Tình hình Belarus: Giao trứng cho người, hiểm họa khó đoán

Phan Quân
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Sự can dự của Nga và Liên minh châu Âu (EU) vào tình hình chính trị nội bộ của Belarus có thể khiến bất ổn tại quốc gia Đông Âu vượt tầm kiểm soát. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
'Bão' ở Minsk và tương lai Belarus
Tình hình Belarus: 4 ngày 3 cuộc điện đàm với Nga, Minsk cảnh giác điều quân đến biên giới
1938-34-9-baichinh-belarus
Bà Svetlana Tikhanovsky và đương kim Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. (Nguồn: Telegraph)

Cuộc đối đầu giữa hai nhân vật chính trị hàng đầu đang khiến tình hình Belarus bế tắc.

Một bên là ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovskaya. Không chấp nhận thất trong cuộc bầu cử vừa qua khi tỷ lệ phiếu bầu chỉ vỏn vẹn 10,12%, bà đã kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình vào cuối tuần, ngày 10/8, trước khi sang nước láng giềng Lithuania lánh nạn. Theo bà, nếu các phiếu bầu được kiểm đúng cách, bà đã giành được sự ủng hộ từ 60 – 70%. Tuy nhiên, chừng đó áp lực rõ ràng là chưa đủ để khiến chính trị gia với 26 năm cầm quyền Alexander Lukashenko chùn bước.

Bên còn lại không ai khác ngoài đương kim Tổng thống Alexander Lukashenko. Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi với 80,1% số phiếu, song ông đã chẳng thể vui mừng được lâu: Các cuộc biểu tình nổ ra với sự tham dự của hơn 100.000 người, quy mô lớn chưa từng thấy kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, đã tạo ra áp lực chưa từng có và buộc ông phải tìm cách xoay sở.

Khác nhau là vậy, song cả hai nhân vật đều mong muốn giải quyết vấn đề thông qua sự trợ giúp từ bên ngoài. Tuy nhiên, sự lựa chọn này có thể để lại nhiều hệ quả khôn lường và dù kẻ chiến thắng là ai, người thất bại luôn là nhân dân Belarus.

Giao trứng cho người

Cụ thể, bà Tikhanovskaya đã tuyên bố thành lập Hội đồng Phối hợp để đảm bảo cho một quá trình chuyển giao, yêu cầu các chính phủ nước ngoài “giúp đỡ tổ chức đối thoại với các nhà cầm quyền Belarus”. Theo bà, các nhà chức trách phải thả tất cả những người đã bắt giữ, rút lực lượng an ninh khỏi đường phố, điều tra người ra lệnh trấn áp và tổ chức bầu cử một khi ông Lukashenko từ chức.

Tiếng nói của bà đã được Liên minh châu Âu (EU) lắng nghe. Ngày 14/8, các bộ trưởng EU đã nhất trí đưa ra danh sách những đối tượng ở Belarus phải chịu các vòng trừng phạt mới. Ngày 17/8, Đức ủng hộ việc mở rộng các biện pháp trừng phạt dành cho các dối tượng chỉ huy chiến dịch trấn áp người biểu tình.

Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp mặt trực tuyến về Belarus sáng ngày 19/8 (giờ GMT). Cuộc họp sẽ xem xét khả năng thiết lập quỹ giúp đỡ người bị trấn áp, tài trợ dự án tăng cường đa nguyên truyền thông, cải cách lực lượng cảnh sát, mở rộng trao đổi sinh viên và tạo điều kiện để người lao động Belarus tiếp cận với thị trường lao động khối.

Song những kịch bàn này chỉ xày ra một khi ông Lukashenko từ bỏ quyền lực, điều hiện tại khó có thể xảy ra khi ông đang nhận được sự hỗ trợ của Nga. Dù bất đồng Nga – Belarus còn đó và tình hình chính trị tại quốc gia Đông Âu tiếp tục bất ổn, song Moscow vẫn lựa chọn ủng hộ người đứng đầu Minsk. Chỉ trong vòng 4 ngày, hai nguyên thủ quốc gia đã điện đàm tới 3 lần.

Quan trọng hơn, trong các cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó, ông Putin khẳng định Nga không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của Belarus. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ thảo luận với Nga về Belarus khi thích hợp, cho rằng các cuộc biểu tình tại đây phần lớn diễn ra ôn hòa.

3726-1214681
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. (Nguồn: TASS)

Hiểm nguy rình rập

Tuy nhiên, trên thực tế, sự tham dự tích cực của các thế lực bên ngoài vào tình hình nội bộ của Belarus có thể để lại hậu quả khôn lường.

Đầu tiên, quốc gia này có thể trở thành “chiến trường” nơi Nga và EU, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối đầu. Sau cuộc điện đàm, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nhất trí rằng Belarus cần phải thể hiện sự tôn trọng đầy đủ đối với các quyền cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận và biểu tình hòa bình. Đồng thời, NATO cần duy trì cảnh giác và phòng thủ nghiêm ngặt, sẵn sàng đối mặt và ngăn chặn mọi hành động chống phá.

Ngay sau đó, phát biểu ngày 18/8, Tổng thống Alexander Lukashenko khẳng định đã điều các đơn vị vũ trang tới biên giới phía Tây nhằm đáp lại tuyên bố của nước ngoài về tình hình nội bộ Belarus. Ngày 16/8, điện đàm với người đồng cấp Belarus, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga “sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết”, thậm chí thông qua Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) từ thời Liên Xô, dù điều này chỉ xảy ra trong trường hợp có “các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài”.

Thứ hai, dù ông Lukashenko hay bà Tikhanovskaya ca khúc khải hoàn, niềm vui sẽ không kéo dài và Belarus sẽ sớm đối mặt nguy cơ bị chia rẽ. Trong trường hợp bà Tikhanovskaya chiến thắng, thách thức đến từ phe ủng hộ ông Lukashenko và Nga sẽ khiến người không có kinh nghiệm chính trị như bà gặp khó. Ngược lại, dù có sống sót sau cơn bão, quyền lực của ông Lukashenko sẽ suy yếu nghiêm trọng, trong khi phải vượt lực cản từ phe đối lập, phương Tây, tránh “lực hút” từ Nga.

Buồn thay, trong tất cả các kịch bản này, người thất bại vẫn luôn là người dân Belarus. Tuyên bố các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thông qua tại Nghị quyết 2625 (XXX) năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khẳng định các dân tộc đều có quyền tự do quyết định chế độ chính trị mà không có sự can thiệp từ bên ngoài và các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy việc hiện thực hóa quyền này. Tương lai của Belarus cần và phải được định đoạt bởi người Belarus; các thế lực bên ngoài, dù là Nga, Mỹ hay EU cần tôn trọng và thúc đẩy quyền, nguyện vọng đó.

Tin thế giới ngày 18/8: Trung Quốc tiết lộ giá vaccine Covid-19, ông Trump nói ông Biden sẽ bị 'át vía', bầu cử Belarus 'chiếm sóng' các thảo luận

Tin thế giới ngày 18/8: Trung Quốc tiết lộ giá vaccine Covid-19, ông Trump nói ông Biden sẽ bị 'át vía', bầu cử Belarus 'chiếm sóng' các thảo luận

TGVN. Trung Quốc tiết lộ giá vaccine Covid-19, Thái Lan khởi động tiến trình sửa Hiến pháp, ông Trump tự tin trước bầu cử là ...

Tình hình Belarus: Ông Lukashenko nêu điều kiện tổ chức bầu cử lại, Mỹ theo dõi chặt chẽ, Ukraine triệu hồi Đại sứ

Tình hình Belarus: Ông Lukashenko nêu điều kiện tổ chức bầu cử lại, Mỹ theo dõi chặt chẽ, Ukraine triệu hồi Đại sứ

TGVN. Hãng thông tấn RIA dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho hay, một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức ...

Tình hình Belarus: Thủ tướng từ chức, Tổng thống Lukashenko ra tuyên bố mới nhất

Tình hình Belarus: Thủ tướng từ chức, Tổng thống Lukashenko ra tuyên bố mới nhất

TGVN. Ngày 17/8, hãng Sputnik Belarus đưa tin Thủ tướng nước này Roman Golovchenko đã quyết định từ chức.

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/11.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động