. Tổng cộng nước này đã có 159 người tử vong, 11.022 trường hợp khỏi bệnh và hiện còn 5.039 trường hợp đang phải điều trị.

Trong bối cảnh nước này đang chật vật đối phó với đợt dịch bệnh tái bùng phát, Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob thông báo từ ngày 14/10 - 27/10, Malaysia sẽ áp đặt một số hạn chế di chuyển tại thành phố Kuala Lumpur và bang Selangor lân cận

Tại Myanmar, dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng với việc nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Ngày 12/10 nước này ghi nhận 1.340 ca bệnh mới và 18 người tử vong vì virus SARS-CoV-2.

(TGVN/TTXVN)

Tin tức ASEAN buổi sáng 12/10: Bộ Tứ ảnh hưởng thế nào đến ASEAN? ASEAN tụt hậu về AI

Tin tức ASEAN buổi sáng 12/10: Bộ Tứ ảnh hưởng thế nào đến ASEAN? ASEAN tụt hậu về AI

TGVN. Họp nhóm Bộ Tứ ảnh hưởng thế nào đến ASEAN? ASEAN tụt hậu về AI so với thế giới... là những thông tin chính ...

ASEAN cam kết một khu vực không có vũ khí hạt nhân

ASEAN cam kết một khu vực không có vũ khí hạt nhân

TGVN. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc thay mặt các nước ASEAN phát biểu, ASEAN ...

Ngoại giao trong tuần: Hội nghị trực tuyến Quan chức Cao cấp ASEAN; phối hợp mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế

Ngoại giao trong tuần: Hội nghị trực tuyến Quan chức Cao cấp ASEAN; phối hợp mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế

TGVN. Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 5-10/10.

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động