Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể và vai trò an ninh nội khối

Duy Quang
Việc Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) điều lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan đã giúp quốc gia Trung Á này ổn định trở lại sau những ngày đầu năm mới chìm trong các cuộc biểu tình, bạo loạn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) đã giúp Kazakhstan thoát khỏi tình trạng mất ổn định. (Nguồn: CSTO)
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) đã giúp Kazakhstan thoát khỏi tình trạng mất ổn định. (Nguồn: CSTO)

Kazakhstan luôn được coi là một trong những quốc gia hậu Xô viết ổn định nhất. Tổng thống đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev tiếp nhận cương vị tổng thống từ ông N.A. Nazarbayev từ tháng 3/2019 song trên thực tế ông N.A. Nazarbayev được cho là vẫn có ảnh hưởng rất lớn. Đất nước giàu dầu mỏ này đang phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất trong 30 năm: tình trạng bất ổn trong những ngày đầu năm mới.

Khi mọi việc dường như đã vượt quá tầm với, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã đề nghị CSTO giúp đỡ. Chủ tịch luân phiên của CSTO, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã chấp nhận yêu cầu hỗ trợ của ông Tokayev trong vòng vài giờ, sau một cuộc “tham vấn xuyên đêm” với sự góp mặt của đầy đủ lãnh đạo các thành viên tổ chức.

CSTO là gì?

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, Hiệp ước Warsaw, một liên minh gồm tám quốc gia xã hội chủ nghĩa và là câu trả lời của Liên Xô đối với NATO, đã giải thể. Chưa đầy một năm sau, Nga và năm đồng minh của mình trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ký Hiệp ước An ninh tập thể mới, có hiệu lực vào năm 1994.

Cho dù không sánh được so với Hiệp ước Warsaw, nhưng vào năm 2002, khi Trung Á trở thành khu vực địa chính trị phức tạp, với việc Mỹ đưa quân vào Afghanistan, Hiệp ước An ninh tập thể đã tự tuyên bố trở thành tổ chức CSTO, một liên minh quân sự toàn diện như ngày nay.

CSTO có trụ sở ở Moscow, ghế chủ tịch do các nước thành viên luân phiên đảm nhiệm và mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận. Các nước thành viên không được phép tham gia những liên minh quân sự khác, như NATO.

Ban đầu, tổ chức này có sáu thành viên gồm Nga, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Năm 1993, thêm ba nước tham gia là Azerbaijan, Gruzia và Belarus. Năm 1999, ba nước rời khỏi CSTO gồm Uzbekistan, Gruzia và Azerbaijan. Năm 2006, Uzbekistan gia nhập lại và năm 2012 lại rời khỏi tổ chức. Hiện nay, CSTO bao gồm sáu nước thành viên là Armenia, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.

Trong thập niên qua, tham vọng của CSTO đã phát triển, một phần là để đối phó với sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Á. Năm 2007, tổ chức này đồng ý thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình gồm 3.600 binh sĩ. Hai năm sau, CSTO thành lập một lực lượng phản ứng nhanh bao gồm 20.000 nhân sự tinh nhuệ, luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hiến chương của CSTO tạo cơ sở pháp lý cho phép các nước thành viên triển khai lực lượng quân sự tới lãnh thổ của nhau, đồng thời cho phép các thành viên mua vũ khí của Nga với giá ưu đãi, nhằm xây dựng một hệ thống phòng không chung. Tổ chức này cũng tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận chung. Lần gần nhất là các cuộc tập trận chống khủng bố vào mùa Hè và mùa Thu năm 2021.

Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên của Liên Xô (cũ) thành lập ngày 8/12/1991. CIS ra đời sau khi Liên Xô tan rã, các quốc gia thành viên dù đã tuyên bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, chính sách đối ngoại...

Hỗ trợ ổn định tình hình

Ngày 6/1, CSTO quyết định cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan. Trong đó, phần lớn là quân đội Nga với 2.500 lính được điều động với nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho sân bay Almaty, các cơ sở năng lượng chính và sân bay vũ trụ do Nga điều hành tại Baikonur.

Ngoài ra, Armenia cử 70 binh sĩ để bảo vệ các cơ sở quân sự quan trọng, quân đội Tajikistan cử 200 binh sĩ. Các nước thành viên còn lại gồm Belarus, Kyrgyzstan cũng cử binh sĩ sang.

Tạp chí Foreign Affairs nhận định, việc cử khoảng 3.000 lính gìn giữ hòa bình tới một quốc gia rộng lớn như Kazakhstan thì không phải là nhiều. Nhưng đây có thể được coi là một nước cờ ngoại giao phá cách của Tổng thống Tokayev khi ông có thể nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ từ CSTO.

Ngoài ra, đây là lần đầu tiên CSTO viện dẫn Điều 4 trong hiệp ước của tổ chức, có thể được kích hoạt trong trường hợp có cuộc tấn công chống lại các quốc gia thành viên, đe dọa đến sự an toàn, ổn định hoặc toàn vẹn lãnh thổ của họ. Điều 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO quy định các quốc gia thành viên “sẽ lập tức cung cấp hỗ trợ cần thiết, bao gồm cả biện pháp quân sự” cho một thành viên nếu họ yêu cầu.

Liên minh đánh giá đề nghị hỗ trợ của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev là chính đáng, do các sự kiện đang diễn ra tại nước này “đặt ra mối đe dọa thực sự với an ninh, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ” của quốc gia Trung Á, Tổng thư ký CSTO, đại tướng Stanislav Zas, cho biết.

Tuy nhiên, không phải đề nghị can thiệp nào của các nước thành viên cũng được CSTO chấp thuận. Liên minh từng từ chối điều lực lượng tới Kyrgyzstan để kiềm chế xung đột giữa hai sắc tộc Kyrgyz và Uzbek năm 2010, cũng như bác yêu cầu hỗ trợ của Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan tại khu vực Nagorno Karabakh mùa Thu 2020.

Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể và vai trò an ninh nội khối
Các binh sĩ Nga lên máy bay quân sự để đến Kazakhstan, tại một sân bay bên ngoài Moscow, Nga, ngày 6/1. Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức CSTO Stanislav Zas cho biết, sứ mệnh giữ bình hòa của khối này được khởi động theo yêu cầu của Tổng thống Kazakhstan Tokayev.

Theo thông tin được đăng tải trên website, lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO là đơn vị được chỉ định để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này. Đây thường là quân nhân, cảnh sát, lực lượng dân sự được huấn luyện đặc biệt, cùng các lực lượng và phương tiện do các nước thành viên cung cấp. Tổng số nhân viên gìn giữ hòa bình CSTO là 3.600 người.

CSTO cho biết khi thông báo triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan: “Nhiệm vụ chính là bảo vệ các cơ quan nhà nước và các cơ sở quân sự quan trọng, đồng thời trợ giúp lực lượng hành pháp Kazakhstan ổn định tình hình và khôi phục trật tự pháp luật”. Lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO còn có nhiệm vụ giám sát ngừng bắn và thỏa thuận ngừng bắn, tạo điều kiện đàm phán, chống bạo động, thúc đẩy nhân quyền, bảo vệ các cơ sở thiết yếu và đảm bảo việc tiếp cận viện trợ nhân đạo.

Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev nhấn mạnh, mục tiêu đầu tiên và trên hết của CSTO là tập trung vào đảm bảo an ninh và bảo vệ cơ sở hạ tầng quân sự cũng như dân sự, đồng thời hỗ trợ lực lượng hành pháp Kazakhstan đảm bảo trật tự đất nước.

Nằm giữa Nga và Trung Quốc, Kazakhstan là quốc gia không giáp biển lớn nhất thế giới, lớn hơn toàn bộ khu vực Tây Âu, nhưng dân số chỉ có 19 triệu người. Phong trào biểu tình, bạo loạn diễn ra ở Kazakhstan thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, bởi nước này được coi là một trong những quốc gia hậu Xô viết ổn định nhất, trở thành trụ cột cho ổn định chính trị và kinh tế tại khu vực Trung Á.

Đảm bảo an ninh nội khối

Với sự giúp đỡ từ lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO để bảo vệ cơ sở quân sự, nhà nước và xã hội, đồng thời hỗ trợ các lực lượng giữ gìn luật pháp và trật tự của Kazakhstan, hiện tại tình hình ở quốc gia Trung Á này đã ổn định trở lại. Tại một cuộc họp bất thường của CSTO, Tổng thống Tokaev tuyên bố, bạo loạn ở nước này là một âm mưu đảo chính, có sự tham gia trực tiếp của những kẻ khủng bố, bao gồm cả các tay súng nước ngoài.

Tổng thống Tokaev cũng gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhanh chóng cử lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO tới Kazakhstan, cảm ơn Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã kịp thời phối hợp về các thỏa thuận cần thiết, cũng như Tổng thư ký CSTO và lãnh đạo các quốc gia thành viên của tổ chức này đã kịp thời trợ giúp Kazakhstan. Theo ông, trong thời gian tới, hoạt động chống khủng bố quy mô lớn sẽ hoàn thành và sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO cũng sẽ kết thúc. Cụ thể, ông Tokaev cho biết, lực lượng này sẽ bắt đầu rút quân khỏi Kazakhstan từ ngày 13/1.

Với những gì đã thể hiện ở Kazakhstan, CSTO đã cho thấy được sự phối hợp nhuần nhuyễn từ các quốc gia thành viên khi có những động thái hỗ trợ lẫn nhau nhanh chóng trong những tình huống khẩn cấp, thể hiện vai trò trong việc bảo vệ an ninh của các nước thành viên nói riêng và cả khu vực nói chung.

Tình hình Kazakhstan: CSTO thông báo rút quân, chuẩn bị họp phiên đặc biệt, Tổng thống ra cam kết

Tình hình Kazakhstan: CSTO thông báo rút quân, chuẩn bị họp phiên đặc biệt, Tổng thống ra cam kết

Ngày 12/1, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) Stanislav Zas thông báo với Tổng thống Kazakhstan Kassym Zhomart Tokayev ...

Đàm phán an ninh: Nga nói khác biệt lớn, tuyên bố tiếp tục tập trận, cảnh báo Mỹ đừng coi nhẹ khả năng đối đầu

Đàm phán an ninh: Nga nói khác biệt lớn, tuyên bố tiếp tục tập trận, cảnh báo Mỹ đừng coi nhẹ khả năng đối đầu

Ngày 10/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đánh giá, cuộc đàm phán an ninh với Mỹ tại Geneva (Thụy Sỹ) là “chuyên nghiệp”, ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Doanh số xe Hyundai tháng 10/2024: Hyundai Accent tiếp tục dẫn đầu thương hiệu

Doanh số xe Hyundai tháng 10/2024: Hyundai Accent tiếp tục dẫn đầu thương hiệu

Tháng 10/2024, tổng doanh số của Hyundai đạt mức 7.639 xe. Accent và Creta đang là 2 mẫu xe chủ lực với doanh số lần lượt là 1.425 và 1.228 ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/11/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/11/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 16/11. Lịch âm 16/11/2024? Âm lịch hôm nay 16/11. Lịch vạn niên 16/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/11/2024: Tuổi Ngọ tài lộc nhiều niềm vui

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/11/2024: Tuổi Ngọ tài lộc nhiều niềm vui

Xem tử vi 16/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 16/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Madeleine Riffaud - nữ chiến sĩ vì hòa bình với trái tim nhân hậu luôn hướng về Việt Nam

Madeleine Riffaud - nữ chiến sĩ vì hòa bình với trái tim nhân hậu luôn hướng về Việt Nam

Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng những đóng góp và tình cảm to lớn mà bà Madeleine Riffaud đã dành cho Việt Nam.
HLV Xabi Alonso rời Leverkusen, thay Pep Guardiola vào cuối mùa giải 2024/25?

HLV Xabi Alonso rời Leverkusen, thay Pep Guardiola vào cuối mùa giải 2024/25?

Tương lai của HLV Xabi Alonso đã khá rõ ràng từ thời điểm này.
Sau 45 năm ngừng sản xuất, King Seiko đã trở lại, liệu có còn hấp dẫn?

Sau 45 năm ngừng sản xuất, King Seiko đã trở lại, liệu có còn hấp dẫn?

King Seiko là dòng đồng hồ Nhật Bản cao cấp một thời bị đưa vào quên lãng, nay quay lại và chinh phục cả thế giới.
Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Tổng chưởng lý Israel yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem xét lại nhiệm kỳ của Bộ trưởng An ninh quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir.
Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới ngày 14/11 đã kêu gọi bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan (Sudan).
Lý do đảng Dân chủ gửi 'tâm thư' cho Tổng thống Mỹ kêu gọi trừng phạt Israel

Lý do đảng Dân chủ gửi 'tâm thư' cho Tổng thống Mỹ kêu gọi trừng phạt Israel

Đảng Dân chủ kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh trừng phạt các thành viên trong chính phủ Thủ tướng Israel do động thái bạo lực tại Bờ Tây.
Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Bộ Ngoại giao Israel bác bỏ cáo buộc của HRW rằng lực lượng Israel đã cưỡng bức di dời người dân Gaza và hành động đó bị xếp vào "tội ác chống lại loài người".
Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tỷ phú Elon Musk, người có quan hệ chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Amir Saeid Iravani.
EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

EU có bước tiến lịch sử khi lần đầu tiên sử dụng ngân sách của khối để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí chung giữa các nước thành viên.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Phiên bản di động