TIN LIÊN QUAN | |
Hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam | |
Tỉnh Wakayama muốn tăng hợp tác du lịch, ngư nghiệp với Việt Nam |
Sáng ngày 26/4/2016, tại Nhà khách Chính phủ, số 2 Lê Thạch, Hà Nội, Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức “Tọa đàm tư vấn Nhật Bản” giữa các địa phương Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Bình, Tuyên Quang và Tiền Giang với Đại sứ quán Nhật Bản, Hiệp hội doanh nghiệp JBAV, Cơ quan xúc tiến thương mại JETRO, Cơ quan phát triển quốc tế JICA, Hiệp hội doanh nghiệp vùng Okinawa và một số tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản tại Việt Nam.
Mục đích của Tọa đàm nhằm tạo kênh trao đổi và cung cấp thêm thông tin về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt là các quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư, kinh doanh tại các địa phương, cũng như những định hướng, chương trình viện trợ, hợp tác phát triển của các tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản đối với các địa phương còn nhiều khó khăn của Việt Nam. Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và lãnh đạo các địa phương liên quan đã tham dự Hội nghị.
Toàn cảnh của buổit tọa đàm. |
Nhật Bản hiện là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư lớn thứ 2 và là đối tác thương mại lớn thứ 04 của Việt Nam; hiện có hơn 1500 công ty Nhật Bản tại Việt Nam (phía Bắc có 629 công ty) với 2883 dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 28,526 tỷ USD; Nhật Bản có 456 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng giá trị đạt 1,841 tỷ USD tại các địa phương Việt Nam. 3 tháng đầu năm 2016 đã có 68 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 345 triệu USD; hiện có 23 địa phương của Việt Nam ký văn bản hợp tác với các địa phương của Nhật Bản.
Phát biểu tại Tọa đàm, lãnh đạo các địa phương Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao và các đối tác Nhật Bản trong thời gian qua; mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các đối tác Nhật Bản nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Nagai đã tư vấn cho các địa phương về kinh nghiệm hợp tác với các đối tác Nhật Bản cũng như phương thức thu hút doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư làm ăn tại địa phương, trong đó cho rằng các nhân tố phát huy lợi thế so sánh của địa phương, sự quan tâm của Chính quyền địa phương và thông qua các doanh nghiệp Nhật Bản tại địa phương để quảng bá cho các doanh nghiệp Nhật Bản khác chính là các chìa khóa để các địa phương có thể hợp tác thành công với các doanh nghiêp Nhật Bản.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. |
Lãnh đạo các cơ quan kinh tế và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai bên là rất lớn; các địa phương Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giới thiệu quảng bá và thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch…; mong muốn các địa phương Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, nhất là về cơ chế, chính sách thông thoáng, minh bạch, cũng như sự chuẩn bị về đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản, nhất là khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào các địa phương Việt Nam; khẳng định vai trò chủ động, tích cực, năng động của chính quyền địa phương nhất là của lãnh đạo địa phương, là yếu tố quyết định đến việc thu hút đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Đại diện 6 tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ phát triển, đào tạo, xóa đói giảm nghèo cũng đã thông tin đến các địa phương những dự án, nhu cầu hợp tác với các địa phương nhằm tham gia đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong thời gian tới.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định nỗ lực và quyết tâm của Bộ Ngoại giao ủng hộ đồng hành cùng các địa phương trong tiến trình hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm tăng cường kết nối hợp tác hiệu quả, thiết thực với các đối tác hàng đầu, nhất là Nhật Bản, qua đó thu hút nguồn lực quan trọng đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Quan hệ kinh tế Việt – Mỹ: Điểm sáng và lực đẩy mới Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành điểm sáng; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trở thành lực ... |
Tích cực thảo luận về nội dung Hội nghị Ngoại vụ 18 Tại hội nghị “Tăng cường công tác ngoại vụ trong tình hình mới” tại Cà Mau ngày 11/3, Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) đã ... |
Thẳng thắn nhận xét về Đề án bồi dưỡng Nghiệp vụ đối ngoại Nhiều ý kiến đóng góp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại vụ địa phương trong giai đoạn tới tại Hội nghị tăng cường ... |