Ông Samvel Shahramanyan, người đứng đầu “Cộng hòa Artsakh” tự xưng ở Nagorno-Karabakh đã ký sắc lệnh giải tán kể từ năm sau. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 28/9, chính quyền khu vực Nagorno-Karabakh thông báo, ông Samvel Shahramanyan - người đứng đầu “Cộng hòa Artsakh” tự xưng ở khu vực này đã chính thức ký một sắc lệnh giải tán tất cả các cơ quan nhà nước từ ngày 1/1 năm sau.
Tin liên quan |
Tình hình Nagorno-Karabakh: Mỹ cùng các đối tác giám sát chặt chẽ tình tình, nhận định về đóng góp của Nga |
Theo đó, nước cộng hòa tự xưng trên sẽ không còn tồn tại kể từ ngày được nêu trong sắc lệnh có hiệu lực.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cáo buộc Azerbaijan đang tiến hành chiến dịch “thanh lọc sắc tộc” ở Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, ông Pashinyan nêu rõ, không một người Armenia nào phải rời khỏi khu vực tranh chấp này trong những ngày tới.
Phát biểu tại cuộc họp nội các vào sáng ngày 28/9, Thủ tướng Pashinyan nhấn mạnh, cuộc di tản của người Armenia khỏi Nagorno-Karabakh vẫn đang tiếp diễn và trong những ngày sắp tới sẽ không còn người Armenia ở khu vực này. Theo nhà lãnh đạo Armenia, đây là hành động “thanh lọc sắc tộc” mà lâu nay chính quyền Armenia vẫn cảnh báo với cộng đồng quốc tế.
Trước tình hình trên, ông Pashinyan đã hối thúc cộng đồng quốc tế thực cùng lên án chiến dịch “thanh lọc sắc tộc” trên, đồng thời nhận định việc các nước không hành động ngăn cản là “đứng về phía” Azerbaijan.
Nagorno-Karabakh là một phần của Azerbaijan được quốc tế công nhận, nhưng phần lớn người sinh sống ở khu vực này là người Armenia. Sau cuộc xung đột năm 1994, vùng đất này và vùng lãnh thổ lân cận đã bị quân Armenia ly khai địa phương kiểm soát.
Trong cuộc giao tranh kéo dài 6 tuần năm 2020, Azerbaijan đã chiếm lại các khu vực lân cận và một phần Karabakh. Cuộc đụng độ này kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian, đồng thời Moscow đã triển khai khoảng 2.000 binh sỹ gìn giữ hòa bình tại Nagorno-Karabakh kể từ thời điểm đó.
Hôm 19/9, Baku đã phát động một chiến dịch quân sự ở Nagorno-Karabakh để giành quyền kiểm soát khu vực. Quân Azerbaijan đã nhanh chóng chọc thủng các vị trí phòng thủ, khiến quân ly khai Armenia nhanh chóng hạ vũ khí đầu hàng và ngừng hoạt động.
Theo thỏa thuận, Baku sẽ cho phép người dân Nagorno-Karabakh “đi lại tự do, tự nguyện và không bị cản trở”. Ngày 24/9, Azerbaijan đã mở Hành lang Lachin, tuyến đường bộ duy nhất nối Nagorno-Karabakh với Armenia.
Trong những ngày qua, hàng chục nghìn người đã rời khỏi khu vực do lo sợ bị đàn áp và thanh trừng sắc tộc. Theo thông tin từ phía Yerevan, đến nay có hơn 65.000 người, chiếm hơn một nửa dân số Nagorno-Karabakh, đã rời khu vực ly khai để đến Armenia.
| Tình hình Nagorno-Karabakh: Azerbaijan quyết ‘đến cùng’, Armenia lên tiếng, Mỹ và EU nói gì? Khu vực Nagorno-Karabakh trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Azerbaijan mở chiến dịch quân sự, tấn công vào khu vực có người Armenia ... |
| Lo ngại bị thanh lọc sắc tộc, 120.000 người Armenia tháo chạy khỏi Nagorno-Karabakh David Babayan, cố vấn của ông Samvel Shahramanyan, người đứng đầu "Cộng hòa Artsakh" tự xưng, ngày 24/9 cho biết người sắc tộc Armenia trong ... |
| Căng thẳng Nagorno-Karabakh: Chiến dịch quân sự của Azerbaijan khiến hơn 400 người thiệt mạng Chiến dịch quân sự chống khủng bố của Azerbaijan nhằm vào lực lượng ly khai người Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh trong ngày 19-20/9 vừa ... |
| Tin thế giới 25/9: Ukraine ‘tiêu diệt’ chỉ huy Hạm đội Biển Đen, Nga lo ngại về tình hình ở quốc gia này Budapest ra điều kiện để ủng hộ Kiev, diễn biến mới ở Nagorno-Karabakh… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua. |
| Tình hình Nagorno-Karabakh: Mỹ kêu gọi viện trợ nhân đạo sau vụ nổ kho nhiên liệu; nhấn mạnh việc bảo vệ vô điều kiện dân thường Vụ nổ tại kho nhiên liệu ở khu vực Nagorny-Karabakh khiến ít nhất 68 người thiệt mạng, 105 người mất tích và gần 300 người ... |