TIN LIÊN QUAN | |
Bộ Tư pháp Mỹ: Không có bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump thông đồng với Nga | |
Mỹ : Kết quả điều tra Nga can thiệp bầu cử đã được chuyển tới Bộ trưởng Tư pháp |
Đến ngày 24/3, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã công bố những kết luận chính của bản báo cáo. Không có chấn động nào xảy ra, không một thông đồng nào giữa ông Trump và Moscow được tìm thấy.
Chờ đợi báo cáo đầy đủ
Những cáo buộc không còn bủa vây ông Trump, cho ông quyền tự do nhất định. Đến giờ vẫn chưa rõ Tổng thống Mỹ sẽ hành động như nào và chính sách của ông với Moscow có gì thay đổi.
Trong gần 2 năm, nhóm làm việc của Robert Mueller đã tiến hành điều tra. Một số người thân cận với ông Trump đã bị kết án nhưng không liên quan đến Nga mà vì các tội danh khác. Chính ông chủ Nhà Trắng đã nhiều lần chỉ trích đe dọa dừng cuộc điều tra. Đầu nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã sa thải James Comey - cựu Giám đốc FBI, người "khơi mào" cuộc điều tra mối liên hệ của Trump với Điện Kremlin.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller. (Nguồn: AP) |
Kết thúc cuộc điều tra của Mueller, hệ thống chính trị của Mỹ trở nên ổn định hơn. Rõ ràng là không có căn cứ xác đáng nào để luận tội, hơn nữa ông Trump còn nhận được sự tín nhiệm nhất định cho cuộc bầu cử năm 2020.
Tuy nhiên, nhiều người dân và chính trị gia Mỹ - trước hết là đảng Dân chủ - đã tỏ ra nghi ngờ bản báo cáo của Mueller. Tất cả đều chờ đợi bản cáo đầy đủ được công bố vì nó có thể chứa thông tin mật.
Công việc của Mueller đã thu hút sự chú ý của báo chí Mỹ và thế giới. Mỗi chi tiết nhỏ nhất của cuộc điều tra xuất hiện sẽ ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận trên trang nhất của các tờ báo và ảnh hưởng đến mối quan hệ Nga - Mỹ. Chẳng hạn như các cáo buộc dành cho 12 công dân Nga được công bố trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ ở Helsinki (Phần Lan) mùa Hè năm ngoái.
Tái khởi động một số vấn đề
Bản báo cáo đã khẳng định sự can thiệp của Nga không phải do thông đồng với ông Trump mà do chủ ý của Điện Kremlin. Mueller đưa ra hai dẫn luận để chỉ ra các nghi phạm là công dân Nga đã bị Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội. Một là, cáo buộc tấn công các máy chủ của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) để đi đến bước tiếp theo là công bố nguồn dữ liệu email lên trang Wikileaks. Hai là, hoạt động của các “nhà máy troll” nhằm mục đích hình thành luồng dư luận tiêu cực liên quan đến bà Hillary Clinton.
Vào cuối năm 2016, chủ đề thông đồng đã được các chính trị gia Mỹ tích cực sử dụng để ám chỉ kết quả bầu cử là bất hợp pháp, nhưng sau lễ nhậm chức của Tổng thống Trump, nó trở thành đòn bẩy mạnh mẽ gây áp lực lên Tổng thống và cơ quan hành pháp. Nếu trước đây, chỉ có các đại diện đảng Dân chủ buộc tội Tổng thống có quan hệ với Nga thì bây giờ đảng Cộng hòa có mọi cơ sở để buộc tội Nga tấn công nền dân chủ Mỹ mà không làm tổn hại hình ảnh của Tổng thống.
Câu hỏi lớn là làm thế nào để cải thiện quan hệ Nga - Mỹ sau khi công bố kết quả của báo cáo Mueller. Đến nay, phía Nga phản ứng với bản báo cáo rất dè chừng. Người đứng đầu Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Nga) Konstantin Kosachev cho rằng đây là cơ hội để "khởi động lại" một số vấn đề trong quan hệ song phương.
Hiện tại là lúc tái khởi động một số vấn đề song phương Nga - Mỹ?. (Nguồn: Reuters) |
Trên thực tế, tính đến kết quả của cuộc điều tra Mueller, vẫn có không nhiều lý do để lạc quan về mối quan hệ Nga - Mỹ, và triển vọng cũng có thể không mấy thuận lợi. Quan trọng là chủ đề thông đồng với Nga có sức nặng đến đâu trong nội bộ Mỹ và yêu cầu của giới tinh hoa chính trị Mỹ cao đến đâu đối với việc tiếp tục leo thang xung đột với Moscow.
Nếu chủ đề can thiệp bầu cử của Nga không đơn thuần chỉ là đòn bẩy tạo áp lực lên Tổng thống Trump mà còn mang những động cơ khác thì rõ ràng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ tiếp tục, và mối quan hệ Nga - Mỹ sẽ không thay đổi hoặc thậm chí xấu đi.
Vai trò của Quốc hội Mỹ
Điều rõ ràng là trong thời gian tới, những vấn đề cấp bách trong quan hệ Nga - Mỹ sẽ được giải quyết với chính quyền Trump, vai trò quan trọng khác thuộc về Quốc hội Mỹ.
Giữa tháng 3 vừa qua đã diễn ra một vài cuộc bỏ phiếu về các dự thảo luật đối với Nga. Nó được thông qua bởi đa số phiếu. Số phận tiếp theo của các dự luật và nghị quyết này sẽ là các thử nghiệm cho tương lai của mối quan hệ Nga - Mỹ.
Toà nhà Quốc hội Mỹ. (Nguồn: Getty Images) |
Nội hàm của các sáng kiến này bao gồm mệnh lệnh cho các cơ quan nhà nước khác nhau tiến hành điều tra. Ví dụ: hoạt động cá nhân của Tổng thống Vladimir Putin, cái chết của chính trị gia đối lập, cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov năm 2015 hay đánh giá khả năng tấn công quân sự qua không gian mạng của Nga.
Nếu các dự luật này được thông qua, các kết quả điều tra sẽ trở thành tiền lệ thích hợp để xác định quan điểm chính thức của Mỹ với các vấn đề của nước Nga. Các dự luật không nêu rõ mục đích điều tra cũng như các động thái tiếp theo sau đó.
Dẫu sao cuộc điều tra của Mueller kết thúc cũng là một lý do tốt để "khởi động lại" dù chỉ là một tiến trình nhỏ trong quan hệ Nga - Mỹ.
Mỹ: Phụ tá của Tổng thống Trump bị tố có liên hệ với WikiLeaks Ngày 15/2, Văn phòng luật sư đặc biệt Robert Mueller lần đầu tiên tiết lộ rằng họ đã có bằng chứng về sự liên lạc ... |
Cựu Chủ tịch chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump bị phát hiện khai dối Ngày 7/12, nhóm các nhà điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller cáo buộc cựu Chủ tịch chiến dịch tranh cử của ... |
Hai cựu thân tín của Tổng thống Trump bị kết tội gì? Ngày 21/8, hai cựu thân tín của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Michael Cohen và Paul Manafort đã bị kết tội liên quan đến ... |