TIN LIÊN QUAN | |
Khai mạc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) | |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương tại Lào |
Người lao động ở ASEAN đang bị kiệt sức
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019 đã công nhận kiệt sức là một hội chứng bệnh có thể chẩn đoán được, được đưa vào Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD-11). ICD là nền tảng cho việc xác định các xu hướng và thống kê những vấn đề liên quan đến sức khỏe trên toàn thế giới, và chứa khoảng 55.000 mã ký tự (code) cho các thương tích, bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong.
Theo đó, hội chứng này biểu hiện qua 3 giai đoạn gồm mất sức hoặc mệt lả; mất tập trung trong công việc hoặc cảm giác hoài nghi liên quan đến công việc; và cuối cùng là hiệu quả công tác chuyên môn giảm sút. WHO nêu rõ hội chứng "kiệt sức" ở đây đề cập cụ thể hiện tượng trong môi trường làm việc và không áp dụng với các lĩnh vực khác trong đời sống.
Một nghiên cứu gần đây của Savvy Sleeper về văn hóa làm việc tại 69 thành phố từ 53 quốc gia cho thấy, người lao động ở châu Á và Mỹ chịu mức độ kiệt sức cao nhất trong khi các thành phố ở châu Âu trải qua mức độ kiệt sức thấp hơn, ngoại trừ London và Istanbul.
Theo nghiên cứu, trong số 5 thành phố ở ASEAN được đánh giá, Manila là thành phố có nhiều người lao động bị ảnh hưởng bởi hội chứng kiệt sức nhất trong khu vực và xếp thứ 5 trên thế giới. Tiếp theo là Jakarta, đứng thứ 6 trên toàn thế giới do số lượng người lao động làm việc trên 48h/tuần cao, ít thời gian nghỉ phép (dưới 14 ngày) và phải chịu đựng tắc đường khi di chuyển từ đến văn phòng trong nhiều giờ.
Hà Nội xếp thứ 7 với mức độ căng thẳng cao và người lao động có xu hướng thích làm thêm giờ mà không bị bắt buộc. Ngược lại, Kuala Lumpur xếp thứ 13 trên toàn thế giới do phần lớn người lao động không ngủ đủ 7 tiếng/ngày.
Trong khi đó, Bangkok được coi là thành phố ít có hội chứng kiệt sức nhất tại ASEAN, đứng thứ 24/69. Người lao động tại thủ đô của Thái Lan vẫn phải chịu những căng thẳng nhất định do ít thời gian nghỉ phép, tắc đường triền miên và thiếu ngủ. Tuy nhiên, người lao động ở Bangkok ít chịu căng thẳng do công việc hơn các nước ASEAN khác.
Với việc 3 thành phố ASEAN đều đứng trong top 10, các nhà tuyển dụng cần phải đánh giá lại môi trường làm việc và sự hài lòng của người lao động, giúp họ thoải mái hơn trong công việc, giảm stress để đem lại năng suất làm việc cao hơn.
(ASEAN Post)
Diễn đàn đầu tư Anh-ASEAN có thể diễn ra?
Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Philippines Richard Graham cho biết, ông đã đề xuất với Thủ tướng Boris Johnson về việc tổ chức một diễn đàn đầu tư giữa Anh và 10 quốc gia thành viên ASEAN. Diễn đàn này sẽ là một dịp tốt để lãnh đạo Anh và ASEAN có thể ngồi lại với nhau.
Ông Graham cũng cho biết, diễn đàn có thể giúp ASEAN giới thiệu ngành công nghệ sáng tạo cũng như các loại hàng hóa và dịch vụ truyền thống tới thị trường Anh.
Chính phủ Anh hiện đang cố gắng đẩy mạnh và tăng cường quan hệ thương mại với nhiều quốc gia và khu vực khác nhau, trong bối cảnh nước này đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại độc lập trên toàn cầu khi Anh sẽ rời Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm nay.
(PNA)
| Tin tức ASEAN buổi sáng 18/2 TGVN. Chương trình liên kết doanh nhân nữ ASEAN-Nhật Bản, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 ảnh hưởng Đông Nam Á, ASEAN chung tay ... |
Interpol: ASEAN trở thành mục tiêu lớn của tội phạm mạng trong năm 2019
Theo báo cáo mới của Interpol, năm 2019, số lượng các vụ liên quan đến tội phạm mạng tại Đông Nam Á đã tăng vọt, bao gồm các vụ rò rỉ dữ liệu ở mức độ lớn, các cuộc tấn công do mã độc tống tiền (ransomware) và cướp tiền điện tử.
Trong báo cáo mang tên Đánh giá đe dọa số ở ASEAN 2020, cơ quan này còn tiết lộ, trong nửa đầu năm 2019, ở Đông Nam Á còn phát hiện ra nhiều vụ tấn công bằng botnet và các server comand-and-control (C2). Ngoài ra, các vụ lừa đảo trên mạng cũng gia tăng cả về số lượng và độ tinh vi.
Dữ liệu thu được từ các đối tác của Interpol cho thấy, Đông Nam Á hứng chịu 5% các vụ lừa đảo email doanh nghiệp (BEC) trên toàn cầu. Trong đó, Singapore và Malaysia ghi nhận các vụ BEC cao nhất trong các nước ASEAN (lần lượt là 54% và 20%).
Cũng trong nửa đầu năm ngoái, các cuộc tấn công bằng malware vào các ngân hàng ở Đông Nam Á cũng tăng lên 50% so với cả năm 2018. Ngoài ra, nhờ sự phổ biến của các đồng tiền ảo như Bitcoin, các vụ tấn công dữ liệu đòi tiền chuộc bằng tiền ảo và ăn trộm tiền ảo cũng đã tăng lên.
Đội phòng chống tội phạm mạng ASEAN ở Interpol kết luận báo cáo bằng cách tuyên bố sẽ tăng cường quá trình thu thập thông tin an ninh mạng để đối phó hiệu quả với những kẻ tội phạm trong khu vực, tăng cường hợp tác với các quốc gia, giúp họ trang bị tốt hơn trong cuộc chiến chống lại tội phạm mạng.
(Interpol)
Du lịch ASEAN gồng gánh vì thiếu khách Trung Quốc
Các nước ASEAN, vốn là địa điểm du lịch nổi tiếng đối với khách du lịch Trung Quốc, điêu đứng khi lượng khách Trung Quốc giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Để đối phó với thực trạng này, ngành du lịch ở nhiều nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mại như giảm giá vé máy bay, khách sạn và tăng thêm các tiện ích du lịch nhằm không những thu hút du khách trong khu vực, mà còn hướng tới du khách trong nước.
Tại Philippines, Chính phủ và các công ty du lịch đã phát động một chiến dịch mới dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Rodrigo Duterte. "Hãy đi cùng tôi và trở thành bạn đồng hành của tôi. Tôi sẽ đi du lịch vòng quanh Philippines", ông Duterte phát biểu trong một video quảng cáo du lịch.
Theo Tổng thống Duterte, đây là cách để Philippines đảm bảo rằng virus corona sẽ không gây rủi ro cho khách du lịch trong nước.
Ngoài ra, Philippines còn đưa ra chính sách giảm giá lên tới 50% tiền phòng khách sạn hay miễn phí bữa sáng... với khách du lịch trong nước.
Hãng hàng không lớn nhất Indonesia Lion Air đang có chính sách giảm giá vé lên tới 60% cho một số chuyến bay trong khu vực ASEAN.
Thái Lan, thị trường "hút" khách du lịch Trung Quốc lớn nhất Đông Nam Á, hiện đang cung cấp các gói đặc biệt cho người già trong nước. Còn Việt Nam, thị trường lớn thứ hai của khu vực với khách Trung Quốc sẽ miễn phí vé vào cửa cho một số điểm du lịch khi dịch bệnh kết thúc. Dự tính, dịch Covid-19 có thể khiến ngành du lịch Việt Nam mất từ 5,9 tỷ USD đến 7,7 tỷ USD trong 3 tháng tới.
(Reuters)
| Cuộc họp lần thứ 1/2020 Uỷ ban Điều phối Kết nối ASEAN TGVN. Ngày 18/2, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Cuộc họp đầu tiên trong năm 2020 của Uỷ ban Điều ... |
| Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam gặp song phương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Australia TGVN. Chiều 18/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath và Bộ ... |
| Hội nghị Nhóm làm việc Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN TGVN. Tối 18/2, trong khuôn khổ Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN 2020 (ADMM hẹp) được tổ chức tại Hà Nội, ... |