Công ước Liên hợp quốc về Luật biển sau 40 năm:

Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương

Phạm Quang Hiệu
Thứ trưởng Ngoại giao
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Báo Thế giới và Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu với tiêu đề: “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển sau 40 năm: Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 40 năm thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, UNCLOS ngày càng thể hiện vai trò và ý nghĩa quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, và thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về Đại dương từ ngày 27/6-1/7, tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về Đại dương từ ngày 27/6-1/7, tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

UNCLOS-“Hiến pháp của biển và đại dương”, 40 năm còn nguyên giá trị

Sau quá trình gần 30 năm pháp điển hóa và phát triển Luật biển, trải qua ba hội nghị Luật biển, trong đó hội nghị lần thứ ba kéo dài tới chín năm (1973-1982) với sự tham gia của hầu như tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, ngày 10/12/1982, UNCLOS đã được nhất trí thông qua. Bản “Hiến pháp về biển và đại dương” bao gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục, quy định một cách toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, không có biển hay gặp bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương.

Văn kiện không chỉ kế thừa các điều ước quốc tế về biển trước đó mà còn pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế cũng như những xu hướng phát triển mới của việc sử dụng và khai thác biển và đại dương. Sau Hiến chương Liên hợp quốc, với 168 quốc gia thành viên, UNCLOS được đánh giá là văn kiện pháp lý quan trọng nhất kể từ sau Thế chiến II.

Sự ra đời của UNCLOS đã hình thành nên một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. Công ước đã đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển và căn cứ cho các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển.

Đây cũng là lần đầu tiên chế định pháp lý về Vùng đặc quyền kinh tế được chính thức ghi nhận, giải quyết được sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia khi một mặt ghi nhận những đặc quyền cho quốc gia ven biển trong một số lĩnh vực, mặt khác vẫn đảm bảo một số quyền tự do cho tất cả các quốc gia.

UNCLOS yêu cầu các quốc gia thành viên phải chấp thuận sự điều chỉnh cả gói và không cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, ngoại trừ những tuyên bố cụ thể theo quy định của Công ước, bảo đảm việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Công ước.

Bên cạnh đó, với giá trị mang tính cốt lõi, toàn diện và bao trùm của bản “Hiến pháp của biển và đại dương”, UNCLOS còn là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc xây dựng các văn kiện pháp lý khác về biển và đại dương như Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa, sắp tới đây là văn kiện pháp lý mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các khu vực nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia (BBNJ) để điều chỉnh các hình thức hoạt động mới ở biển cả và đáy đại dương, hướng tới bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên chung của nhân loại.

Ngoài ra, UNCLOS cũng quy định cơ chế bắt buộc nhằm giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia trong giải thích và áp dụng Công ước. Theo quy định tại Phần XV của Công ước, khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia cần giải quyết một cách hòa bình, bằng các biện pháp do các bên lựa chọn như đối thoại, đàm phán, hòa giải… Nếu các biện pháp trên không đem lại giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS, cơ quan được thành lập bởi Công ước) hoặc tòa trọng tài, tòa trọng tài đặc biệt. Phán quyết của các cơ quan tài phán theo quy định của UNCLOS, đặc biệt là ITLOS và tòa trọng tài đã góp phần giải thích các quy định của Công ước, loại bỏ sự mơ hồ có thể bị lợi dụng để biện minh cho các yêu sách và hành động sai trái. Điều này giúp duy trì trật tự trên biển, bảo vệ mọi hoạt động sử dụng biển một cách hợp pháp và hòa bình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phục vụ phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới.

Sau một quá trình dài hình thành và 40 năm thực hiện, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ được vai trò và ý nghĩa phổ quát, toàn diện đối với các vấn đề về biển và đại dương trên toàn cầu. Cùng với sự phát triển của nhân loại, một trật tự dựa trên luật pháp ngày càng được củng cố và đề cao, trong đó, UNCLOS luôn giữ giá trị và tầm quan trọng hàng đầu.

Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương
Sau Hiến chương Liên hợp quốc, với 168 quốc gia thành viên, UNCLOS được đánh giá là văn kiện pháp lý quan trọng nhất kể từ sau Thế chiến II. Ảnh minh họa. (Nguồn: UN)

Việt Nam - Quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNCLOS

Với đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam luôn nhận thức rõ ràng vai trò và tầm quan trọng lớn lao của biển đối với hòa bình, an ninh và phát triển của đất nước. Việc tôn trọng và thực thi đầy đủ, có trách nhiệm các quy định của UNCLOS hoàn toàn phù hợp và nhất quán với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta từ trước đến nay. Đặc biệt, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) lần đầu tiên ghi nhận rõ ràng và đầy đủ vai trò của UNCLOS trong việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển.

Ngay từ quá trình thương lượng xây dựng văn kiện cho đến khi UNCLOS có hiệu lực, Việt Nam đã luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm, thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng vào một trật tự pháp lý mới về biển và đại dương. Việt Nam là một trong 107 quốc gia ký Công ước tại Montego Bay, Jamaica ngay sau khi văn kiện này được mở ký và là một trong những quốc gia phê chuẩn sớm, trước khi Công ước có hiệu lực.

Trong Nghị quyết phê chuẩn Công ước ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã khẳng định: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị sự quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

Là một quốc gia thành viên có trách nhiệm của Công ước, trong những năm qua, trên tinh thần tôn trọng và thực thi đầy đủ các quy định của UNCLOS, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, vận dụng các quy định của Công ước trong xác định các vùng biển và phân định ranh giới biển với các nước láng giềng, quản lý và sử dụng biển, đồng thời hợp tác với các nước trong các lĩnh vực biển phù hợp với các quy định của Công ước theo hướng bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, phục vụ phát triển bền vững.

Cách đây 10 năm, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012 nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác tài nguyên biển và quản lý các vùng biển, thềm lục địa, hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước Luật biển vào hệ thống pháp luật trong nước, tạo thuận lợi cho việc quản lý thống nhất về biển và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ban hành Luật Hàng hải năm 2015; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015… cũng góp phần hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý của Việt Nam về biển và đại dương, trên cơ sở các quy định của UNCLOS.

Trong quá trình triển khai đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả UNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng, trong đó luôn đề cao nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp. Các văn kiện phân định biển đã hoàn thành bao gồm: Hiệp định về phân định biển với Thái Lan ngày 9/8/1997; Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc 25/12/2000 và Hiệp định về phân định thềm lục địa với Indonesia ngày 26/6/2003.

Ngoài ra, UNCLOS còn là cơ sở quan trọng để Việt Nam triển khai các hoạt động hợp tác trên biển với các nước láng giềng như hợp tác khai thác dầu khí chung với Malaysia, hợp tác tuần tra chung trên biển với Thái Lan, hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Việt Nam và Malaysia cũng đã nộp Báo cáo chung về Ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý theo quy định của UNCLOS.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước. Việt Nam từng đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng và thành viên Hội đồng của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương. Việt Nam tham gia đầy đủ Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước được tổ chức hàng năm tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và luôn có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy thực thi hiệu quả Công ước; tham gia và có những đóng góp tích cực vào các hội nghị của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương; ủng hộ tăng cường hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và nâng cao vai trò của Tòa án Luật biển quốc tế; đóng góp đầy đủ niên liễm để các cơ quan nói trên có thể hoạt động hiệu quả.

Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương
PGS. TS. Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học (thuộc Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam), Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về Hải dương học Việt Nam trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật nhiệm kỳ 2023-2027.

Gần đây nhất, vào tháng 9/2022, Việt Nam đã lần đầu tiên có chuyên gia (PGS.TS Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học) trúng cử vào Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật, một bộ phận chuyên môn của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, cơ quan có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các khuyến nghị cho việc quản lý các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên phi sinh vật tại đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia.

Việc chuyên gia Việt Nam đắc cử trở thành thành viên của một Ủy ban quan trọng trong cơ quan được hình thành theo UNCLOS minh chứng cho sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực bền bỉ, đóng góp tích cực của Việt Nam tại các thể chế trong khuôn khổ Công ước với phương châm “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế tích cực và chủ động hiện nay, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến nổi bật, được cộng đồng quốc tế ghi nhận như việc cùng Phái đoàn đại diện 11 nước đồng sáng lập ra Nhóm các nước bạn bè của UNCLOS tại Liên hợp quốc, với hơn 100 nước thành viên; tham gia và có nhiều đóng góp có chất lượng trong các cuộc thảo luận đàm phán xây dựng văn kiện quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài phạm vi vùng tài phán quốc gia; tự tin thể hiện bản lĩnh và vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực có liên quan đến biển và đại dương.

Có thể thấy rằng, sau 40 năm kể từ khi được chính thức thông qua, UNCLOS vẫn giữ vẹn nguyên những giá trị tiến bộ, phổ quát, mang tính nền tảng cho các vấn đề về biển và đại dương trên toàn thế giới. Đóng góp vào quá trình phát triển của UNCLOS, Việt Nam luôn thể hiện tốt vai trò là một quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm của Công ước, luôn đề cao giá trị, tôn trọng và thực thi đầy đủ Công ước, đồng thời qua đó cũng khẳng định vị thế, vai trò, bản lĩnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chuyên gia: Tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông có ý nghĩa đối với thế giới

Chuyên gia: Tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông có ý nghĩa đối với thế giới

Ngày 18/11, Viện Á-Phi thuộc Đại học Hamburg (Đức) tổ chức hội thảo quốc tế về các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ...

Biển Đông có vai trò quan trọng với hoà bình, thịnh vượng toàn cầu

Biển Đông có vai trò quan trọng với hoà bình, thịnh vượng toàn cầu

Nhận định này được nhiều diễn giả, khách mời chia sẻ trong Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 ngày ...

Hướng tới COC hiệu quả, thực chất, không ‘chạy deadline’

Hướng tới COC hiệu quả, thực chất, không ‘chạy deadline’

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam (2007-2014) cho rằng, cần một COC đáp ứng được ...

UNCLOS - Khuôn khổ pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển [Kỳ I]

UNCLOS - Khuôn khổ pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển [Kỳ I]

Sẽ không hề phóng đại nếu nói rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) vượt trước thời đại trong việc thực hiện ...

Tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển và những ý nghĩa sát sườn đối với Việt Nam

Tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển và những ý nghĩa sát sườn đối với Việt Nam

Việc Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Bển đã góp phần đề xuất và thực hiện các quyết sách lớn ...

Bài viết cùng chủ đề

40 năm UNCLOS 1982

Đọc thêm

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động