Biển Đông có vai trò quan trọng với hoà bình, thịnh vượng toàn cầu

Minh Vương
Nhận định này được nhiều diễn giả, khách mời chia sẻ trong Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 ngày 16-17/11 tại Đà Nẵng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.21) Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là cơ hội để các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế có dịp gặp gỡ, trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm về nhiều khía cạnh liên quan đến Biển Đông. (Nguồn: Học viện Ngoại giao)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là cơ hội để các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế có dịp gặp gỡ, trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm về nhiều khía cạnh liên quan đến Biển Đông. (Nguồn: HVNG)

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là sự kiện thường niên quan trọng, được Học viện Ngoại giao phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước. Năm nay, Hội thảo quốc tế về Biển Đông kéo dài trong 2 ngày với 8 phiên thảo luận, 1 phiên dẫn đề, gần 40 bài tham luận và hơn 160 ý kiến bình luận.

Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường, Hội thảo năm nay với chủ đề “Biển hòa bình - Phục hồi bền vững”, đã tập trung thảo luận về vai trò trung tâm, kết nối của Biển Đông, cũng như giải pháp trước các thách thức. Sau đây là một số chủ đề lớn được học giả thảo luận tại Hội thảo lần này.

Biển Đông “tĩnh lặng tạm thời”

Đánh giá về tình hình Biển Đông và khu vực, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi bất ngờ, cục diện Biển Đông tương đối tĩnh lặng, song chỉ mang tính tạm thời.

Theo đó, tình hình an ninh khu vực và Biển Đông đang thể hiện ở hai cấp độ, một mặt liên quan giữa các nước ven Biển Đông, mặt khác liên quan đến cạnh trạnh giữa các nước lớn. Biển Đông chịu tác động bởi nhiều nhân tố như bối cảnh địa chính trị trên thế giới và khu vực, các tính toán của cường quốc và cạnh tranh các nước lớn. Những thay đổi địa chính trị trên thế giới, một số khu vực cũng như thực trạng quan hệ các nước lớn có thể kéo theo sự thay đổi về nhận thức, chính sách trong cách thức xử lý mối quan hệ với nước lớn từ phía các nước và tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU).

Đồng thời, các diễn giả khẳng định Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Ấn Độ… hay các tổ chức như EU đều chủ động đưa ra các chiến lược riêng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và khẳng định cam kết ngày càng tăng cường can dự tại khu vực.

Trong Phiên dẫn đề đặc biệt sáng ngày 16/11, theo Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle, Cố vấn quân sự cao cấp của Cơ quan đối ngoại EU, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng đối với EU về kinh tế, thương mại, tự do hàng hải và hàng không. Ông khẳng định rằng EU phản đối các hành động đơn phương, bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, cam kết giữ an ninh, xây dựng trật tự luật lệ trên biển, trong đó UNCLOS đặt ra khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.

Đồng thời, EU ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, kiến trúc khu vực dựa trên luật lệ, chủ nghĩa đa phương, an ninh thông qua Diễn đàn Khu vực châu Á (ARF), xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ràng buộc pháp lý và bảo đảm lợi ích của bên thứ ba. Theo ông, thời gian tới, EU sẽ triển khai sáng kiến “hiện diện tích hợp” trên biển tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Về phần mình, Quốc vụ Khanh Anne-Marie Trevelyan (Anh) đánh giá khu vực có vai trò quan trọng với Anh về kinh tế, thượng tôn luật pháp quốc tế và chuẩn mực về thương mại tự do, an ninh và ổn định. Đặc biệt, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm hoà bình và thịnh vượng toàn cầu. Anh công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là đối tác đối thoại mới nhất, và ủng hộ nỗ lực đảm bảo an ninh biển và nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu. Đồng thời, Anh sẽ đẩy mạnh hợp tác an ninh biển qua chương trình toàn diện nhằm tăng cường sự tự cường ở khu vực, thúc đẩy một Biển Đông vững mạnh, ổn định và an ninh.

Các diễn giả khẳng định Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Ấn Độ… hay các tổ chức như EU đều chủ động đưa ra các chiến lược riêng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và khẳng định cam kết ngày càng tăng cường can dự tại khu vực.

Xu hướng liên kết tiểu đa phương và đa phương

Các diễn giả và đại biểu cũng dành thời gian thảo luận về xu hướng liên kết tiểu đa phương và đa phương, trong đó gồm các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Một số ý kiến cho rằng hiện ngày càng xuất hiện nhiều cơ chế hợp tác giữa các nhóm nhỏ các nước, một phần do các thách thức nổi lên trong bảo đảm thực thi luật pháp quốc tế và hiệu quả hoạt động của thể chế đa phương hiện hành; một phần do tính linh hoạt, dễ dung hoà các quan điểm và lợi ích của các cơ chế này.

Mặc dù vậy, các học giả chưa thống nhất về tác động của các cơ chế hợp tác tiểu đa phương đối với vai trò trung tâm của ASEAN. Một số cho rằng các cơ chế như Bộ tứ (Quad) hay hợp tác tiểu vùng có thể bổ khuyết cho các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Tuy nhiên, cũng có đại biểu lo ngại các khuôn khổ tiểu đa phương có thể làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN.

Đáng chú ý, nhiều đại biểu đề xuất đã đến lúc các nước cần phát triển cơ chế “trấn an” và “bảo đảm” lẫn nhau, triển khai các hợp tác tiểu đa phương một cách cởi mở, minh bạch và bao trùm; tăng cường đối thoại giữa ASEAN với các nước đối thoại, tôn trọng nguyên tắc và vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực và hợp tác phát triển khu vực và tiểu vùng, cộng hưởng các chiến lược phát triển để bổ sung cho nhau chứ không mang tính loại trừ lẫn nhau.

(11.21) Tại Hội thảo lần thứ 14 tại Đà Nẵng, các diễn giả và đại biểu tham dự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông trong cấu trúc khu vực và thế giới, trao đổi về thực trạng Biển Đông cùng một số đề xuất đáng chú ý. (Nguồn: Học viện Ngoại giao)
Tại Hội thảo lần thứ 14 tại Đà Nẵng, các diễn giả và đại biểu tham dự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông, thực trạng hiện nay và nêu một số đề xuất trong quá trình xây dựng một Biển Đông vững mạnh, ổn định và an ninh. (Nguồn: HVNG)

Hai cột mốc then chốt

Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội thảo, các học giả đã tham dự phiên kỷ niệm 40 năm ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 và 20 năm ASEAN-Trung Quốc ký kết Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC).

Tại Hội thảo, đa số các ý kiến đều khẳng định tầm quan trọng, giá trị phổ quát của UNCLOS, bản “Hiến pháp của Đại dương”. Thực tế cho thấy sau 40 năm ký kết, nhiều vấn đề mới nảy sinh như bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học biển, biến đối khí hậu, sự phát triển của khoa học kỹ thuật… đang thách thức vai trò của UNCLOS. Tuy nhiên, giới học giả cho rằng các thách thức mới hoàn toàn có thể được giải quyết trong khuôn khổ pháp lý của UNCLOS và các hiệp định thực thi trong khuôn khổ UNCLOS. Đồng thời, các phán quyết của cơ quan tài phán cũng góp phần làm sáng tỏ cách giải thích và thực thi luật quốc tế.

Đồng thời, nhiều học giả đánh giá DOC là thành tựu quan trọng giữa ASEAN-Trung Quốc, cho thấy các bên có thể hợp tác để tìm kiếm điểm tương đồng vì mục đích chung, dù còn tồn tại khác biệt. Việc đạt được tuyên bố DOC có ý nghĩa khởi đầu cho nỗ lực chung, thúc đẩy hợp tác tại khu vực, là cơ sở cho quá trình tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong tương lai.

Thách thức và cơ hội

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận về những diễn biến gần đây tại Biển Đông như việc có nước, lợi dụng quy định thiếu rõ ràng trong luật quốc tế và các phát triển của khoa học công nghệ, đã triển khai các hoạt động ảnh hưởng tới quyền lợi của các quốc gia ven biển và trật tự trên Biển Đông.

Về những thách thức mới với an ninh biển thời gian gần đây, nhiều học giả cho rằng biển không phải là không gian tách biệt mà có mối liên hệ mật thiết giữa các không gian khác như đất liền, vùng trời, đáy biển, vùng đất dưới đáy biển và kết nối cả với không gian phi truyền thống như không gian mạng và khoảng không vũ trụ trong bối cảnh khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển.

Đây là những điểm mà các quốc gia trong khu vực cần tính tới trong việc thúc đẩy hợp tác để xây dựng những quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống đụng độ, từ đó đảm bảo an ninh và hoà bình trên biển.

DOC là thành tựu quan trọng giữa ASEAN-Trung Quốc, cho thấy các bên có thể hợp tác để tìm kiếm điểm tương đồng vì mục đích chung, dù còn tồn tại khác biệt. Việc đạt được tuyên bố DOC có ý nghĩa khởi đầu cho nỗ lực chung, thúc đẩy hợp tác tại khu vực, là cơ sở cho quá trình tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong tương lai.

Để thúc đẩy hợp tác và phục hồi bền vững, các học giả đánh giá cho rằng kinh tế xanh/kinh tế biển có vai trò ngày một quan trọng trong thúc đẩy sáng tạo, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, đối phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của nhiều quốc gia, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương.

Vì thế, nhiều quốc gia, cũng như tổ chức khu vực như EU hay ASEAN đều ưu tiên phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển hậu đại dịch Covid-19 nhằm thúc đẩy kết nối, đảm bảo chuỗi cung ứng và hồi phục kinh tế.

Tại Hội thảo, một số đại biểu chia sẻ rằng trong quá trình hợp tác triển khai phát triển kinh tế biển xanh, ASEAN và các đối tác cũng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như sự thiếu hụt khuôn khổ nền tảng hay thiếu nguồn lực tài chính. Đồng thời, tình hình tranh chấp trên Biển Đông chưa được giải quyết cũng sẽ là lực cản không nhỏ đối trong quá trình hiện thực hoá chiến lược kinh tế biển xanh.

Trên bình diện quốc tế, đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraine, cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc cũng tác động sâu rộng tới kinh tế toàn cầu trong nhiều lĩnh vực cụ thể như chuỗi cung ứng bán dẫn và ngành vận tải đường biển.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia và khu vực cần tăng cường tự chủ và độc lập, đa dạng chuỗi cung ứng, tăng cường dịch vụ cảng biển, vận tải biển, mở rộng hợp tác để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn nguồn cung vật liệu thô, bán dẫn, các khoáng chất quan trọng và công nghệ xanh và sạch. Đồng thời, các bên cần tận dụng thế mạnh để thúc đẩy hợp tác kinh tế và khuyến khích sự tham gia theo mô hình xã hội hoá với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp công và tư nhân.

(11.17) Các đại biểu, diễn giả tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: HVNG)
Các đại biểu, diễn giả tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: HVNG)
Mỹ 'không lay chuyển' cam kết với Philippines, khẳng định bảo vệ chuẩn mực quốc tế liên quan đến Biển Đông

Mỹ 'không lay chuyển' cam kết với Philippines, khẳng định bảo vệ chuẩn mực quốc tế liên quan đến Biển Đông

Mỹ khẳng định sát cánh cùng Philippines để bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế liên quan đến Biển Đông.

Chuyên gia: Tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông có ý nghĩa đối với thế giới

Chuyên gia: Tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông có ý nghĩa đối với thế giới

Ngày 18/11, Viện Á-Phi thuộc Đại học Hamburg (Đức) tổ chức hội thảo quốc tế về các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ...

Tổng thống Philippines: Chuyến thăm Palawan của bà Harris không làm tổn thương quan hệ với Trung Quốc

Tổng thống Philippines: Chuyến thăm Palawan của bà Harris không làm tổn thương quan hệ với Trung Quốc

Tổng thống Philippines đánh giá chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Palawan không "gây ra bất kỳ vấn đề gì" trong ...

Bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14

Bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14

Những nội dung được thảo luận tại Hội thảo cho thấy Biển Đông không phải là vùng biển đóng kín mà đóng vai trò trung ...

ASEAN-Trung Quốc mong muốn hướng tới một COC hiệu quả, thực chất

ASEAN-Trung Quốc mong muốn hướng tới một COC hiệu quả, thực chất

Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc nhân kỷ niệm 20 năm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó tái khẳng ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động