Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một nhân cách lớn

Nguyễn Đức Hùng
Đại sứ, cố vấn cao cấp Học viện Ngoại giao
Vinh dự được giúp việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại trong suốt hai nhiệm kỳ Đại hội XI và XII của Đảng, Tổng Bí thư đã để lại trong tôi và những đồng sự của tôi những ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một nhân cách lớn
Sáng 23/8/2017, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Nguồn: TTXVN)

Tôi thật may mắn và cũng thật vinh dự được giúp việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại trong suốt hai nhiệm kỳ Đại hội XI và XII của Đảng. Tổng Bí thư đã để lại trong tôi và những đồng sự của tôi những ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc về một con người vừa là Thủ trưởng nghiêm cẩn, lắng nghe và nhìn xa trông rộng trong công việc, lại cũng là người anh bình dị, gần gũi và bao dung trong đời thường.

Những phẩm chất và cốt cách đó của Tổng Bí thư đã tạo ra hiệu ứng có sức thuyết phục và truyền cảm hứng lan toả trong các chuyến thăm nước ngoài với nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước, với các tầng lớp nhân dân, kể cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Trong những chuyến đi viễn xứ của Tổng Bí thư, cốt cách khiêm nhường mà lịch lãm, cách ứng xử thẳng thắn mà chân thành của ông, thấm đậm hồn cốt văn hoá của dân tộc đã thực sự góp phần làm sáng tỏ đường lối đối ngoại "độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”; “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế". Được giúp việc Tổng Bí thư trong nhiều chuyến thăm nước ngoài, song có lẽ ấn tượng sâu sắc đối với tôi là chuyến thăm Indonesia và Myanmar của người đứng đầu Đảng ta (tháng 8 năm 2017).

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng ta đến với những người bạn láng giềng cùng chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng và diễn ra vào “đúng thời điểm” (như nhận xét của Ngài Ibnu Hadi, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam khi đó) các nước đang mong muốn đẩy mạnh mở rộng hơn nữa quan hệ với một Việt Nam mở cửa hội nhập năng động và một Việt Nam Đổi Mới.

Có lẽ sự trùng hợp về lợi ích quốc gia - dân tộc cùng với phong thái ứng xử khiêm nhường, chân tình của người lãnh đạo Đảng ta đã góp phần củng cố tiếng nói chung và tranh thủ được tình cảm quí mến chân thành của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Trong không khí gần gũi, thân tình Tổng thống Joko Widodo đã ân cần tự lái xe đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi tham quan khu vực Dinh Tổng thống; phải nặng nghĩa và ân tình với Việt Nam thật sâu sắc nên bà Megawati Sukarnoputri, Chủ tịch Đảng Dân chủ đấu tranh cầm quyền, con gái cố Tổng thống Sukarno mới xúc động nhắc lại những kỷ niệm được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh gần 60 năm trước trong dịp cùng người cha đi thăm Việt Nam.

Ở Myanmar, thái độ ân cần và cởi mở của Tổng thống Htin Kyaw, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi đối với Tổng Bí thư đã khiến cho không khí các cuộc tiếp xúc trở nên thực sự cởi mở, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau như giữa những người bạn quen biết từ lâu. Và quả thật trong số các nước Đông Nam Á thì Myanmar là nước mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quan hệ sớm nhất khi quyết định mở Văn phòng thông tin thường trú ở Rangoon năm 1947 đánh dấu sự mở đầu cho quá trình tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức sau này.

Chính không khí chính trị thuận lợi được tạo ra trong suốt chuyến thăm ở cả hai nước đã trở thành nền móng vững chắc để thúc đẩy mạnh mẽ và thực chất các mối quan hệ tin cậy chính trị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Indonesia và Myanmar.

Tác động của chuyến thăm không chỉ dừng lại ở các mối quan hệ song phương mà còn có ý nghĩa đa phương quan trọng trong bối cảnh khu vực đang kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN. Thông điệp của Việt Nam đưa ra trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Jakarta về những bài học thành công của 50 năm ASEAN, những thách thức và định hướng phát triển trên cơ sở các nguyên tắc “ độc lập, tự cường”, “đoàn kết, thống nhất ” với vai trò “ trung tâm ”và phương thức ASEAN - “ tham vấn và đồng thuận” đã thu hút sự quan tâm và chia sẻ rộng rãi của dư luận trong và ngoài khu vực.

Có lẽ thông điệp mà Tổng Bí thư muốn chuyển tải đã trùng hợp với lợi ích thiết thân của bạn bè trong và ngoài khu vực, lợi ích của hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Hầu hết các phương tiên thông tin đại chúng ở các nước ASEAN đều chia sẻ tư tưởng đoàn kết, thống nhất trong đa dạng và nhấn mạnh ý nghĩa các biện pháp hợp tác, liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư.

Cũng không phải ngẫu nhiên báo chí, các hãng thông tấn khu vực đều trích dẫn những nội dung cơ bản về liên kết kinh tế, vai trò trung tâm của ASEAN; đồng thời nhấn mạnh tư tưởng độc lập, cân bằng của ASEAN trong quan hệ với các nước lớn nêu trong bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Tầm vóc và ý nghĩa của chuyến thăm Indonesia, Myanmar của Tổng Bí thư Đảng ta góp phần khẳng định nhận định của Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò và vị thế quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao. Với Indonesia, chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử như đánh giá của lãnh đạo và dư luận sở tại bởi lẽ sau gần 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, các bạn đã phải vượt qua trở ngại to lớn về tâm lý và định kiến nặng nề sau sự kiện xẩy ra năm 1965 khi Đảng Cộng sản Indonesia (PKI) bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, lần đầu tiên mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm chính thức và đón tiếp ông với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia.

Điều đáng được ghi nhận là dù trải qua thăng trầm của lịch sử, các chính thể ở Indonesia có thể thay đổi với những xu hướng chính trị khác nhau song chưa bao giờ quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới này tỏ thái độ thù địch với đất nước và con cháu của Hồ Chí Minh.

Với Myanmar, chuyến thăm được dư luận và báo chí các phương tiện truyền thông đại chúng sở tại đánh giá là một “mốc lịch sử”, nâng cấp quan hệ lên tầm “đối tác hợp tác toàn diện”, góp phần mở ra những cơ hội mới cho sự hợp tác toàn diện giữa hai bên.

Với việc Việt Nam tham gia và hội nhập với ASEAN các nước Đông Nam Á đã vượt qua trở ngại về ý thức hệ, sự khác biệt về chế độ chính trị - xã hội để cùng nhau gắn bó vì lợi ích chung - hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước ta đến các nước láng giềng Đông Nam Á và các nước ngoài khu vực càng củng cố và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong đất nước Việt Nam Đổi Mới và đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ, góp phần nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một nhân cách lớn
Tổng thống Myanmar Htin Kyaw đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Nguồn: TTXVN)

Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ 21, thế giới đang chứng kiến những thay đổi dữ dội cả về địa - chính trị và địa - kinh tế. Cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia - dân tộc đang đến từ chiến lược an ninh và phát triển của các nước nhất là từ sự hợp tác và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, từ những mâu thuẫn xung đột về sắc tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ trên đất liền và trên biển giữa các nước… và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Trong điều kiện cụ thể của đất nước ngày nay, bản chất cốt lõi của ngoại giao Việt Nam đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên đề cập đến tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8/ 2016): "hoạt động đối ngoại đã làm nên nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" - mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người…”; và khẳng định tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (tháng 12/2021): “chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam” - một cách ứng xử phù hợp trong môi trường quốc tế với những biến đổi nhanh chóng và phức tạp mang tính chất bước ngoặt chưa từng thấy.

Trong bối cảnh đó, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Đó là kết quả sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kết quả của những nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị trong đó có phần đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại theo tinh thần và nguyên tắc chỉ đạo của “ngoại giao cây tre Việt Nam”.

Và một thực tế cần phải nhấn mạnh là sự đồng thuận xã hội được xây dựng vững chắc trên cơ sở lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng nói chung, vào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói riêng ngày càng được củng cố. Mạng xã hội đã lan truyền rộng rãi bài thơ về Tổng Bí Thư “Tôi sẽ làm tất thảy vì dân” (Tác giả: Nguyễn Tiến) trong đó có những câu từ mộc mạc mà chạm đến trái tim của mọi người dân nước Việt : “Bác thế đó giản đơn và thân thiết”, “ Sống trong dân chỉ biết vì dân”, “Bác thế đó nỗi niềm sâu bỏng cháy”, “Tôi sẽ làm tất thảy vì dân”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ một lần nhắc nhở rằng, “…cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ về mọi mặt, gần gũi và lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà cử tri và nhân dân giao phó”. Ông là một nhân cách lớn, lúc nào cũng đau đáu về Đảng, về nước, về dân cùng với nỗi bận tâm thường trực nói đi đôi với làm và như một lẽ tự nhiên Ông đã giành được trọn vẹn “lòng tin” của dân và sống trong “lòng dân”.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken thể hiện sự coi trọng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken thể hiện sự coi trọng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho thấy thể hiện sự coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Chiều ngày 15/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, với tinh thần phát huy những kết quả của 6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống ...

Khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Trung ương lần này là Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ, sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa ...

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. ...

Đọc thêm

U23 Nhật Bản lần thứ hai vô địch giải U23 châu Á

U23 Nhật Bản lần thứ hai vô địch giải U23 châu Á

U23 Nhật Bản bất ngờ mở tỷ số ở phút bù giờ, U23 Uzbekistan thực hiện không thành công quả phạt đền, nhìn U23 Nhật Bản vô địch U23 châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ và gặp mặt cộng đồng, sinh viên, hội hữu nghị và bạn bè ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong đào tạo tiếng Pháp cho lực lượng gìn giữ hòa bình và cán bộ ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại ...
VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bên vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bên vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

Ngày 03/05/2024, tại Đại học Ulsan Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động