Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên Thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an

Chu Văn
Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tối 9/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên Thảo luận mở cấp cao trực tuyến với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế” do Thủ tướng Ấn Độ chủ trì.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)

"Thưa Ngài Chủ tịch,

Thưa Quý vị,

Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt từ Hà Nội và trân trọng cảm ơn Ngài Chủ tịch về sáng kiến tổ chức và chủ trì Phiên thảo luận mở đầu tiên của Hội đồng Bảo an về Tăng cường An ninh biển.

Mặc dù thế giới đang phải tập trung nguồn lực ứng phó với đại dịch Covid-19, song việc Hội đồng Bảo an thảo luận về chủ đề này có ý nghĩa chiến lược và hết sức thiết thực.

Việt Nam đặc biệt đánh giá cao, chia sẻ phương châm 5S của Ấn Độ khi tham gia Hội đồng Bảo an, đã và sẽ cùng Ấn Độ và các nước thành viên thúc đẩy đối thoại, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình và thịnh vượng chung trên thế giới.

Tôi xin cảm ơn các báo cáo viên về những phát biểu toàn diện, sâu sắc và thiết thực.

Thưa Ngài Chủ tịch và Quý vị,

Biển và đại dương là nguồn tài nguyên to lớn của nhân loại, là huyết mạch của giao thương quốc tế, cửa ngõ kết nối các quốc gia, châu lục và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc.

Nhận thức tầm quan trọng của biển và đại dương, các quốc gia đã hình thành những cơ chế hợp tác quan trọng, cả song phương và đa phương, ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã thực sự trở thành Hiến pháp của biển và đại dương, là khuôn khổ pháp lý quan trọng có tính toàn vẹn và phổ quát, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển, và là cơ sở cho hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức chung trên toàn cầu.

Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển. Những hoạt động khủng bố, tội phạm có tổ chức đang ngày càng mở rộng và tinh vi, phức tạp. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là nước biển dâng, ô nhiễm nhựa đại dương và suy thoái hệ sinh thái biển đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, lâu dài. Những hành vi đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế trên biển, thậm chí đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, làm ảnh hưởng đến hòa bình, hữu nghị, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, giao thương cũng như những nỗ lực chung xử lý các thách thức an ninh biển.

Bởi vậy, giữ gìn và tăng cường an ninh biển là lợi ích, là nhiệm vụ cấp bách và trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế.

Thưa Ngài Chủ tịch và Quý vị,

Là quốc gia ven biển, Việt Nam nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của biển cũng như những thách thức đặt ra đối với an ninh biển.

Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển để khai thác bền vững và có trách nhiệm các nguồn lợi từ biển phục vụ phát triển, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm xử lý tốt các vấn đề trên biển, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng trên các vùng biển.

Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong nỗ lực giải quyết các vấn đề an ninh biển, đóng góp tích cực vào duy trì môi trường hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở đó, chúng tôi xin nêu một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, các quốc gia và tổ chức quốc tế cần nhận thức toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về tầm quan trọng của biển và những nguy cơ đe dọa an ninh biển. Từ nhận thức, chúng ta chuyển hóa thành trách nhiệm và quyết tâm chính trị, củng cố lòng tin, xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa trong bảo tồn, sử dụng biển bền vững, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh biển; đồng thời ưu tiên nguồn lực và triển khai hiệu quả các chiến lược và pháp luật quốc gia để thực hiện mục tiêu này.

Thứ hai, an ninh biển là vấn đề toàn cầu nên cần có giải pháp toàn cầu; tiếp cận một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở hợp tác đối thoại và luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác song phương và đa phương, cả khu vực, liên khu vực và ở phạm vi toàn cầu nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển.

Việt Nam đề xuất thiết lập một mạng lưới các cơ chế, sáng kiến về an ninh biển khu vực do Liên hợp quốc điều phối để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hành động, kịp thời ứng phó với các thách thức chung trên toàn cầu.

Việt Nam đánh giá cao vai trò và đang tích cực tham gia các sáng kiến, cơ chế hợp tác thực chất trong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác về an ninh biển ở khu vực Biển Đông, giúp tạo diễn đàn đối thoại, xây dựng lòng tin, góp phần điều phối hợp tác về an ninh trên biển ở khu vực.

Việt Nam quyết tâm cùng ASEAN và Trung Quốc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời đàm phán xây dựng tiến tới đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982. Bên cạnh đó, Việt Nam kêu gọi các nước, các cơ chế đa phương, nhất là các cơ chế Liên hợp quốc, tiếp tục tăng cường hỗ trợ và quan tâm thích đáng đến khó khăn, lợi ích của các nước đang phát triển nói chung và khu vực nói riêng.

Thứ ba, chính sách, pháp luật và ứng xử của các quốc gia về các vấn đề trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển 1982.

Các quốc gia cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý theo Công ước Luật Biển, tôn trọng chủ quyền, lợi ích và các hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, và bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tránh có các hoạt động làm phức tạp tình hình, gây căng thẳng trong khu vực.

Thưa Ngài Chủ tịch và Quý vị,

Chúng tôi tin tưởng và mong muốn rằng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ phát huy vai trò, trách nhiệm hàng đầu trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tiếp tục đóng góp quan trọng, thiết thực nhằm bảo vệ và tăng cường an ninh biển.

Việt Nam luôn sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa thúc đẩy đối thoại, tạo dựng lòng tin để cùng cộng đồng quốc tế duy trì an ninh trên biển, phát huy những giá trị to lớn của biển, vì một tương lai hòa bình, thịnh vượng chung của nhân loại; vì hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế tất yếu của chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn!".

Việt Nam nêu ba đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với thách thức an ninh biển

Việt Nam nêu ba đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với thách thức an ninh biển

Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), tối ...

Thụy Sỹ viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam kít xét nghiệm Covid-19, máy thở và trang thiết bị, vật tư y tế

Thụy Sỹ viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam kít xét nghiệm Covid-19, máy thở và trang thiết bị, vật tư y tế

Phó Tổng thống Ignazio Cassis thông báo Chính phủ Thụy Sỹ quyết định viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam 500 nghìn bộ kít xét ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024 dẫn đầu là Crosstrek với doanh số bán ra đạt 181.811 chiếc, tăng 14,2% so với năm ...
Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025, đặt ra 24 mục tiêu, trong đó: 19 mục tiêu đã hoàn thành; 24 mục tiêu thực ...
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

'Chị dâu' - bộ phim Việt với sự xuất hiện của người mẫu Ngọc Trinh, diễn viên Việt Hương gia nhập câu lạc bộ doanh thu trăm tỷ sau 3 ...
Khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam

Khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam

Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, có diện tích hơn 30.000m2 nằm ở huyện Xaythany, Vientiane.
Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Ngày 9/1, ít nhất 28 binh sĩ thiệt mạng trong một cuộc tấn công tại miền Bắc Benin.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động